YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM

pdf
Số trang YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM 6 Cỡ tệp YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM 114 KB Lượt tải YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM 0 Lượt đọc YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM 0
Đánh giá YẾU TỐ MỸ THUẬT TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐIÊU KHẮC CỦA NGƯỜI CƠTU Ở QUẢNG NAM Cũng như các tộc người khác sinh sống trên dãy Trường sơn đại ngàn, người Cơtu phân bố ở hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế là nhiều nhất. Người Cơtu ở Tây Giang tỉnh Quảng Nam ngoài lao động nương rẫy hằng ngày, họ còn có lễ hội và đã in sâu trong tâm khảm của mỗi con người. Điều đó gọi nên một bản sắc. Nghệ thuật trang trí Gươl Cơtu là loại hình nghệ thuật độc đáo quy tụ được tất cả những gì được cho là tinh hoa nhất từ những người con ưu tú của núi rừng sâu thẳm. Gửi gắm nỗi niềm suy tư trăn trở hay khoảnh khắc thăng hoa bay bổng vào cái hồn của làng như là một niềm tự hào với tất thảy mọi người, để mỗi dịp lễ hội về không gian ấy bừng lên sức sống. Chính nơi đây, chốn linh thiêng nhất của làng cũng là tượng trưng cho sức mạnh cộng đồng, Gươl cùng cột lễ với những hình tượng, hoa văn được trang trí với màu sắc thể hiện phong phú đặt đúng chỗ quyện vào chất men rừng lan tỏa. Mỗi hình hài tác phẩm là một thân phận, một tâm trạng như hòa theo nhịp cồng chiêng vút lên điệu tung tung ya yá đến vô cùng. Điêu khắc Gươl Cơtu chỉ gợi chứ không tả. Từng nhát đục vẹn nguyên như hơi thở. Người nghệ sĩ làng lao động tận hiến cho vốn văn hóa đặc sắc ấy ngày thêm bền chặt như tạc vào dãy Trường Sơn một niềm tin, một sức mạnh cộng đồng trường tồn mãi mãi. Chính những đôi tay chắc khỏe như gỗ rừng vẫy vùng dọc ngang khắp nương rẫy lại có dịp chuyển tải những cung bậc qua từng nhát đục. Điêu khắc của người Cơtu có chút hoang dã của núi rừng, chút bồng bềnh của mây pha lẫn chút điệu đàng như dòng Avương ngời nắng. Trong đời sống của người Cơtu, Gươl là nơi quần tụ, là linh hồn của làng nên Cột chính cũng là linh hồn của Gươl, được trang trí với những con vật gần gũi được cách điệu và những con vật thiêng. Ngoài vách lửng với những hình người thổi khèn, thiếu nữ múa hay cảnh săn bắt đã gây nên một xúc cảm lớn. Dường như điêu khắc của người Cơtu “dửng dưng” với mọi sự đổi thay hằng ngày với phong cách và sự thể hiện của những nghệ sĩ miền xuôi. Cái “dửng dưng” ấy là đáng quí và cần được bảo tồn. Không lẫn lộn, không pha tạp, đó là cả một ý thức gìn giữ cho mai sau. Gươl của người Cơ tu cũng như nhà Dài của người Êđê, nhà Rông của người Bana. Chính sự linh thiêng ấy đã làm cho điêu khắc Gươl của người Cơtu càng thêm kỳ bí được mọi người trong giới nói riêng và những người làm công tác văn hóa nói chung quan tâm. Một trại sáng tác điêu khắc cho người Cơtu do Trung tâm New Space Art Foundation tổ chức ở huyện Nam Đông - Huế là một minh chứng. Lên Tây Giang - Quảng Nam trong mùa lễ hội, từng nhịp cồng chiêng mời gọi, những khuôn ngực căng tròn như tiếng chim rừng gọi bạn - thiếu nữ Cơtu say điệu tung tung ya yá như vũ khúc dâng trời, gặp nghệ nhân KêTic trổ tài mới cảm nhận hết được nơi đại ngàn ẩn chứa biết bao điều cần khám phá. Cùng với loại hình nghệ thuật khác, thì nghệ thuật điêu khắc của người Cơtu thực sự sống và xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên về mọi mặt của vùng đất này nhằm góp phần làm nên một Tây Giang rực rỡ với vốn văn hóa đặc sắc của mình trong lòng đất Quảng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.