Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons)

pdf
Số trang Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons) 3 Cỡ tệp Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons) 217 KB Lượt tải Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons) 0 Lượt đọc Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons) 32
Đánh giá Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons)
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 XU HƯỚNG XÂY DỰNG KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG (LEARNING COMMONS) S NGUYỄN MINH HIỆP, BA. MS. GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM máy tính. Tiến trình số hóa trong những thư viện bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tư liệu, đến ấn phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo, và cuối cùng là sách in. ự bùng phát tài nguyên điện tử, công nghệ web, và năng lực số hóa thông tin in ấn, âm thanh, và nghe nhìn đã làm cách mạng hóa quan niệm về thư viện. Thư viện ngày nay được quan niệm là sự kết hợp những đối tượng vật chất được tiếp cận trong không gian vật chất, với đối tượng điện tử hiện hữu trong không gian điện tử và có thể được truy cập từ hầu như khắp mọi nơi. Cụ thể hơn, thư viện của hôm nay là sự kết hợp tài nguyên bao gồm không những tài liệu in ấn truyền thống, mà còn có cả sách điện tử và tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, và những bộ sưu tập điện tử do thư viện xây dựng hay do nhà thầu cung cấp từ bên ngoài. Rõ ràng thư viện như thế là bao gồm giữa thư viện truyền thống dựa trên tài liệu in ấn với thư viện điện tử thuần túy. Mục đích thư viện, kết nối con người với thông tin họ muốn có, là không thay đổi; nhưng phương thức để đạt đến mục đích đó thì luôn thay đổi. Một thay đổi quan trọng trong thời đại của chúng ta là vai trò của dịch vụ thông tin (information services) trong mỗi thư viện trở nên quan trọng hơn nhiều so với công tác nghiệp vụ (technical services) bởi vì các thư viện ngày này là một sự liên kết trong những hệ thống thư viện (library systems) và những liên hiệp thư viện (consortium) cũng như kết nối với những mạng công cụ thư tịch (bibliographic utilities) để chia sẻ công tác nghiệp vụ. Đồng thời giá trị thư viện ngày nay được đánh giá từ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả một cách có hiệu quả như thế nào từ những nguồn thông tin ở khắp nơi thông qua việc sử dụng công nghệ mới. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, quan niệm “cách mạng hóa” về thư viện như được trình bày ở trên được mang một thuật ngữ quen thuộc – Thư viện số. Theo Joan M. Reitz (2005), thư viện số là một thư viện trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi phẩm), có phục vụ độc giả một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc được truy cập qua mạng máy tính được gọi là tài nguyên số. Tài nguyên số có thể là tài liệu nội sinh mà cũng có thể được truy cập từ xa qua mạng Trong thư viện truyền thống, phòng đọc và kho mở được ví như là không gian vật chất, là nơi phục vụ độc giả đọc và mượn trả sách và những tài liệu vật chất khác. Trong thư viện đúng nghĩa và hiện đại, tài nguyên số đã chiếm một tỷ lệ quan 2 BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011  Hỗ trợ dịch vụ đa phương tiện. trọng trong không gian điện tử do đó cần phải được phục vụ trong một không gian riêng trong thư viện gắn liền trong một nơi được gọi là learning commons (tạm dịch là không gian học tập chung). Hình dáng của một learning commons là sự kết hợp giữa phòng đọc thư viện với phòng máy tính gồm những trang thiết bị hiện đại, sảnh nghỉ ngơi, nơi để hội họp thảo luận nhóm trong một không gian riêng biệt. Nói chung là nơi để mọi người cùng nhau học tập trong một môi trường tiện nghi không gò bó như trong giảng đường hay thiếu những phương tiện học tập như trong một thư viện truyền thống. Learning commons là một không gian học tập mang tính cộng đồng nơi mà sinh viên có thể tụ họp lại, nghiên cứu có định hướng, học tập và thư giãn. Như là một mô hình học tập của thế kỷ XXI, nơi mà cán bộ thư viện cùng với chuyên viên thông tin cộng tác với chuyên viên quản lý đào tạo trong trường học và đội ngũ công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ cùng sự hỗ trợ trên phạm vi rộng. Từ việc truy cập cơ sở dữ liệu trực tuyến, nghiên cứu trên internet đến việc cộng tác với thầy giáo về những dự án có nghiên cứu tích hợp với công nghệ với việc sử dụng những trang thiết bị tin học (phần cứng, máy in, scanner, vv…). Ý tưởng xây dựng những learning commons trong thư viện được hình thành từ những nhà thư viện học Hoa Kỳ từ giữa thập niên 1990-2000. Những learning commons đầu tiên được xây dựng trong các thư viện ở Bắc Mỹ trong khoảng thời gian đó và hiện nay việc xây dựng learning commons là xu thế trong hầu hết các thư viện ngày nay trên thế giới. Đối với một trường đại học: Learning commons là một trung tâm dịch vụ tích hợp giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp nhận những hỗ trợ học thuật. Learning commons thường bao gồm tất cả những dịch vụ từ thư viện, từ những phòng kỹ thuật chức năng (phòng máy tính, sao chụp, in ấn, vv…), và ngay cả bộ phận tư vấn nghề nghiệp. Tuy nhiên, dịch vụ thực sự trong bất kỳ một trường đại học nào là được xác định bởi nhu cầu đặc thù của sinh viên trong cộng đồng địa phương đó. Những dịch vụ của learning commons tăng dần theo nhu cầu của sinh viên. Như vậy, Learning commons là nơi để học tập, nghiên cứu, tranh luận trí tuệ; truy cập tài nguyên học thuật và cung ứng kỹ thuật. Sinh viên, nhân viên và giảng viên được khuyến khích sử dụng những không gian này cho công việc chuyên môn, công việc học tập, và phục vụ học tập. Thông thường learning commons cung cấp những dịch vụ:  Những công tác thư viện bao gồm hướng dẫn thư viện, hỗ trợ nghiên cứu, mượn liên thư viện; Do đó, learning commons là một không gian học tập năng động tích hợp trong một thư viện với những bộ phận hỗ trợ học tập khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu, vv… Bằng cách kết hợp những dịch vụ thư viện, công nghệ, phụ đạo trong  Những trạm hỗ trợ công nghệ: máy tính, máy in, scanner, vv…, đọc sách điện tử và những gói phần mềm;  Hỗ trợ cung cấp những dịch vụ trực tuyến; 3 BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 cùng một tòa nhà thư viện, sinh viên sẽ dễ dàng tìm thấy tất cả những tài nguyên cần thiết phục vụ việc học tập và soạn thảo những bài khóa luận cũng như luận văn, luận án tốt nghiệp. Learning commons cung cấp những công cụ để tối ưu hóa những tiềm năng của sinh viên và những hoạt động nghiên cứu. sàng để đáp ứng nhu cầu khác nhau của sinh viên, cán bộ giảng dạy và học giả. Độc giả ngày nay có nhu cầu đa dạng hơn ngày trước. Sinh viên ngày nay cần phải có năng lực công nghệ cao và kỹ năng nhận biết thông tin tốt để sinh hoạt trong môi trường đại học phong phú. Mặt khác nhu cầu của đội ngũ giảng viên đối với tài nguyên và dịch vụ cũng thay đổi một cách nhanh chóng cùng với sự thay đổi của công nghệ. Learning commons cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu về dạy và học của mọi đối tượng độc giả. Trong một khía cạnh khác, learning commons được xem như là “mô hình tham khảo mới – new reference model” bao gồm một sự nhận biết nhu cầu gia tăng trong bộ phận độc giả thư viện không chỉ để định vị thông tin mà còn để thao tác thông tin đó. Ở Việt Nam, có nhiều thư viện sử dụng máy tính và những thiết bị hiện đại khác một cách thiếu đồng bộ và lãng phí. Nếu học tập cách xây dựng những learning commons thì hiệu quả phục vụ sẽ cao hơn, đồng thời đó cũng là những bước tiến đến đường hội nhập với cộng đồng thế giới. Cuối cùng, learning commons không phải chỉ có trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tốt, mà quan trọng hơn là cần phải có một đội ngũ cán bộ thư viện, những phụ tá thư viện, đội ngũ nhân viên hỗ trợ nghiệp vụ, và cả sinh viên bán thời gian. được huấn luyện tốt. Tất cả họ là những người sẵn Tài liệu tham khảo 1. BENETTS, SCOTT. The Information or Learning Commons. Which will we have? http://www.libraryspaceplanning.com/assets/resource/Information-or-LearningCommons.pdf 2. FRANKS, JEFFREY. Introducing Learning Commons Functionality into a Traditional Reference Setting.- Electronic Journal of Academic and Special Librarianship.- v.9 no.2 (Summer 2008) http://southernlibrarianship.icaap.org/content/v09n02/franks_j01.html 3. HARLAND, PAMELA C. Learning Commons: Seven Simple Steps to Transform Your Library. http://books.google.com.vn/books?id=9wl7t7xPQVsC&pg=PR13&lpg=PR13&dq=l earning+commons&source=bl&ots=eYCqnAb8Xm&sig=Y3Li7THMGpPDtECdvob uuwRwVXc&hl=en&ei=-4jDTuQM4SYiAe3mZSHDg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=6&ved=0CFAQ 6AEwBTgo#v=onepage&q&f=false 4. NGUYỄN MINH HIỆP. Cơ sở khoa học thông tin và thư viện. . TP. Hồ Chí Minh : Giáo dục, 2009. 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.