Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams

pdf
Số trang Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams 5 Cỡ tệp Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams 128 KB Lượt tải Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams 0 Lượt đọc Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams 18
Đánh giá Xây dựng mô hình “Không gian học tập chung” tại thư viện Đại học Roger Williams
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NHÌN RA THẾ GIỚI XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG” TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC ROGER WILLIAMS ThS Lê Thị Huyền Trang Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Giới thiệu chung viện của Trường được chia thành Thư viện Trung tâm và Thư viện Khoa Kiến trúc với 10 nhân viên làm việc toàn thời gian. Ngoài ra, Trường còn có Thư viện Khoa Luật, hoạt động tách biệt tại Khoa Luật. Đối tượng người dùng tin chính của Thư viện là hơn 3.840 sinh viên đại học, 813 học viên cao học đến từ 42 quốc gia trên thế giới và 209 giảng viên uy tín. Trong suốt hơn 50 năm phát triển, Thư viện Đại học Roger Williams luôn đổi mới, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển thành công mô hình “Không gian học tập chung” tại Thư viện Trung tâm, góp phần đưa Đại học Roger Williams trở thành một trong 10 trường đại học tổng hợp hàng đầu tại miền Bắc nước Mỹ do tạp chí U.S. News & World Report bình chọn. Ngày nay, với sự chuyển dịch từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, hoạt động thông tin- thư viện cũng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển chung. Việc đón đầu cũng như tích cực ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã làm thay đổi hoạt động thư viện theo hướng tự động hóa. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng tin và đem đến những cơ hội phát triển mới cho thư viện, đồng thời cũng đặt ra các thách thức trong việc xây dựng mô hình hoạt động hiện đại đáp ứng yêu cầu của đổi mới. Chính trong bối cảnh đó, xây dựng và phát triển thư viện theo mô hình “Không gian học tập chung” (Learning commons) đã 1. Bối cảnh hình thành mô hình “Không trở thành xu thế phát triển của nhiều thư viện trên thế giới, đặc biệt là trong hệ thống thư gian học tập chung” tại Thư viện Đại học Roger Williams viện trường học. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt Thuật ngữ “Không gian học tập chung động từ hình thức phục vụ truyền thống sang Learning commons” được sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào thập niên 90 của thế kỷ mô hình phục vụ mới “Không gian học tập XX, khởi điểm tại một số thư viện như: Thư chung” tại Thư viện Đại học Roger Williams viện Đại học Iowa (1992), Thư viện Đại học là kết quả của quá trình ứng dụng mạnh mẽ Nam California (1994)... Trải qua các mốc các thành tựu khoa học, đồng thời để đáp thời gian phát triển khác nhau, đến nay đã ứng những thay đổi về cơ cấu tổ chức không có hàng trăm mô hình “Không gian học tập gian cũng như những nhu cầu ngày càng đa chung” được xây dựng trên khắp thế giới, bắt dạng của người dùng tin. đầu từ hệ thống thư viện đại học và phát triển Thư viện Đại học Roger Williams (Thư đến hệ thống thư viện trường học. Trong viện RWU) là một trong những thư viện đó, mô hình “Không gian học tập chung” tại tiêu biểu trong việc tích cực ứng dụng các Thư viện Đại học Roger Williams là một ví công nghệ mới vào hoạt động, mang đến cho dụ. Thư viện Đại học Roger Williams, thuộc người dùng tin những dịch vụ hỗ trợ cần thiết Đại học Roger Williams, tọa lạc tại thành phố đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo với ven biển Bristol, tiểu bang Rhode Island. Thư xu hướng phát triển hiện đại. Không chỉ tự 34 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2016 NHÌN RA THẾ GIỚI động hóa quá trình mượn trả tài liệu bằng hệ thống phần mềm quản trị thư viện tích hợp, việc ứng dụng công nghệ sóng radio RFID đã giúp cho Thư viện có thể thực hiện mượn trả hoàn toàn tự động 24/24. Thêm vào đó, với sự hỗ trợ của hệ thống các thiết bị an ninh thư viện hiện đại như camera, cổng từ, việc tổ chức những không gian sử dụng tài liệu mở tại Thư viện trở nên đơn giản và mang tới hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Chính trong bối cảnh đó, việc tổ chức một mô hình hoạt động mới thay cho mô hình phục vụ truyền thống trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết mà thực tế đã đặt ra cho Thư viện RWU. Cùng với sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động, những thay đổi về cơ cấu tổ chức không gian phục vụ và nhu cầu của người dùng tin cũng là những yếu tố dẫn đến sự hình thành và phát triển của mô hình “Không gian học tập chung” tại Thư viện WRU. Vào cuối những năm 1990, Khoa Giáo dục của Trường đã được chuyển tới và đặt trụ sở tại Thư viện. Tiếp đó, năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, Trung tâm Phát triển học thuật của Trường cũng được quyết định chuyển lên tầng hai của Thư viện, cùng với khoa Giáo dục. Từ đó, sinh viên có thể nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn về các thuật ngữ khoa học cũng như rèn luyện kỹ năng viết ngay tại Thư viện. Trung tâm Phát triển học thuật cũng góp phần hỗ trợ các sinh viên khuyết tật - một trong những đối tượng người dùng tin đặc biệt của Thư viện. Đến năm 2002, thư viện RWU đã được Quỹ Champlin tài trợ kinh phí để xây dựng “Phòng máy tính” - thực chất là một khu vực máy tính mở. Tại thời điểm này, các giá tài liệu tham khảo được gộp lại và chuyển ra các góc của khu vực Tham khảo để dành chỗ cho “Phòng máy tính” với không gian mở này. Năm 2004, cựu sinh viên Mary Tefft White đã tặng trường một món quà rất ý nghĩa khi tài trợ xây dựng một trung tâm văn hóa hỗ trợ tổ chức các chương trình và sự kiện của Trường tại khu vực đặt các ấn phẩm xuất bản định kỳ ở tầng một của Thư viện. Vì thế, thư viện cần tiếp tục thay đổi để đáp ứng với thực tế - các ngăn xếp tài liệu đã được sắp xếp lại để lấy không gian cho hoạt động này. Cũng chính tại thời điểm này, lãnh đạo Nhà trường và Thư viện đều nhận thấy nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ, máy tính và không gian học tập của sinh viên tại khu vực tham khảo nói riêng và trong toàn bộ Thư viện nói chung ngày một tăng cao. Bên cạnh nhu cầu được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, sinh viên cần một không gian học tập thực sự với các trang thiết bị hiện đại để có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ và phát triển, đặc biệt là khi thực hiện các phương pháp học tập tích cực như: làm việc nhóm, tổ chức các buổi seminar, trao đổi thảo luận. Chính những thay đổi về không gian phục vụ và nhu cầu của người dùng tin đã góp phần tạo ra các yếu tố thuận lợi để Thư viện RWU quyết định hướng đến việc xây dựng và phát triển mô hình “Không gian học tập chung” - một mô hình hoạt động đa thành phần với mục tiêu tạo ra không gian học tập thực sự cởi mở và thuận tiện nhất cho người dùng tin. Năm 2007, Lãnh đạo Thư viện đã chính thức thông qua quyết định triển khai dự án “Không gian học tập chung” bằng chính ngân sách của Trường. 2. Thành phần cấu tạo chính của mô hình “Không gian học tập chung” tại Thư viện Đại học Roger Williams Dựa trên những kinh nghiệm và bài học rút ra khi tham quan thực tế 18 thư viện học thuật trong và ngoài khu vực, Thư viện RWU đã bắt đầu tiến hành chuyển dịch từ mô hình tổ chức và hoạt động truyền thống sang mô hình “Không gian học tập chung” vào mùa hè năm 2007. THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2016 | 35 NHÌN RA THẾ GIỚI - Khu vực phục vụ người dùng tin Dự án “Không gian học tập chung” đã xác định mục đích chính là cấu trúc lại “Khu vực phục vụ người dùng tin” của Thư viện theo hướng tổ chức nhiều dịch vụ công nghệ thông tin hơn trong khu vực này. Để hỗ trợ các dịch vụ cho người dùng tin, 4 cán bộ công nghệ thông tin của Khoa Hướng dẫn công nghệ và máy tính học thuật đã được chuyển đến làm việc tại tầng 1 của Thư viện. Khu vực tài liệu tham khảo đã được thay đổi hoàn toàn cả về độ cao và quy mô - 11 dãy sách tham khảo với chiều cao gấp đôi, tổng cộng hơn 1.200 mét dài được giảm một nửa. Quầy tham khảo đã được điều chỉnh như là một điểm dịch vụ tích hợp cả phục vụ tài liệu tham khảo và hỗ trợ công nghệ, đồng thời bố trí thêm 4 nhân viên mới. Ngoài ra, Quỹ Champlin Foundation đã trợ cấp cho trường 150.000 USD để xây dựng một Trung tâm Phát triển Công nghệ giảng dạy nhằm giúp các giảng viên tích hợp công nghệ vào chương trình giảng dạy của mình. Khi xác định đưa khoa học công nghệ trở thành một nguồn lực trọng tâm cần phát triển, Thư viện RWU đã quyết định tích hợp các điểm dịch vụ, tăng số lượng các máy tính trong thư viện từ bốn mươi lên hơn một trăm máy, và tiến hành cài thêm các phần mềm và phần cứng cần thiết cho sinh viên hoàn toàn tự do sử dụng trong Thư viện. Bên cạnh đó, khác với hình thức hoạt động cũ, trong “Không gian học tập chung”, các trợ lý hỗ trợ sinh viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Thư viện đã quyết định gộp các vị trí làm việc tại quầy lưu thông, quầy tham khảo và phòng máy tính trước đây vào một vị trí - gọi là trợ lý “Không gian học tập chung”. Tất cả các cán bộ được phỏng vấn và tuyển dụng cho vị trí sẽ được đào tạo đa chức năng để có thể vừa hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết vừa phục vụ mượn trả tài liệu, đồng thời giám sát và hỗ trợ người dùng sử dụng phòng máy tính. 36 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2016 Có thể nói, việc triển khai dự án “Không gian học tập chung” đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc của khu vực phục vụ tài liệu tham khảo của Thư viện. “Không gian học tập chung” đã tạo ra một môi trường tương tác giữa không gian ảo và không gian vật lý, nơi mời gọi và khơi nguồn cảm hứng học tập cho tất cả sinh viên tại Thư viện. Thay vì xây dựng những không gian phục vụ bạn đọc theo hình thức tổ chức các phòng hay các kho phục vụ khép kín thì với “Không gian học tập chung”, Thư viện RWU đã tổ chức các không gian phục vụ mở với việc thiết kế hệ thống mượn/trả tự động 24h và sự hỗ trợ của các cán bộ/ trợ lý thư viện. Không chỉ vậy, việc thiết kế các cụm máy tính được đặt linh hoạt cho phép người dùng tin có thể trực tiếp tra cứu đầy đủ các nguồn thông tin từ nội sinh của thư viện đến các thông tin trên mạng Internet. Việc xây dựng theo mô hình “Không gian học tập chung” đã giúp Thư viện RWU tạo ra một không gian tra cứu và sử dụng tài liệu ảo nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu thông tin ngày càng phong phú và đa dạng của sinh viên. Như vậy, khi đến với “Không gian học tập chung” tại Thư viện RWU, sinh viên sẽ được tiếp cận với đầy đủ các nguồn tin phong phú trong một không gian thoải mái và tiện nghi nhất. - Trung tâm Phát triển Công nghệ giảng dạy Ngoài sự thay đổi về Khu vực phục vụ bạn đọc, một trong những thành phần cấu tạo chính của “Không gian học tập chung” tại Thư viện RWU là “Trung tâm Phát triển Công nghệ giảng dạy” - Đây là thành phần mới so với mô hình hoạt động cũ của Thư viện. Trong khu vực này, Thư viện các kỹ thuật viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ giảng viên tích hợp công nghệ vào trong các bài giảng của họ. Các công nghệ đó bao gồm: Giảng dạy qua video (video conference), sản xuất video, hệ thống trình chiếu bài giảng, đồ NHÌN RA THẾ GIỚI họa, các thiết bị kỹ thuật số và hỗ trợ nâng hưởng trực tiếp tới chất lượng xây dựng và cao năng lực trình bày đa phương tiện. Không phát triển “Không gian học tập chung” tại gian phục vụ này của Thư viện cũng cho phép Thư viện RWU. các giảng viên tự do luyện tập và thực hành - Cơ cấu tổ chức nhân sự thuyết trình để nâng cao chất lượng bài giảng. Thành phần nhân sự chủ chốt của “Không - Phòng học điện tử và Trung tâm Văn hóa gian học tập chung” tại Thư viện RWU là Mary Tefft White sự kết hợp giữa cán bộ Thư viện và cán bộ “Phòng học điện tử” và “Trung tâm Văn Phòng công nghệ thông tin. Mặc dù mỗi hóa Mary Tefft White” là thành phần cấu tạo bộ phận đều có các đặc trưng khác nhau về quan trọng của mô hình “Không gian học chuyên môn và cách thức làm việc, nhưng tập chung” ở Thư viện RWU. Tại khu vực ban lãnh đạo Thư viện nhận thấy đây không Thư viện điện tử, người dùng tin có thể tự phải là vấn đề quá lớn. Việc phải có nhân do sử dụng máy tính và tiến hành làm việc viên có chuyên môn về máy tính học thuật và nhóm. Với Trung tâm Văn hóa Mary Tefft hướng dẫn sử dụng các công nghệ mới phục White - đây là một không gian mở, dành cho vụ trong Thư viện là hoàn toàn phù hợp và từ việc tổ chức các sự kiện hay các chương trình đó, các quan ngại về vấn đề công nghệ phục văn hóa phục vụ người dùng tin của Thư viện. vụ “Không gian học tập chung” đã được giải quyết nhanh chóng. Hiện nay, Thư viện Có thể khẳng định, khác với cấu trúc của có 10 cán bộ làm việc toàn thời gian, được mô hình thư viện truyền thống, “Không gian phân vào các vị trí: trợ lý “Không gian học học tập chung” với các thành phần mới đã đáp tập chung” làm việc ở Khu vực phục vụ bạn ứng đầy đủ các nhu cầu học tập phong phú đọc, cùng các cán bộ hỗ trợ và làm việc ở các của sinh viên với các trung tâm hỗ trợ thuyết khu vực của Trung tâm Phát triển công nghệ giảng, các phòng học đa phương tiện, hay giảng dạy, Phòng học điện tử và Trung tâm các khu hỗ trợ tổ chức sự kiện. Tại đây, sinh Văn hóa Mary Tefft White. viên có thể tham gia các lớp học đa phương Để đảm bảo việc chuyển dịch sang mô hình tiện dưới sự hỗ trợ của các giảng viên uy tín trong nhà trường. Như vậy, với việc xây dựng mới được thành công, một Ủy ban Dịch vụ và phát triển mô hình “Không gian học tập “Không gian học tập chung” đã được thành chung”, Thư viện RWU đã tạo ra một không lập bao gồm đại diện của tất cả các thành viên gian với các dịch vụ đa dạng hỗ trợ việc học làm việc trong tòa nhà của Thư viện. Ủy ban tập trong một môi trường tiện nghi, đáp ứng này được coi là công cụ để xây dựng nên một tốt nhất những nhu cầu của người dùng tin. đường dây thông tin liên lạc hiệu quả và thiết lập các chính sách cũng như các quy trình 3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và đào tạo cán cùng làm việc trong “Không gian học tập bộ thư viện trong mô hình “Không gian chung”. Ủy ban sẽ tiến hành họp hàng tháng học tập chung” tại Thư viện Đại học Roger để thảo luận các vấn đề đang được cán bộ và Williams người dùng tin quan tâm hoặc bàn về các dự Trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, án mới. Chính Ủy ban này đã đưa ra quyết yếu tố con người luôn đóng một phần quan định gộp các vị trí làm việc tại Quầy tham trọng vào quá trình phát triển cũng như kết khảo, Quầy lưu thông và phòng máy tính quả cuối cùng mà hoạt động đó đem lại. thành một vị trí là Trợ lý Không gian học tập Chính vì vậy, việc tổ chức và đào tạo cán chung (như mô tả ở trên). Bên cạnh đó, với bộ thư viện đóng một phần quan trọng ảnh việc thành lập Ủy ban Dịch vụ “Không gian THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2016 | 37 NHÌN RA THẾ GIỚI học tập chung”, Thư viện đã thiết lập một không gian làm việc hữu ích qua Blackboard để đăng các thông báo và các biên bản họp. Blackboard cũng cho phép cán bộ thư viện gửi thư điện tử đến toàn nhóm, đảm bảo tất cả cán bộ đều được thông báo. Thư viện cũng sử dụng Blackboard như một công cụ giao tiếp với các Trợ lý “Không gian học tập chung”. Ở đó, Thư viện đăng các lịch làm việc và các thông báo, và các cộng tác viên có thể sử dụng Blackboard để tìm kiếm người thay thế mình khi họ có việc bận không thể làm việc theo lịch. - Vấn đề đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu của mô hình “Không gian học tập chung”: Hiện nay, với việc ứng dụng mô hình “Không gian học tập chung”, số lượt sinh viên đến Thư viện đã tăng 27% so với trước đây. Mặc dù hiện tại Thư viện đã có nhân viên hỗ trợ học thuật và các cộng tác viên, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn và ứng dụng công nghệ. Vì thế, Thư viện RWU đã tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ làm việc trong “Không gian học tập chung” để họ có thể thành thạo trong quá trình xử lý các vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, do đặc trưng của “Không gian học tập chung” là tạo một không gian học tập cởi mở và thân thiện với người dùng tin nên các cán bộ thư viện bên cạnh việc được đào tạo về chuyên môn và khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, họ còn được thường xuyên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp với người dùng tin, khả năng thuyết trình và hướng dẫn thông tin. Đây được xem là những kỹ năng nền tảng của một cán bộ làm việc trong môi trường “Không gian học tập chung”. Ngoài ra, Thư viện cũng chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cộng tác viên, chủ yếu là sinh viên. Ban đầu, các cộng tác viên của Thư viện sẽ được giới thiệu về các chính sách và thủ tục, sau đó là đào tạo cá nhân theo mảng lĩnh vực tùy theo trách nhiệm của từng người 38 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2016 trong vòng 2 giờ đồng hồ. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệp đáp ứng những đổi mới trong quá trình xây dựng và phát triển “Không gian học tập chung” đã và đang là một trong những vấn đề trọng điểm được Thư viện RWU quan tâm chú trọng. Kết luận Như vậy, xây dựng thư viện theo mô hình “Không gian học tập chung” đã và đang dần trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của nhiều thư viện trên thế giới, trong đó có Thư viện Đại học Roger Williams. Việc phát triển “Không gian học tập chung” đã đem đến những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ cấu các thành phần chức năng cũng như tổ chức đội ngũ cán bộ của Thư viện. Có thể khẳng định, xây dựng và phát triển thư viện theo mô hình “Không gian học tập chung” chính là chìa khóa giúp Thư viện RWU đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phong phú của sinh viên. Đồng thời, góp phần tạo một không gian học tập thoải mái với việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ quá trình tự học tập và nghiên cứu, thu hút đông đảo người dùng tin đến với Thư viện. -------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Hiệp (2011). “Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning Commons)”, Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin, tr.2-4. 2. Benetts, Scott (2008). The Information or Learning Commons. Which will we have?, US: The Journal of Academic Librarianship, Volume 34, No. 3, p.183-185. 3. Browndorf, Margaret (2015). Student library ownership and building the communicative commons, Journal of Library Administration Feb. 2014: 77-93. Custom Journal, Feb. 2015. 4. Roger Williams University Libraries: http://library.rwu.edu
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.