Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam

pdf
Số trang Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam 3 Cỡ tệp Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam 228 KB Lượt tải Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam 5
Đánh giá Xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 XÂY DỰNG KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC CHI CỦA HỌ GAI (URTICACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM DƯƠNG THỊ HOÀN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, phân loại thực vật đang trở thành một ngành khoa học quan trọng. Tuy số lượng chi và loài không lớn so với một số họ thực vật khác nhưng Urticaceae là họ rất đa dạng và khá phức tạp về mặt phân loại. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo phân loại họ Gai (Urticaceae) ở Việt Nam. Để góp phần hoàn thành việc nghiên cứu phân loại họ này ở Việt Nam chúng tôi tiến hành xây dựng khoá định loại các chi của họ Gai ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô thuộc họ Urticaceae ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các viện nghiên cứu và các trường đại học như Phòng Tiêu bản Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU); Phòng Tiêu bản Đại học Dược Hà Nội (HNPI); Bảo tàng Thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Phòng Tiêu bản Viện Dược liệu, Bộ Y tế (HNPM); Phòng Thực vật Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (VMN),... 2. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp so sánh ìhnh thái, là phương pháp nghiên c ứu truyền thống, tuy đơn giản nhưng vẫn bảo đảm độ chính xác đáng tin cậy. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình nghiên cứu và lựa chọn hệ thống phân loại của Friis (1993). Chúng tôi xác định được hiện nay ở Việt Nam họ Gai (Urticaceae) có 4 tông và 21 chi. Khoá định loại của 4 tông và 21 chi thuộc họ Urticaceae ở Việt Nam như sau: 1a. Cây có lông ngứa. Hoa cái không có nhị lép.......................................Trib.1. URTICEAE 2a. Hoa cái đài rời 3a. Cây thân cỏ, lá mọc đối. Đài xếp lợp. Bầu thẳng, núm nhuỵ hình bút lông…...1. Urtica 3b. Cây gỗ, lá mọc cách. Đài xếp van. Bầu nghiêng, núm nhuỵ hình chỉ…..5. Dendrocnide 2b. Hoa cái đài dính thành ống 4a. Cụm hoa dạng bông kéo dài. Hoa cái đài 2-3 răng .................................4. Girardinia 4b. Cụm hoa dạng chuỳ hoặc dạng xim hay tán. Hoa cái đài xẻ 4 thuỳ 5a. Đài hoa cái có sừng ở lưng. Quả không có cánh.....................................2. Nanocnide 5b. Đài hoa cái không có gờ ở lưng. Quả có cánh...........................................3. Laportea 1b. Cây không có lông ngứa. Hoa cái thường có nhị lép (trừ chi Procris) 6a. Nang thạch dạng vạch. Núm nhuỵ hình bút lông hay hình móng ngựa, không có vòi nhụỵ......................................................................................Trib. 2. LECANTHEAE 7a. Núm nhuỵ hình bút lông 115 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 8a. Hoa cái không có nhị lép...........................................................................8. Procris 8b. Hoa cái có nhị lép 9a. Lá mọc cách 10a. Cỏ đứng. Hoa đực đài 4-5 cánh, nhị 4-5...........................................6. Elatostema 10b. Cỏ bò. Hoa đực đài 6 thuỳ, nhị 3...................................................11. Petelotiella 9b. Lá mọc đối 11a. Cụm hoa dạng đầu, có tổng bao dạng đĩa. Lá cùng cặp cái lớn cái rất nhỏ...........................................................................................................10. Lecanthus 11b. Cụm hoa dạng chuỳ hoặc dạng đầu không có tổng bao. Lá cùng cặp bằng nhau hoặc gần bằng nhau...........................................................................................9. Pilea 7b. Núm nhuỵ hình móng ngựa ở chóp bầu............................................7. Meniscogyne 6b. Nang thạch dạng chấm. Núm nhuỵ có nhiều hình khác nhau nhưng không có hình bút lông và hình móng ngựa, có vòi nhuỵ. 12a. Có lá kèm. Hoa đơn tính..............................................Trib. 3. BOEHMERIEAE 13a. Đài hoa cái còn tồn tại. Lá kèm nguyên hoặc xẻ 2 thuỳ 14a. Đài hoa cái mỏng và khô, bao hết quả và rời so với quả 15a. Vòi nhuỵ tồn tại trên quả 16a. Cây thân cỏ. Núm nhuỵ hình đầu............................................14. Chamabainia 16b. Cây bụi. Núm nhuỵ hình chỉ hay hình bàn chải 17a. Hoa cái đỉnh đài 2-4 răng. Núm nhuỵ hình chỉ..........................13. Boehmeria 17b. Hoa cái đỉnh đài 5 răng. Núm nhuỵ hình bàn chải............12. Archiboehmeria 15b. Vòi nhuỵ không tồn tại trên quả 18a. Cụm hoa dạng xim co thành dạng đầu, ở nách lá. Hoa đực có 4 nhị. 19a. Đài hoa ực đ không c ó gờ ở lưng. Bầu tiêu giảm có hình chuỳ hay thuôn...................................................................................................15. Pouzolzia 19b. Đài hoa đực có gờ ở lưng. Bầu tiêu giảm có lông len ............ 16. Gonostegia 18b. Cụm hoa dạng bông, mọc ở đỉnh cành. Hoa đực 2 nhị..........17. Neodistemon 14b. Đài hoa cái dày, bao không hết quả và dính vào quả 20a. Núm nhuỵ hình khiên. Quả bế bao bởi đế nạc.........................18. Oreocnide 20b. Núm nhuỵ hình bút lông. Quả bế không có đế nạc..............19. Debregeasia 13b. Đài hoa cái tiêu giảm hoàn toàn. Lá kèm xẻ 3 thuỳ..........................20. Maoutia 12b. Không có lá kèm. Hoa thường lưỡng tính...................Trib. 4. PARIETARIEAE ................................................................................................................ 21. Parietaria TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brummitt, R. K., 1992: Vascular Plant Families and Genera, 689-804, Royal Botanic Gardens, Kew. 2. Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB. KH & KT, Hà Nội, 1: 219-221; 840-842; 895-896, 2: 701-703. 116 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 3. Friis, I. B., 1993:The families and genera of vascular plant, 2: 612-630. 4. Gagnepain, F., 1929: Flore Générale de L’ Indo-Chine, 5: 828-921. 5. Heywood, V. H., 1993: Flowering plant of the world, 95-99. 6. Hutchinson, J. 1969: The families of flowering plants, 1: 40- 100; 202-203. 7. Nguyễn Tiến Bân, 1997: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB. Nông nghiệp. Hà Nội. 8. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, N XB. Nông nghiệp, Hà Nội, 2: 209-226. 9. Phạm Hoàng Hộ, 2000: Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh, 2: 581-607. 10. Takhtajan, A., 1996: Diversity and classification of flowering plants, 236-239. TAXONOMIC BASE FOR FAMILY URTICACEAE Juss. IN VIETNAM DUONG THI HOAN SUMMARY The Urticaceae family is not a large family in Vietnam flora but very diverse and complicated in classification. The family is distinguished, as follows: Leaves alternate or opposite, stipules present, rarely absent; leaf blades simple. Inflorescences cymose, paniculate, racemose, spicate, or cluster-capitate, usually formed from glomerules, sometimes crowded on common enlarged cuplike or discoid receptacle, rarely reduced into a single flower. Flowers unisexual (plants monoecious or dioecious), rarely bisexual in partial flowers; actinomorphic, very small, (1.)4- or 5-merous, rarely perianth absent in female flowers. Calyces absent. Perianth lobes imbricate or valvate. Male flowers: stamens as many as and opposite to perianth lobes, filaments inflexed in bud; anthers 2-locular, opening lengthwise, rudimentary ovary often present. Female flowers: perianth lobes free or connate, usually enlarged in fruit and persistent, occasionally absent; staminodes scarious, opposite to the perianth lobes, or absent. Ovaries rudimentary in male flowers, sessile or shortly stipitate, free or adnate to the perianth; 1-locular, ovules solitary, erect from the base; styles simple, or absent; stigmas diverse, capitate, penicillate-capitate (brushlike), subulate, filiform, ligulate, or peltate. Fruits usually a dry achene, sometimes a fleshy drupe, often enclosed by the persistent perianth. Seeds solitary, endosperms usually present; embryos straight; cotyledons ovate elliptical or orbicular. Based on system of I. Friis (1993), the Urticaceae with 4 tribes and 21 genera, genera in Vietnam are determined and distinguished. 117
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.