Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ

pdf
Số trang Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ 62 Cỡ tệp Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ 735 KB Lượt tải Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ 10 Lượt đọc Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ 49
Đánh giá Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 62 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ Chương trình Việt Nam-Đan Mạch Hợp tác phát triển về môi trường (DCE) 2005-2010 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CHĂN NUÔI QUY MÔ NHỎ TS. Lê Hoàng Lan, Tư vấn quốc gia ngắn hạn Tháng 7/2008 10/7/2010 1 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................4 1. TÓM TẮT NHIỆM VỤ ..........................................................................................................5 1.1. Giới thiệu .........................................................................................................................5 1.2. Mục tiêu ...........................................................................................................................5 1.3. Nhiệm vụ cụ thể ...............................................................................................................6 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI QUY MÔ NHỎ ....................................................................................................................................7 2.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam ....................................................................7 2.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020..............................................................9 2.3. Tình hình phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung trên toàn quốc ...............................11 3. HIỆN TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI THUỘC CÁC TỈNH THAM GIA HỢP PHẦN ..........................12 3.1. Tỉnh Hà Nam .................................................................................................................12 3.2. Tỉnh Bến Tre ..................................................................................................................26 4. ĐỀ XUẤT DỰ THẢO HƯỚNG DẪN LẬP BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM QUY MÔ NHỎ ...............................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................31 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................................32 MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................33 I. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................37 II. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH .........................................................................39 III. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG .........................................................42 IV. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................................................45 V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ...................................................52 10/7/2010 2 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ VI. CAM KẾT THỰC HIỆN ................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................62 10/7/2010 3 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AR BVMT CBM/EPC CPRGS CSC CSO DANIDA DCE DONRE EIA/ĐTM EMD GOV IO KHĐT/MPI KSÔN MDG M&E NGO NSEP NSTA PCDA PPSO PSO RDE SOE TCVN TĐ&ĐGTĐMT TNMT/MONRE UBND/PP UNDP WHO 10/7/2010 (Awareness Raising) Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường (Bản) Cam kết bảo vệ môi trường Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo Ban quản lý Hợp phần Văn phòng hỗ trợ Hợp phần Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch Chương trình Hợp tác phát triển về môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Đánh giá tác động môi trường Phòng Quản lý môi trường Chính phủ Việt Nam (Immediate Ojective) Mục tiêu cụ thể (Bộ) Kế hoạch và Đầu tư Kiểm soát ô nhiễm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ Giám sát và Đánh giá Tổ chức phi Chính phủ Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường Tư vấn ngắn hạn trong nước Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo Văn phòng hỗ trợ Chương trình cấp Tỉnh Văn phòng Hỗ trợ Chương trình Đại sứ quán Đan Mạch Báo cáo hiện trạng môi trường Tiêu chuẩn Việt Nam (Vụ) Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ) Tài nguyên và Môi trường Uỷ ban Nhân dân Chương trình phát triển Liên hợp quốc Tổ chức Y tế thế giới 4 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ 1. TÓM TẮT NHIỆM VỤ 1.1. Giới thiệu Việt Nam hiện đang phải đối diện với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nhằm giải quyết những vấn đề này, trong số đó có việc xây dựng các văn bản pháp quy và nâng cao năng lực quản lý môi trường ở các cấp. Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo” (PCDA) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ thông qua Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) đã và đang góp phần nâng cao năng lực quản lý môi trường ở cấp Trung ương và địa phương cũng như đề xuất xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, các hướng dẫn thực hiện và giải quyết các vấn đề môi trường liên quan. Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã dần dần trở thành thông lệ ở Việt Nam sau hơn 15 năm áp dụng các quy định về ĐTM theo Luật Bảo vệ môi trường. Hiện nay, theo quy định của Nghị định 80/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP, các cơ sở/trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn (từ 1000 đầu gia súc và 20.000 đầu gia cầm trở lên) phải thực hiện lập báo cáo ĐTM trước khi triển khai, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chăn nuôi. Cũng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các Nghị định nêu trên, các cơ sở quy mô nhỏ, kể cả quy mô hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi (còn gọi là các trang trại quy mô nhỏ cấp xã) không thuộc danh mục phải lập báo cáo ĐTM nhưng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường (CBM) - một hình thức báo cáo ĐTM đơn giản. CBM sẽ được đăng ký và được UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã được uỷ quyền cấp giấy xác nhận. Quy định này giúp đơn giản thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động của các chủ đầu tư cũng như thủ tục xét duyệt tại các cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền. Tuy nhiên, đây là quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, vì vậy việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng ở cấp địa phương, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Với sự trợ giúp của Chính phủ Đan Mạch thông qua Hợp phần PCDA, Vụ Thấm định và Đánh giá tác động môi trường (TĐ&ĐGTĐMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) dự kiến soạn thảo và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật lập CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ, loại hình sản xuất rất phổ biến tại nhiều tỉnh của Việt Nam, trong đó có 4 tỉnh tham gia Hợp phần PCDA. 1.2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Hỗ trợ Vụ TTĐ&ĐGTĐMT soạn thảo và hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật lập bản CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ. 10/7/2010 5 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ Mục tiêu cụ thể - Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa tại 4 tỉnh tham gia Hợp phần PCDA để thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết; Soạn thảo Hướng dẫn kỹ thuật lập bản CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ. Hướng dẫn này cần phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật ĐTM và đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam hiện hành; Trình nộp bản dự thảo Hướng dẫn cho Văn phòng quản lý Hợp phần (CMO), Vụ TĐ&ĐGTĐMT để tổ chức Hội thảo quốc gia đánh giá và góp ý cho bản dự thảo này; Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ Hội thảo quốc gia và Vụ TĐ&ĐGTĐMT chỉnh sửa và hoàn thiện bản Hướng dẫn kỹ thuật lập bản CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ để có thể ban hành. 1.3. Nhiệm vụ cụ thể Nhiệm vụ 1: Thu thập và tổng hợp các thông tin phục vụ việc xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập CBM. - Thu thập các văn bản pháp quy liên quan đếnĐTM và thực hiện lập bản CBM tại một số nước có điều kiện tương tự Việt Nam; Phân tích các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ không thuộc quản lý của cấp Trung ương và cấp tỉnh; Lập phiếu điều tra gửi đến các Vụ/Sở liên quan của Bộ TNMT và UBND các tỉnh/thành để lấy ý kiến về hiện trạng quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ không thuộc quản lý của cấp Trung ương và cấp tỉnh. Nhiệm vụ 2: Trên cơ sở kết quả của Nhiệm vụ 1, soạn thảo Hướng dẫn kỹ thuật lập bản CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ. - Tổ chức Hội thảo chuyên gia để thu thập ý kiến góp ý; Trên cơ sở các ý kiến này điều chỉnh lại các đề xuất; Đề xuất cho Bộ TNMT ban hành Hướng dẫn áp dụng cho cả nước (áp dụng trước hết cho các tỉnh Thái Nguyên, Nam Hà, Quảng Nam và Bến Tre) Báo cáo: Báo cáo tổng hợp cần chứa 3 phần chính: - Tổng quan về các vấn đề bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi; Hiện trạng tuân thủ pháp luật và quản lý bảo vệ môi trường tại các tỉnh tham gia Hợp phần; Đề xuất dự thảo hướng dẫn lập bản CBM đối với các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ. 10/7/2010 6 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI QUY MÔ NHỎ 2.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam Sản lượng lương thực tăng nhanh trong thời gian gần đây đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trong thập kỷ 80 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 thế giới. Trong 16 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2004) Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 45,14 triệu tấn gạo, thu về 10,77 tỷ USD. Sản xuất lương thực đạt sản lượng cao đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và đưa chăn nuôi phát triển nhanh và ổn định. Năm 1994, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cả nước là 35,4% (công nghiệp 26,6%, dịch vụ 38%). Tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 25,82%. Trong cơ cấu tổng thu về sản xuất kinh doanh Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm 75,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 10,6%, thu từ ngành nghề dịch vụ 13,8%. Năm 2003, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có sự chuyển dịch tích cực. Cơ cấu tổng thu từ ngành trồng trọt chiếm 68,5%, thu từ ngành chăn nuôi chiếm 29,5%, thu từ các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chỉ 2%. Trong ngành trồng trọt, tỉ lệ thu từ cây hàng năm chiếm 77,8%, thu từ cây lâu năm 19,7%. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn nuôi đã đạt được những kết quả đáng kể. Bảng 2.1. Số lượng gia súc, gia cầm cả nước qua các năm Gà Dê Trâu Tổng số bò Bò sữa Lợn Tổng số gia (con) (1000 con) (1000 con) (con) (1000 con) cầm (1000 con) (1000 con) 1980 2313,0 1664,2 4843 10001,2 61522,0 48391,0 173900 1985 2590,2 2597,6 5800 11807,5 87803,0 64816,7 402600 1990 2854,4 3120,8 11000 12260,5 103820,0 80184.0 372800 1995 2963,1 3638,7 18700 16037,4 140004,0 107958,4 550174 2000 2897,2 4127,9 34982 20193,7 198046,0 147050,0 543860 2004 2870,0 4910,0 95800 26140,0 218150,0 196363,5 1020200 Nguồn: Cục chăn nuôi (2006)-Báo cáo tình hình chăn nuôi ở Việt Nam thời gian qua và định hướng phát triển chăn nuôi dến 2010 Năm Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong 10 năm gần đây tính trung bình 3,0 - 6,0%, trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh 48,06%); gia cầm tăng 6 - 9%/năm; riêng đàn trâu không tăng và ở một số vùng có xu hướng giảm (-0,04%). Tình hình chăn nuôi lợn Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm công-nông nghiệp, khả năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón nhiều và tốt.Vì vậy chăn nuôi lợn đã trở thành nghề 7 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ truyền thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta. Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng: 22,5% tổng số đầu con và 26% tổng sản phẩm, Bắc Trung bộ tương ứng 16,4% và 13%, đồng bằng sông Cửu Long: 15% và 22%. Như vậy, riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đàn lợn chiếm 37,5% đầu con và 48% sản lượng thịt lợn của cả nước. Đàn lợn vẫn được nuôi chủ yếu theo phương thức bán thâm canh trong nông hộ (90 - 95%) với quy mô nhỏ (3 - 5 con/hộ), số hộ nuôi quy mô lớn hơn từ 6 con trở lên chỉ chiếm 1,8%. Một tỷ lệ nhỏ đàn lợn (5 - 10%) được nuôi trong các trang trại (200 - 300 con) theo phương thức thâm canh (công nghiệp). Lợn vẫn là nguồn cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại), nhưng tiêu thụ trong nước là chủ yếu, mỗi năm chỉ xuất khẩu được 5000 - 10000 tấn thịt. Cơ cấu giống lợn hiện đang nuôi chủ yếu vẫn là các giống lợn nội. Ở phía Bắc đàn lợn nái gần 1,5 triệu con trong đó nái Móng Cái chiếm 40 - 45%, lợn nái lai 32 - 35%, các giống địa phương khác 10 - 15%, lợn nái ngoại hoặc nái lai nhiều máu ngoại chỉ 1 - 2%. Ở phía Nam 0,73 triệu con lợn nái thì lợn nái lai nhiều máu ngoại và lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%), lợn nái ngoại chiếm 10 - 15%, còn lại là các giống địa phương khác. Trong đàn lợn nuôi thịt, tỉ lệ lợn lai 50% máu ngoại (con lai F1) là 67%, lợn nội 30%, lợn ngoại và nhiều máu ngoại mới chiếm 3%. Tình hình chăn nuôi gia cầm Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn nhất, vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt, vì vậy trong những năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Đàn gà 75% tập trung ở các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 cũ trở ra), trong khi đàn vịt lại phân bố tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (hơn 50% tổng đàn vịt cả nước). Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức quảng canh, bán thâm canh trong các nông hộ, mỗi hộ 20 - 30 con, một số ít nuôi thâm canh (công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con. Thịt gia cầm sản xuất ra chiếm 15% lượng thịt các loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Trứng gia cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (dưới 50 quả/người/năm). Các giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương (80%) năng suất thấp, các giống cao sản nhập nội năng suất cao hãy còn ít (20%). Những năm gần đây xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn, lông màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh. Tình hình chăn nuôi trâu bò Trâu, bò là các loài vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm nông - công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhưng tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng Tây Nguyên đất đai rộng, điều kiện thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiếm 10,8%. Đàn trâu phân bố tập trung ở miền núi và trung du phía Bắc ( 52%), tiếp đó là khu 4 cũ ( 22%). Đàn trâu, bò phần lớn nuôi trong nông hộ (2 - 3 con/hộ) theo phương thức quảng canh, bán thâm canh. Bò sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh. Thịt trâu, bò chỉ chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít, mới chỉ chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam. Một số vùng trâu, bò được dùng để cày, kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặc biệt ở trâu) ngày càng giảm. Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam) 8 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa đều thấp. Khối lượng trưởng thành bò cái 180 - 200 kg/con, bò đực 210 - 250 kg/con, tỉ lệ thịt xẻ 40 - 45%, bò lai Zêbu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới chiếm 0,5% tổng đàn bò. Tình hình chăn nuôi các loại vật nuôi khác Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hướng tới chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống: lợn, trâu bò, gà thì dê, cừu, ngan, chim cút, bồ câu, đà điểu… cũng được chú ý đầu tư phát triển. Đồng thời với việc bảo tồn quỹ gen các gia súc, gia cầm địa phương, việc nhập nội các gia súc gia cầm cao sản phục vụ phát triển chăn nuôi thâm canh, sản xuất hàng hoá đã được triển khai thực hiện như: bò sữa cao sản từ Úc; lợn có tỷ lệ nạc cao từ Bỉ, Nhật; gà lông màu từ Trung Quốc; vịt cao sản thịt, trứng từ Anh, Thái Lan; ngan Pháp; bồ câu Pháp…đã tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm chăn nuôi ở nước ta, đang góp phần tích cực trong các chương trình xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu từ chăn nuôi và đã mở ra bước phát triển mới của ngành chăn nuôi. 2.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Mục tiêu sản xuất chăn nuôi đến năm 2020 Mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi là: - Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Liên quan đến định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg chỉ rõ: 1. Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn 9 Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo (PCDA) Hợp phần No.: 104.Vietnam 806 Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết BVMT dự án chăn nuôi – Báo cáo cuối cùng ___________________________________________________________________________ tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. 2. Chăn nuôi gia cầm: đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát: - Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%; Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52 -55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm. 3. Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. 4. Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%. 5. Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. 6. Đàn dê, cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. Phát triển chăn nuôi dê theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp có thể mở rộng chăn nuôi cừu. Giải pháp thực hiện quy hoạch - Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường; Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt: 9 Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ; 9 Chăn nuôi bò sữa tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng, Mộc Châu và các tỉnh có điều kiện đầu tư, kinh nghiệm chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư; - Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở sản xuất, chế biến và cung ứng thức ăn chăn nuôi, vùng sản xuất nguyên liệu, đồng cỏ, bến cảng, kho chuyên dùng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.