Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ

pdf
Số trang Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ 5 Cỡ tệp Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ 87 KB Lượt tải Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ 0 Lượt đọc Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ 2
Đánh giá Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo theo học chế tín chỉ
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 229-233 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0213 XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Phạm Thị Diệu Thúy Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, công tác cố vấn học tập là một trong những hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa được tập huấn một cách đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Để có thể nâng cao hiệu quả của công tác này, việc xây dựng một hệ thống phương tiện hỗ trợ đội ngũ cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả của công tác này là hết sức cần thiết. Từ khóa: Cố vấn học tập, công tác cố vấn học tập, phương tiện hỗ trợ, đánh giá, đào tạo theo tín chỉ. 1. Mở đầu Để đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định chuyển đổi thể chế đại học hiện nay từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp lớn cho phát triển giáo dục đại học nước ta đến năm 2020 “xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học nước ta và vạch ra lộ trình hợp lí để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo thuận lợi cho người học có thể tích lũy dần kiến thức theo kĩ năng và điều kiện của mình, có thể di chuyển học tập trong nước và quốc tế” [1]. Theo chủ trương này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và cao đẳng trong nước đã lần lượt áp dụng học chế tín chỉ để nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, khi áp dụng học chế tín chỉ, đa số các trường đại học, cao đẳng trong nước thường chỉ chú trọng vào việc xây dựng nội dung chương trình, phương thức đăng kí tín chỉ, tổ chức lớp học mà chưa quan tâm đến công tác cố vấn học tập. Trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới, công tác cố vấn học tập được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo. Ở nước ta, mặc dù nhiều trường đã có chức danh cố vấn học tập nhưng chủ yếu là thường do đội ngũ giảng viên trẻ, giáo viên chủ nhiệm, giáo vụ khoa, quản lí sinh viên làm kiêm nhiệm thêm nên thường có ít thời gian tập trung cho công việc này. Thêm nữa, đội ngũ cố vấn học tập này chưa được tập huấn một cách đầy đủ về mặt kĩ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, về nội dung chương trình đào tạo theo tín chỉ nên còn nhiều bỡ ngỡ khi thực hiện chức năng cố vấn học tập cho sinh viên. Những thực trạng này cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các công Ngày nhận bài: 5/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ: Phạm Thị Diệu Thúy, e-mail: thuyptd@hnue.edu.vn. 229 Phạm Thị Diệu Thúy trình nghiên cứu khoa học của mình như Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn [2][3], Võ Thị Ngọc Lan [4], Nguyễn Thị Hằng Phương [5], Nguyễn Thanh Sơn [6] ... Những bất cập này đòi hỏi phải có những biện pháp thỏa đáng để giải quyết. Bên cạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách và phân công hợp lí đội ngũ cố vấn học tập, việc xây dựng một hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cố vấn học tập, giúp đội ngũ cố vấn học tập làm việc hiệu quả và đồng thời cũng giúp việc đánh giá hoạt động cố vấn học tập được tốt hơn. Đây là một biện pháp mà hiện nay ở đa số các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo tín chỉ còn chưa thực hiện hoặc nếu có thì còn sơ sài, chưa đầy đủ. Qua bài báo này, tác giả sẽ đi sâu phân tích về hệ thống những phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập cũng như hiệu quả của chúng đối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động cố vấn học tập nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Vai trò, chức năng của cố vấn học tập và những khó khăn của công tác cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng theo học chế tín chỉ trong giai đoạn hiện nay 2.1.1. Vai trò, chức năng của cố vấn học tập Cố vấn học tập có chức năng là người tư vấn, trợ giúp cho sinh viên trên ba phương diện chính, đó là: tư vấn, trợ giúp cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học; tư vấn cho sinh viên về việc định hướng nghề nghiệp và tư vấn cho sinh viên trong việc thích ứng đời sống, với môi trường học ở đại học và giải quyết một số những khó khăn tâm lí trong cuộc sống. Nhiệm vụ cụ thể của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ bao gồm: Tư vấn trong lĩnh vực học tập: - Phối hợp với nhà trường, các phòng ban chức năng và khoa hướng dẫn sinh viên nắm vững quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những quy định cụ thể hóa của nhà trường về đào tạo theo tín chỉ. - Tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình các môn học, các học phần bắt buộc, tự chọn, các học phần thay thế. . . - Tư vấn, hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch, đăng kí học phần cho từng học kì; lựa chọn ngành chính, ngành phụ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của sinh viên; điều chỉnh lại kế hoạch học tập cho phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn cụ thể. - Tư vấn cho sinh viên phương pháp học tập ở đại học, nghiên cứu khoa học; - Cảnh báo về học tập, nhắc nhở và giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học tập. Tư vấn trong các lĩnh vực nghề nghiệp: - Tư vấn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên (tập trung vào đặc tính nghề nghiệp, tình trạng môi trường làm việc, thị trường làm việc; chuẩn bị tâm thế cho phù hợp với nghề nghiệp...) và chọn ngành nghề phụ cho sinh viên; Kết nối với các đơn vị tuyển dụng. Tư vấn về vấn đề thích ứng đời sống: - Thông báo cho sinh viên những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường, các thông tin về hoạt động đoàn hội. . . - Tư vấn giúp đỡ sinh viên giải quyết một số những khó khăn tâm lí trong đời sống, thường 230 Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả... xuyên động viên, khích lệ xác định rõ mục tiêu phấn đấu để đạt được kết quả cao trong học tập và rèn luyện. 2.1.2. Những khó khăn của công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay Những khó khăn của công tác cố vấn học tập hiện nay có thể được xác định bao gồm: - Các trường đại học, cao đẳng nước ta nói chung chưa xác định được tầm quan trọng của công tác cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo; công tác cố vấn học tập đôi khi còn mang tính chất hình thức hóa. - Đội ngũ cố vấn học tập chủ yếu là do các giảng viên trẻ, giáo vụ, quản lí sinh viên,.. làm công tác kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian và cũng chưa dành nhiều tâm huyết cho công việc này. - Chưa có những cơ chế, chính sách cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ cố vấn học tập, thiếu sự lắng nghe phản hồi từ phía sinh viên và đội ngũ cố vấn học tập về công tác cố vấn học tập để có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp. - Đội ngũ cố vấn học tập thiếu phòng và địa điểm tiếp sinh viên, đôi khi chỉ là tư vấn thống qua điện thoại nên chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin tư vấn cho sinh viên. - Đội ngũ cố vấn học tập thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự hiểu đầy đủ về những quy định, quy chế đào tạo của Bộ và nhà trường, thiếu những hiểu biết cơ bản về chương trình đào tạo, chưa được tập huấn một cách đầy đủ về các kĩ năng tư vấn và giao tiếp với sinh viên. Những khó khăn bất cập trên của công tác cố vấn học tập đòi hỏi cần phải có một hệ thống các biện pháp giải quyết để có thể nâng cao hiệu quả của công tác này. Một trong những biện pháp đó là xây dựng một hệ thống các phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả của công tác cố vấn học tập. 2.2. Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả của công tác cố vấn học tập Do hiện nay đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học nước ta chủ yếu là các giảng viên trẻ, cán bộ quản lí sinh viên, giáo vụ khoa làm công tác kiêm nhiệm, còn thiếu nhiều kinh nghiệm và chưa được trải qua những khóa tập huấn một cách đầy đủ về những kĩ năng tư vấn, giao tiếp cho sinh viên nên rất cần có một hệ thống các phương tiện hỗ trợ cho họ, để họ có thể tự mình bồi dưỡng những kĩ năng cần thiết của một người cố vấn học tập. Hệ thống phương tiện hỗ trợ đó có thể bao gồm: * Sổ tay cố vấn học tập Mỗi trường cần thành lập một Ban hoặc Hội đồng cố vấn học tập và Ban/Hội đồng này xây dựng một cuốn Sổ tay cố vấn học tập trong đó tập hợp những nội dung, kiến thức cơ bản nhất dành cho cố vấn học tập, bao gồm: - Các quy chế, quy định về đào tạo theo tín chỉ của Bộ, trường, ngành học. - Các văn bản hướng dẫn của nhà trường về công tác cố vấn học tập, những văn bản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của cố vấn học tập và những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức của người làm công tác cố vấn học tập. - Những thông tin về các ngành học, nội dung chương trình đào tạo, mục tiêu, chuẩn đầu ra, các học phần bắt buộc, tự chọn, học phần thay thế, yêu cầu về kiểm tra, đánh giá, cách đăng kí tín chỉ; quy chế thực tập, làm luận văn/khóa luận tốt nghiệp; quy định về việc xét lên lớp, xét cảnh báo học tập, xét tốt nghiệp; 231 Phạm Thị Diệu Thúy - Các biểu mẫu cần thiết cho cố vấn học tập (đăng kí tín chỉ, học cải thiện, thi nâng điểm, các văn bản biểu mẫu về chế độ chính sách, về học bổng,. . . ) để có thể cung cấp cho sinh viên. - Các thông tin về thư viện nhà trường, thư viện điện tử, các tạp chí chuyên ngành, nhà xuất bản của trường. . . - Các thông tin về các phòng ban chức năng có liên quan mà cố vấn học tập có thể phối kết hợp trong quá trình thực hiện tư vấn, trợ giúp cho sinh viên. * Các tài liệu tập huấn về công tác cố vấn học tập Các tài liệu tập huấn cho cố vấn học tập nên được viết theo các chuyên đề chuyên sâu như: - Chuyên đề tập huấn về đào tạo theo tín chỉ. - Chuyên đề tập huấn về chương trình đào tạo. - Chuyên đề tập huấn về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ của cố vấn học tập. - Chuyên đề tập huấn về tâm sinh lí tuổi thanh niên. - Chuyên đề tập huấn về các kĩ năng tư vấn cần thiết của cố vấn học tập. - Chuyên đề tập huấn về các hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa. * Sổ biên bản công tác cố vấn học tập Công tác cố vấn học tập đòi hỏi người cố vấn học tập phải thường xuyên tiếp xúc, trợ giúp sinh viên ở nhiều tình huống đa dạng khác nhau. Vì vậy, việc có một biên bản ghi lại các ca trợ giúp này là hết sức cần thiết. Sổ biên bản này cần ghi lại những kết quả đạt được sau khi trợ giúp, những phản hồi tích cực hay không tích cực từ phía sinh viên. Điều này sẽ giúp người cố vấn học tập đánh giá hiệu quả của công tác cố vấn học tập, đồng thời là nguồn tư liệu quí, nguồn kinh nghiệm quí giúp cho những ca trợ giúp sau đạt kết quả tốt hơn. * Hồ sơ các sinh viên mà cố vấn học tập được giao phụ trách Việc lưu trữ hồ sơ của các sinh viên hoặc nhóm, lớp sinh viên do cố vấn học tập phụ trách sẽ giúp cố vấn học tập nắm được tình hình học tập, rèn luyện, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình cụ thể của các em. Đồng thời, hồ sơ sinh viên có thể lưu trữ thêm các thông tin, địa chỉ có thể liên lạc với sinh viên, các thông tin phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy, về chương trình đào tạo. * Các website, forum dành cho công tác cố vấn học tập Các website, forum là những phương tiện hỗ trợ rất đắc lực cho công tác cố vấn học tập, có thể giúp hỗ trợ online cho người học mọi lúc, mọi nơi. Trên website chuyên biệt cho công tác cố vấn học tập nên có các chuyên mục như: - Danh sách Ban/Hội đồng cố vấn học tập của trường, khoa cùng với số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ. - Các văn bản, quy định về đào tạo theo tín chỉ, về chương trình đào tạo các cấp. - File sổ tay sinh viên và các biểu mẫu cần thiết. - Forum dành riêng cho sinh viên trao đổi và hỏi trợ giúp của cố vấn học tập. - Thông báo về các hoạt động đoàn, hội, các lớp học ngoại khóa,. . . - Các chuyên đề học online về ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống. - Đường link tới các trang web quan trọng của trường, đoàn sinh viên, hội sinh viên, các phòng ban chức năng liên quan. 232 Xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ công tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả... 3. Kết luận Các trường đại học, cao đẳng nước ta mới chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong một thời gian ngắn. Do đó, việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Để có thể nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng khi chuyển đổi sang hình thức đào tạo này, cần thiết phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp đó là nâng cao chất lượng của công tác cố vấn học tập, mà cụ thể là xây dựng hệ thống phương tiện hỗ trợ cho cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả của công tác này. Nâng cao được hiệu quả của công tác cố vấn học tập cũng là góp phần vào việc đào tạo người sinh viên phát triển toàn diện, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] [4] [5] [6] Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), 2012. Cố vấn học tập trong các trường đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, 2012. Cố vấn học tập trong các trường đại học. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 28, tr. 23-32. Võ Thị Ngọc Lan, 2015. Thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường ĐHSP Kĩ thuật TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 6 (72), tr. 123-134. Nguyễn Thị Hằng Phương, 2013. Những kĩ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam. Nguyễn Thanh Sơn, 2014. Đổi mới công tác quản lí cố vấn học tập tại các trường đại học ngoài công lập. Bản tin khoa học và giáo dục, Trường Đại học Yersin Đà Lạt. ABSTRACT Building a system that will support academic advising and evaluate the effectiveness of academic advising at universities and colleges in a credit system In an educational credit system, academic advising is an important activity that improves the quality of education. However, the team academic advisors now working in universities and colleges in Vietnam have little experience, inadequate training and limited skills. In order to improve their effectiveness, the means to support academic advisors and evaluate their effectiveness is essential. Keywords: Academic advising, means of support, evaluation, credit system. 233
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.