Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

pdf
Số trang Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An 15 Cỡ tệp Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An 1 MB Lượt tải Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2 Lượt đọc Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3
Đánh giá Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (Portfolio) trong dạy học các học phần Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BẰNG HỒ SƠ HỌC TẬP (PORTFOLIO) TRONG DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Tác giả: ThS. Hà Thị Hồng Nhung Đơn vị công tác: Bộ môn Nguyên lý kế toán – kiểm toán, Khoa Kế toán - Phân tích Tóm tắt: Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực đặt ra những yêu cầu liên quan đến việc thiết kế chương trình, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong nhà trường. Trong bối cảnh đó, tổ chức dạy học và đánh giá bằng Hồ sơ học tập (Portfolio Assessment) được ứng dụng rộng rãi bởi tính khả thi và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với đặc thù của các học phần kinh tế hệ đại học. Bài viết này trình bày về những cơ sở lí luận và thực tiễn trong KTĐG, từ đó đề xuất xây dựng bộ công cụ đánh giá sử dụng cho việc đánh giá Hồ sơ học tập trong dạy học các học phần kinh tế tại trường Đại học kinh tế Nghệ An dựa trên nguyên tắc chính xác, khách quan và vì sự tiến bộ của người học. Từ khóa: kiểm tra đánh giá, Hồ sơ học tập, học phần kinh tế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của đổi mới giáo dục đại học, Trường Đại học kinh tế Nghệ An đã và đang triển khai mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ. Do mục tiêu cá thể hóa việc học tập, đào tạo theo tín chỉ có đặc điểm quan trọng nhất là làm cho mỗi người học có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình. Ðặc điểm này buộc người học phải sử dụng, khai thác và phát huy được tính chủ động tự học của mình, và việc học như thế đồng thời giúp người học biết cách học để tự học – tự hoàn thiện kiến thức. Do đó, chương tình đào tạo theo tín chỉ chú trọng đến việc đánh giá kết quả học tập thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay nền giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và tại trường Đại học kinh tế Nghệ An nói riêng đang tồn tại những vấn đề trong việc đánh giá sinh viên trong các học phần kinh tế với đào tạo tín chỉ như sau: Thứ nhất, về mặt hình thức, hầu hết việc đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả của các bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi kết thúc học phần dưới dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc vấn đáp; sử dụng hạn chế các hình thức đánh giá mới. Việc kiểm tra - đánh giá theo hình thức truyền thống này chỉ đòi hỏi sinh viên miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực 73 tế. Và kết quả là nguồn nhân lực được đào tạo trong bối cảnh như vậy khó có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế thế giới mới Thứ hai, về mặt nội dung, các đề kiểm tra và đề thi hầu hết được ra theo dạng "đề đóng", tính tích hợp chưa cao. Phần lớn nội dung câu hỏi đề thi kiểm tra về kiến thức cơ bản đã học trong chương trình và sách giáo trình, đề cương ôn tập, do đó việc đánh giá chỉ chú trọng đến kiến thức chưa khuyến khích sự sáng tạo và năng lưc bậc cao (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo...) của người học. Thứ ba, điểm yếu trong đánh giá sinh viên hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho sinh viên. Giảng viên (GV) chấm bài kiểm tra và trả bài cho sinh viên thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê "sai", "làm lại" hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích rõ cho sinh viên (SV) biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, không mang tính xây dựng (Ví dụ: GV phê làm sai, làm ẩu, không hiểu....) làm cho SV chán nản, không có động lực để sửa lỗi. Bên cạnh đó,hầu hết nếu GV có phản hồi chung (chữa bài kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy "áp đặt" của GV mà chưa giúp phân tích mổ sẻ những cách tư duy chưa phù hợp của SV dẫn đến sự sai sót. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay trong sinh viên mà thầy cô nào tham gia giảng dạy đều dễ dàng nhận thấy đó là sức ì và tính thụ động của sinh viên còn rất lớn. Hoạt động tự học vẫn còn mang tính hình thức, đối phó với các bài kiểm tra. Theo khảo sát trong sinh viên ở một số lớp, hầu hết các sinh viên được hỏi cho rằng tính chủ động trong học tập của sinh viên thấp. Đa số ý kiến cho rằng sinh viên không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đa phần sinh viên đợi đến khi thi mới học. Như vậy, rõ ràng nếu giảng viên nỗ lực để sinh viên tự học, học ngay từ đầu và đưa ra các phương pháp giảng dạy hướng tới mục tiêu này trong khi sinh viên thì cứ nhởn nhơ, lười học, trốn học… thì không thể có kết quả tốt. Do đó, cần thiết phải có sự đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá trong giảng dạy bậc đại học để kéo theo sự thay đổi về phương pháp dạy học và quá trình học của sinh viên. Triết lí đánh giá vì sự tiến bộ của người học dẫn đến việc không chỉ coi trọng đánh giá tổng kết mà còn đánh giá quá trình, trong đó, đánh giá cũng được xem như là quá trình dạy học. Ở một số cơ sở giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học và 74 KTĐG đã trở thành yêu cầu bắt buộc, đem lại hiệu quả giáo dục cao và nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng, xã hội. Trong các phương pháp KTĐG tích cực, đánh giá bằng Hồ sơ học tập (Portfolio Assessment) được ứng dụng rộng rãi bởi tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển năng lực người học. Đối với các học phần kinh tế nói chung, Hồ sơ học tập vừa được xem như là phương pháp triển khai dạy học, vừa là công cụ KTĐG, phù hợp với tính chất đặc thù của bộ môn, đặc biệt đem lại hiệu quả cao khi dạy học tích hợp nhiều nội dung và thực hiện trong một thời gian học tập nhất định.Việc thiết kế các công cụ đánh giá Hồ sơ học tập là rất quan trọng, phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, được công khai rõ ràng và có sự tham gia của cả GV và sinh viên (SV) để phát huy tối đa hiệu quả của hình thức đánh giá này. Vì vậy, với mong muốn tiếp tục phát triền và nghiên cứu về ứng dụng Hồ sơ học tập trong dạy học và đánh giá các học phần kinh tế hệ đại học, bài viết này tập trung đề cập đến nội dung "Xây dựng công cụ đánh giá bằng hồ sơ học tập (portfolio) trong dạy học các học phần kinh tế tại trường Đại học kinh tế Nghệ An". II. NỘI DUNG 1. Hồ sơ học tập như là một phương pháp và công cụ trong dạy học và đánh giá các học phần kinh tế bậc Đại học. 1.1. Định nghĩa về hồ sơ học tập Hồ sơ học tập là cách dịch từ thuật ngữ portfolio theo tiếng Việt. Thuật ngữ portfolio nói chung được hiểu theo nhiều cách, được dùng trong nhiều chuyên ngành khác nhau như tài chính, kinh tế, thương mại, nghệ thuật. Có thể dịch định nghĩa này sang tiếng Việt như sau: Portfolio là tổng hợp các sản phẩm học tập và làm việc của một người. Những tác phẩm này phản ánh quá trình phát triển ý tưởng cũng như kỹ năng của cá nhân qua 1 khoảng thời gian. Nó thể hiện sự sáng tạo, cá tính, khả năng và sự cam kết với công việc; và từ đó được sử dụng để đánh giá tiềm năng của cá nhân đó. Trong giáo dục, portfolio hay portfolio assessment thường được sử dụng như là một công cụ đánh giá học tập tích cực. 1.2. Hiệu quả của việc sử dụng Hồ sơ học tập Mặc dù việc thiết kế và triển khai Hồ sơ học tập mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư kĩ lưỡng từ phía GV, nhưng đây rõ ràng là một phương pháp và là một công cụ mang lại nhiều hiệu quả không thể chối cãi. Robert Tierney, Mark Carter và Laura 75 Desai (1991) trong dự án Portfolio Assessment in the Reading-Writing Classroom đã nghiên cứu về hiệu quả của Hồ sơ học tập ở các trường học trong vòng 3 năm trước khi đưa ra kết luận về hiệu quả của Hồ sơ học tập so với các bài kiểm tra truyền thống. Sự khác biệt giữa hai loại đánh giá trên có thể tổng hợp trong bảng dưới đây: Bảng 1.1. Bảng so sánh đánh giá bằng Hồ sơ học tập và đánh giá bằng bài kiểm tra Hồ sơ học tập Bài kiểm tra Trình bày một loạt các hoạt động, sản Thường giới hạn về nội dung và không thể phẩm của SV trong một lĩnh vực, nội thể hiện chính xác kiến thức của SV dung học tập cụ thể Cho phép SV tự đánh giá Được chấm điểm một cách máy móc hoặc bởi GV, không có sự tham gia của SV Cho phép dạy học phân hóa Tất cả SV đều làm chung một bài kiểm tra, khó có thể phân hóa Khuyến khích sự hợp tác giữa SV với GV điều khiển, kiểm soát toàn bộ GV Một trong những mục tiêu quan trọng là Không cho phép SV tự đánh giá SV tự đánh giá việc học của mình Chú trọng vào nỗ lực, những tiến bộ và Chỉ chú ý vào kết quả học tập của SV kết quả đạt được của SV Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy Tách đánh giá ra khỏi quá trình dạy học học (đánh giá quá trình) 2. Thiết kế công cụ đánh giá bằng Hồ sơ học tập trong giảng dạy các học phần kinh tế tại trường Đại học kinh tế Nghệ An 2.1. Phạm vi, dạng thức và đối tượng sử dụng: Phạm vi: Hồ sơ học tập bao gồm các sản phẩm học tập tương ứng với các nhiệm vụ, hoạt động, dự án, chủ đề học tập trong chương trình các học phần kinh tế. Dạng thức: Hồ sơ học tập được thiết kế dưới dạng bản cứng như cuốn sổ, tập tài liệu,... kết hợp với bản mềm trên máy tính nếu có (để lưu trữ một số sản phẩm công nghệ như video, hình ảnh, các bài thuyết trình đa phương tiện,...). Đối tượng sử dụng: Hồ sơ học tập cá nhân, do sinh viên khối ngành kinh tế tự thiết kế và thực hiện dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV bộ môn. Ngoài ra, các 76 sản phẩm của nhóm SV có thể được sao chép hoặc lưu trữ dưới dạng cứng hoặc bản mềm để đưa vào Hồ sơ học tập của từng cá nhân. 2.2. Cấu trúc của Hồ sơ học tập Hồ sơ đóng thành quyển, bao gồm: - Trang bìa: Được thiết kế, trang trí theo sở thích của mỗi cá nhân. Trang bìa phải thể hiện được các thông tin sau: + Tên hồ sơ + Tên tác giả hồ sơ (tên SV) - Trang giới thiệu + Lời giới thiệu/mở đầu + Tóm tắt tiểu sử: thông tin cá nhân, thông tin về quá trình học tập trước đó - Bảng chú dẫn: Các kí hiệu, viết tắt trong hồ sơ - Kế hoạch phát triển cá nhân: Mục tiêu học tập; Những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng khiếu cá nhân; Mô tả phong cách học tập của cá nhân; Kế hoạch học tập của bản thân để hoàn thành Hồ sơ học tập; Kế hoạch phát triển cá nhân về lâu dài - Thư mục tài liệu: + Phân loại tài liệu: Phân loại theo dạng thức của tài liệu (văn bản, hình ảnh, video,...), phân loại theo người thực hiện (cá nhân, nhóm, lớp), phân loại theo nhiệm vụ thực hiện (sưu tầm, tạo lập), phân loại theo phạm vi thực hiện (ở lớp, ở nhà),... + Sắp xếp tài liệu: theo thời gian thực hiện/theo phân loại tài liệu - Các sản phẩm kèm theo các đánh giá cho từng sản phẩm 2.3. Thống kê các sản phẩm dự kiến trong Hồ sơ học tập các học phần kinh tế tại trường Đại học kinh tế Nghệ An: Dựa vào chương trình đào tạo tín chỉ hệ đại học, tôi thống kê một số sản phẩm dự kiến trong Hồ sơ học tập của sinh viên có thể thực hiện theo nội dung chương trình gồm: - Các phiếu học tập - Sơ đồ tư duy - Video thuyết trình hoặc bài thuyết trình đa phương tiện - Các dự án học tập theo nhóm - Các sơ đồ,bảng biểu tổng kết nội dung bài học 77 - Ghi chép cá nhân (Nhật kí học tập ghi lại quá trình thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ học tập; bảng thống kê số lần phát biểu xây dựng bài, các ý kiến phản hồi trong quá trình học tập, các ý tưởng, đề xuất, nguyện vọng của cá nhân,...) - Biên bản làm việc nhóm - Các bài phỏng vấn, trao đổi,... - Các sản phẩm thuộc công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa: truyền thông (chiến dịch truyền thông, các văn bản, bài viết truyền thông,...), hậu cần (trang trí, tổ chức, sắp đặt,...), nội dung hoạt động,... Trong quá trình xây dựng Hồ sơ học tập với định hướng những sản phẩm như trên, GV và SV cần lưu ý một số điều sau: - Các sản phẩm có thể thay đổi linh hoạt tùy theo kế hoạch dạy học của từng GV, theo trình độ, khả năng của SV và theo điều kiện của từng lớp học, nhà trường, địa phương. - Các sản phẩm được thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm, được lưu vào hồ sơ cá nhân của SV. - Cần lựa chọn các nội dung đưa vào Hồ sơ học tập một cách hợp lí, hiệu quả, tránh trường hợp đưa quá nhiều nội dung gây ra tình trạng quá tải, lộn xộn. - Có thể xây dựng Hồ sơ học tập theo phạm vi từng nhóm kĩ năng. 2.4. Xây dựng công cụ đánh giá Hồ sơ học tập trong dạy học các học phần kinh tế tại trường Đại học kinh tế Nghệ An Sau khi có Hồ sơ học tập, GV cần đánh giá kết quả Hồ sơ học tập của SV, vì vậy tôi đề xuất quy trình thiết kế công cụ đánh giá Hồ sơ học tập của SV gồm 5 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá Một mặt, các mục tiêu đánh giá Hồ sơ học tập phải dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình học các học phần kinh tế hệ đại học. Mặt khác, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá Hồ sơ học tập này còn hướng đến mục tiêu công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi SV, nhóm SV và tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng tự đánh giá, nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập của các em; đồng thời giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những 78 điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Bước 2: Thiết kế quy trình, lịch trình, kế họạch đánh giá Hồ sơ học tập Quy trình đánh giá Hồ sơ học tập gồm 2 giai đoạn. Sơ đồ quy trình đánh giá Hồ sơ học tập như sau: Giai đoạn 1: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỒ SƠ HỌC TẬP Đánh giá quá trình 1 Đánh giá quá trình 2 Đánh giá kết quả 1 Sản phẩm 1 Đánh giá kết quả 2 Sản phẩm 2 ... Đánh giá quá trình n Đánh giá kết quả n Sản phẩm n Giai đoạn 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT HỒ SƠ HỌC TẬP Bước 3: Phân loại sản phẩm, dự kiến công cụ đánh giá cho từng nhóm sản phẩm Dựa vào các sản phẩm trong Hồ sơ học tập đã thống kê ở trên, tôi đưa ra cách phân loại sản phẩm và dự kiến công cụ đánh giá cho từng nhóm sản phẩm như sau: Bảng 2.1: Bảng phân loại sản phẩm và dự kiến công cụ đánh giá cho sản phẩm Sản Mục đích đánh giá sản phẩm phẩm Đối tượng Đối tượng Công cụ đánh giá được đánh đánh giá giá Ghi chép, - Đánh giá quá trình làm việc - GV - Cá nhân Rubric định biên bản của SV một cách chính xác, SV tính (Holistic làm việc trung thực - Nhóm SV Rubric) - Đánh giá năng lực tự chủ của SV trong học tập Phiếu - Đánh giá quá trình và kết - GV học tập quả lĩnh hội tri thức của SV - SV đánh giá SV - Đánh giá thái độ học tập đồng đẳng Sơ đồ, - Đánh giá mức độ kiến thức - GV bảng mà SV đã lĩnh hội. biểu - Đánh giá năng lực tư duy đồng đẳng - Cá nhân Rubric định tính - Nhóm SV - Cá nhân Rubric - SV đánh giá SV định tính - Nhóm SV logic và sáng tạo của SV 79 Tài liệu Đánh giá năng lực đọc, tìm - GV và xử lí kiếm và xử lí tài liệu của SV - SV đánh giá SV tài liệu theo các yêu cầu cụ thể đồng đẳng - Cá nhân Rubric định tính - Nhóm SV sưu tầm Các bài - Đánh giá kiến thức mà SV - GV thuyết lĩnh hội được. trình đa - Đánh giá năng lực sử dụng đồng đẳng phương các công cụ, phương tiện, kĩ tiện thuật thuyết trình - Nhóm SV - SV đánh giá Rubric định lượng - Đánh giá năng lực nói. - Đánh giá thái độ làm việc của SV Video, - Đánh giá năng lực công - GV Hình ảnh nghệ của SV - Cá nhân Rubric - SV đánh giá SV - Đánh giá năng lực tổ chức, đồng đẳng định lượng - Nhóm SV hợp tác của SV Test, câu - Đánh giá nhanh chóng năng - GV - Cá nhân Ma trận đề, hỏi, bài lực của SV theo các mức độ - SV tự đánh SV tập, bài phân hóa đáp án giá và đánh kiểm tra giá đồng đẳng Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá cho từng sản phẩm/nhóm sản phẩm trong Hồ sơ học tập Căn cứ vào sự phân loại các sản phẩm, nhóm sản phẩm, căn cứ vào quy trình xây dựng Rubrics, tôi xin trình bày một số Rubrics đánh giá các sản phẩm, nhóm sản phẩm trong Hồ sơ học tập như sau: Bảng 2.2. Rubric đánh giá bản báo cáo, biên bản, ghi chép RUBRIC ĐÁNH GIÁ BẢN GHI CHÉP, BÁO CÁO Mức độ Tiêu chí Giỏi - Cung cấp một cách đầy đủ và chính xác về quá trình/kết quả làm việc, (9-10) đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp sáng tạo và hiệu quả - Trình bày đúng quy cách, diễn đạt mạch lạc, văn phong sáng rõ Khá - Cung cấp khá đầy đủ, chính xác thông tin về quá trình/kết quả làm việc (7-8) - Trình bày đúng quy cách, còn một số lỗi diễn đạt và lỗi chính tả 80 Trung - Cung cấp một số thông tin về quá trình/kết quả làm việc bình - Trình bày được cơ bản về quy cách, tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗi trình (5-6) bày, lỗi ngữ pháp và chính tả Cần cố - Chưa cung cấp thông tin về quá trình/kết quả làm việc hoặc cung cấp gắng thông tin không chính xác, chân thực (0-4) - Trình bày sai quy cách, không rõ ràng Bảng 2.3. Rubric đánh giá Phiếu học tập RUBRIC ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP Mức độ Tiêu chí Giỏi Hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ trong phiếu học tập, cho thấy khả (9-10) năng thông hiểu và vận dụng thành thạo các nội dung học tập Khá Hoàn thành gần hết các nhiệm vụ trong phiếu học tập, thông hiểu nội (7-8) dung học tập, chất lượng làm việc khá tốt Trung bình Thực hiện được một số nhiệm vụ trong phiếu học tập, bước đầu hiểu (5-6) được nội dung học tập, tuy nhiên chất lượng làm việc chưa cao Cần cố gắng Chưa nhận thức được nhiệm vụ trong phiếu học tập hoặc hiểu sai (0-4) yêu cầu thực hiện, chưa hiểu nội dung học tập, không hoàn thành phiếu học tập Bảng 2.4. Rubric đánh giá sơ đồ, sơ đồ, bảng biểu RUBRIC ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Mức độ Tiêu chí Giỏi Sơ đồ, bảng biểu trình bày được các nội dung theo hệ thống và thể hiện (9-10) được mối quan hệ logic chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức, HS có sáng tạo trong việc thiết kế sơ đồ, bảng biểu, sử dụng các kí hiệu độc đáo, hiệu quả Khá Sơ đồ, bảng biểu thể hiện được hầu hết nội dung học tập, các đơn vị kiến (7-8) thức được trình bày khá hệ thống và liên kết với nhau, thể hiện tư duy logic của HS ở một mức độ nhất định Trung Sơ đồ, bảng biểu thể hiện được một phần nội dung học tập, tuy nhiên sự bình(5- liên kết giữa các đơn vị kiến thức chưa được thể hiện rõ, còn rời rạc,trình 81 6) bày chưa có hệ thống Cần cố Sơ đồ, bảng biểu chưa thể hiện được nội dung học tập, cho thấy HS chưa gắng lĩnh hội được kiến thức, chưa có tư duy liên kết, sắp xếp các đơn vị kiến (0-4) thức Bảng 2.5. Rubric đánh giá video RUBRIC ĐÁNH GIÁ VIDEO Tiêu chí Giỏi Khá Trung bình Cần cố gắng (9-10) (7-8) (5-6) (0-4) Nội dung Chủ đề rõ ràng, Video có chủ Video có nội Thông tin chủ đề đưa ra thông điệp đề liên quan dung chủ đề trong video (30%) sâu sắc, bám sát đến nội dung nhưng chưa không chính nội dung học tập; học tập, thông rõ, các thông thông tin được tin chính xác, tin đôi lúc không có chủ chọn lựa kĩ càng, tập trung làm còn lộn xộn, đề, không liên thuyết phục,làm rõ nội dung lan man quan đến nội nổi bật chủ đề chủ đề. Chất Hình ảnh, cảnh Hình ảnh, Hình ảnh, Hình ảnh, lượng quay được đầu tư cảnh quay cảnh quay thể cảnh quay phù hợp với hiện một không phù hình ảnh kĩ lưỡng, sát nội (20%) xác, rời rạc, dung học tập dung, chất lượng nội dung, chất phần nội hợp với nội hình ảnh tốt, độ lượng hình dung, chất phân giải cao, ảnh tương đối chất lượng không bị vỡ nét, tốt rung lắc Điểm dung nhưng chưa cao, độ lượng hình ảnh kém phân giải kém, quay rung lắc, thiếu ánh sáng Chất Âm thanh rõ ràng, Âm thanh khá Một số phần lượngâm các phần lồng thanh tiếng lưu loát, Âm thanh đa rõ, sử dụng âm thanh phần không lồng ghép không nghe nghe rõ, lẫn 82
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.