VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3)

pdf
Số trang VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3) 5 Cỡ tệp VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3) 216 KB Lượt tải VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3) 0 Lượt đọc VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3) 0
Đánh giá VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3)
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3) V. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Chẩn đoán xác định được dựa vào 11 tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội khớp học Mỹ 1982. Khi có 4/11 tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn biểu hiện thận thì được chẩn đoán là viêm cầu thận Lupus. Với 4/11 tiêu chuẩn này thì độ nhạy cảm là 96% (sensibility) và độ đặc hiệu (specificity) là 98%. Qua kinh nghiệm lâm sàng và hơn 100 trường hợp được sinh thiết thận, khoa Thận bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những kinh nghiệm chẩn đoán viêm cầu thận Lupus như sau: - Có biểu hiện viêm không đặc hiệu: . Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân nhiễm khuẩn, đặc biệt là lao. . Tốc độ máu lắng tăng. . g globulin máu tăng. - Có 4/11 tiêu chuẩn trong đó có 1 tiêu chuẩn về miễn dịch học hoặc kháng thể kháng nhân (+), hoặc kháng thể kháng ADN (+), hoặc tế bào LE (+). Càng có nhiều biểu hiện rối loạn miễn dịch thì càng khẳng định. - Biểu hiện thận: phải có protein niệu (+) trở lên (0,2 g/24giờ trở lên), có thể có kèm theo hồng cầu niệu, trụ niệu. - Chú ý những biểu hiện thường gặp của những đợt kịch phát như: . Nổi ban hình cánh bướm rõ. . Viêm khớp cấp. . Loét miệng họng không nhiễm khuẩn. . Tràn dịch màng tim, màng phổi. . Thiếu máu tan máu nặng. . Suy thận tiến triển. . Rối loạn tâm thần không do thuốc hoặc urê máu cao. . Tăng phức hợp miễn dịch tuần hoàn và giảm bổ thể máu. 2. Chẩn đoán phân biệt: Viêm cầu thận Lupus có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng nên việc chẩn đoán phân biệt cần được đặt ra với rất nhiều triệu chứng khác nhau: đau khớp, tràn dịch màng tim, màng phổi, thiếu máu … do những nguyên nhân khác. Có 2 bệnh lý cần đặc biệt quan tâm để chẩn đoán phân biệt với viêm cầu thận Lupus. a. Phân biệt với lao toàn thể: Trên thực tế lâm sàng vào đầu thế kỷ XIX, bệnh nổi ban đỏ ở mặt đã bị chẩn đoán nhầm là Lupus lao. Sau này, trong chẩn đoán cũng có nhiều ca nhầm với lao toàn thể. Vì vậy đứng trước một bệnh nhân sốt kéo dài, có biểu hiện ở nhiều cơ quan phủ tạng bao giờ cũng cần đặt vấn đề chẩn đoán phân biệt với bệnh lý này vì điều trị hoàn toàn khác nhau. Các biểu hiện chính của nhiễm lao: - Sốt về chiều. - Bạch cầu tăng chủ yếu là lympho bào. - Phản ứng Mantoux (+). - Phản ứng PCR (+). - Kháng thể kháng nhân (-). - Kháng thể kháng ADN (-). - Biểu hiện lao phổi dễ phát hiện nhất, đồng thời tìm biểu hiện lao ở các cơ quan khác (lao màng não …). b. Phân biệt với các bệnh lý cầu thận do các nguyên nhân khác, đặc biệt là với viêm cầu thận mạn có suy thận. Rất dễ nhầm lẫn vì có biểu hiện bệnh cầu thận, có suy thận và biểu hiện của thiếu máu. Chẩn đoán dựa vào: - Tiền sử có bệnh cầu thận. - Thiếu máu đi đôi với mức độ suy thận. - Thận teo nhỏ, xơ hóa. - Kháng thể kháng nhân (-). - Kháng thể kháng ADN (-).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.