VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2)

pdf
Số trang VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2) 5 Cỡ tệp VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2) 223 KB Lượt tải VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2) 0 Lượt đọc VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2) 0
Đánh giá VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2)
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIÊM CẦU THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 2) III. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán dương tính (+): - Xác định bệnh ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và giảm dung nạp glucose của Hội đái tháo đường Mỹ năm 1997: + Đường huyết lúc đói > 7 mmol/l (126 mg/dl). + Đường huyết bất kỳ > 11,1 mmol/l (200 mg/dl). - Thêm vào đó có: + Protein niệu: . Ít: microalbumin niệu (từ 30-300 mg/ngày hay 20-200 µg/phút). . Trung bình: microalbumin niệu (> 300 mg/ngày hay > 200 µg/phút). . Nhiều: khi có hội chứng thận hư trên 3,5 g/ngày. + Huyết áp tăng thứ phát. + Mức lọc cầu thận: tăng ở giai đoạn đầu, giảm khi đã suy thận theo các độ và giai đoạn. + Rối loạn mỡ máu. + Bệnh sử tự nhiên của viêm cầu thận đái tháo đường. 2. Theo Mogensen, người ta phân chia 5 giai đoạn của viêm cầu thận đái tháo đường: - Giai đoạn cường năng - phì đại: tăng tưới máu thận, tăng lọc cầu thận, tăng kích thước thận, bắt đầu có protein niệu. - Giai đoạn im lặng với bài tiết albumin niệu bình thường, lọc cầu thận bình thường, kéo dài hàng chục năm. - Giai đoạn bệnh thận đái tháo đường bắt đầu đặc hiệu bởi microalbumin niệu thường xuyên, lọc cầu thận bình thường hay còn tăng. Huyết áp tăng. - Giai đoạn bệnh thận đái tháo đường thiết lập ổn định, đặc hiệu bởi protein niệu lâm sàng. Huyết áp tăng. Mức lọc cầu thận giảm và suy thận nhanh chóng nếu không điều trị. - Giai đoạn suy thận nặng, suy thận giai đoạn cuối. Người bệnh bị tàn phế, nhiều biến chứng (mắt, thần kinh, tim mạch). 3. Sinh thiết thận với mô bệnh học để chẩn đoán các tổn thương: - Tăng sinh chất mầm gian mạch và tế bào gian mạch. - Màng đáy dày, đứt đoạn, lắng đọng mũ fibrin kiểu vòng thép (wire loop). - Xơ hóa cầu thận lan tỏa. - Xơ hóa cầu thận ổ kết hợp với kính hóa … IV. ĐIỀU TRỊ 1. Chế độ ăn uống: Là biện pháp điều trị quan trọng trong ĐTĐ, góp phần ổn định đường huyết. Phải giảm Glucid. Cần cung cấp đủ năng lượng tùy theo mức lao động và theo giới từ 30 - 40 kcal/kg thể trọng/ngày với tỷ lệ: - Glucid từ 45 - 50% - Protid từ 15 - 20% - Lipid khoảng 35% Nếu có suy thận cần giảm thêm Protid. 2. Chế độ lao động hợp lý. 3. Thuốc điều trị ĐTĐ: Tùy theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và từng cá thể để chọn phác đồ điều trị. Điểm chính là kiểm soát đường huyết chặt chẽ với theo dõi đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Trung Tốt Kém bình Đường huyết lúc đói (mmol/l) 4,4 4,4 Các thuốc điều trị ĐTĐ gồm: - Tác dụng nhanh. > 7,8 ≤ 10,0 > 10,0 ≤ 7,5 > 7,5 - 8,0 HbA1c a. Insulin: ≤ 7,8 6,1 Đường huyết sau ăn (mmol/l) - < 6,5 - Tác dụng bán chậm. - Tác dụng rất chậm. b. Thuốc uống hạ đường huyết: - Nhóm Sulfonylure: . Thế hệ 1: Tolbutamid, Chlorpropamid. . Thế hệ 2: Daonil, Predian, Diamicron. - Nhóm Biguanid: Metformin (Glucophage). - Nhóm ức chế men glucosidase: . Glucobay. . Basen.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.