Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1

pdf
Số trang Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1 6 Cỡ tệp Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1 195 KB Lượt tải Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1 0 Lượt đọc Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1 2
Đánh giá Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ _1
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Văn Nhất Đa – thơ và lí luận về thơ 4. Am hiểu sâu về nghệ thuật, Văn Nhất Đa đã vận dụng kiến thức nghệ thuật đặt ra vấn đề nghiên cứu tổ chức tổng thể của bài thơ từ các phương diện: cấu trúc, hình ảnh, tiết tấu… Ông đưa ra mô hình mới về thơ từ hợp lưu nghệ thuật: âm nhạc, kiến trúc và hội họa. Về phương diện cấu trúc, Văn Nhất Đa lấy sự tề chỉnh trong thơ ca cổ điển làm chuẩn mực. Ông cho rằng sự tràn trề của tình cảm cần được sắp xếp quy củ nhờ yếu tố hình thức. Vẻ đẹp của một bài thơ còn là ở sự ngay ngắn, điều hòa trong từng dòng thơ, giữa các đoạn thơ và toàn bài thơ. Trong thơ cổ điển (ngũ ngôn và luật thi) mỗi dòng có từ năm đến bảy âm tiết, được phân đoạn đều đặn và đi theo cấu trúc khai, thừa, chuyển, hợp; còn gọi là thể thức hình tròn. “Viên hình và khai, thừa, chuyển, hợp là nguồn sâu dòng dài trong thơ văn truyền thống Trung Quốc, được các nhà lý luận văn học nói đến nhiều”(5). Họ cho rằng ngay cả thơ trường luật cổ thi cũng làm theo cách này vì cấu trúc đó thuận theo cái lý của tự nhiên. Điều tối kỵ nhất là bài thơ như một đường thẳng. Bài Nước tù đọng được coi là khuôn mẫu đương thời. Mỗi câu trong bài đều có số âm tiết tương đồng (thường gặp trong thơ Văn Nhất Đa là chín âm tiết), số dòng trong mỗi đoạn cũng giống nhau. Bấy giờ, nhiều người đua nhau học theo, lưu hành rộng rãi thể thức “viên đậu phụ” (đậu hủ khối). Nước tù đọng cũng như nhiều bài thơ khác, câu kết đều là những câu thơ có vai trò dồn nén, nâng cao ý tưởng toàn bài. Trong Nến đỏ, câu kết dưới hình thức một tục ngữ “Mạc vấn thu hoạch, đản vấn canh vân”. (Đừng hỏi những gì bạn gặt, hãy hỏi những gì bạn gieo). Để làm nên tính nhạc cho câu thơ, Văn Nhất Đa tập trung nghiên cứu yếu tố nhịp điệu. Nhịp điệu trong bài thơ được tạo nên bởi hình thức lặp câu, lặp từ (Nước tù đọng, Có lẽ…). Cách tạo nhịp này đã có trong thơ ca truyền thống Trung Quốc do sự chi phối của vũ đạo. Những cải cách về nhịp thơ được ông nghiên cứu chủ yếu từ hình thức câu thơ chín âm tiết. Ông đã tìm tòi cách ngắt nhịp, vị trí ngừng nghỉ sao cho hợp lý phù hợp với nguyên tắc thanh điệu trong ngôn ngữ Trung Quốc. Trong Nghiên cứu ngọn nguồn của luật thi, Văn Nhất Đa cho rằng tiết tấu của thơ cổ điển Trung Quốc đã đạt được những phẩm chất thẩm mỹ mong muốn: nhịp nhàng, tinh tế và linh hoạt. Nhưng đồng thời ông cũng nhận thấy: “Sống trong thế kỷ XX, văn học phải có hương vị quốc tế. Do đó tôi cho rằng vay mượn kỹ thuật phương Tây trong việc cải cách thơ là một cái nhìn sâu sắc tuyệt vời. Tuy nhiên bạn chỉ được cải cách, không được bỏ thơ Trung Quốc và thay thế nó bằng thơ Tây”(6). Vì thế, từ cảm hứng của tiết tấu cổ điển, ông đã sáng tạo ra hình thức nhịp mới mẻ bằng cách kết hợp nguyên tắc “đốn” (dừng, ngắt) trong thơ ca cổ điển Trung Quốc với nguyên tắc tổ chức âm xích (foot) trong thơ Anh. Từ “kiến trúc mỹ” để tạo ra “âm nhạc mỹ” là thế mạnh của thơ Văn Nhất Đa. Thể thức do ông tạo nên có ảnh hưởng sâu rộng trong thơ ca Trung Quốc những năm 1920 - 1930. Nghiên cứu các thể thơ mới bấy giờ ông luôn lưu ý đến yếu tố nhịp điệu. Ông gọi Điền Gian là “tay trống thời đại” vì hình thức câu thơ dòng ngắn của Điền Gian có tiết tấu như nhịp trống. Gieo vần tạo nhịp cũng là cách làm tăng tính nhạc cho thơ. Có thể theo kiểu một bài tứ tuyệt “bốn câu ba vần”, hoặc vần gián cách hiện đại: Bất hứa dương quang bát nễ đích nhãn liêm, Bất hứa thanh phong loát thượng nễ đích my. Vô luận thùy đô bất năng kinh tỉnh nễ, Xanh nhất tản tùng âm tí hộ nễ thụy. (Dã hứa) (Chớ để ánh mặt trời thức tỉnh giấc ngủ của anh. Chớ để cơn gió mát thổi nhẹ trên làn mi của anh. Bất luận là ai cũng không làm anh tỉnh giấc. Dựng một bóng tùng để che chở giấc ngủ của anh). Những bài thơ của Văn Nhất Đa thường mang lại cảm giác đang đứng trước một khung bạt vẽ. Có thể là những đường nét, sắc màu dệt nên những hình ảnh trực quan nhằm tái tạo cảnh quan (Ấn tượng). Có trường hợp sắc màu được dùng như một ẩn dụ; so sánh cuộc sống như một tờ giấy trắng, mỗi sắc màu tô lên tượng trưng cho một loại cảm xúc hoặc một đặc tính nào đó của con người: Sinh mệnh thị trương một giá trị đích bạch chỉ, Tự tòng lục cấp liễu ngã phát triển, Hồng cấp liễu ngã tình nhiệt, Hoàng giảo ngã dĩ trung nghĩa, Lam giảo ngã dĩ cao khiết, Phấn hồng tứ ngã dĩ hi vọng, Hôi bạch tặng ngã dĩ bi ai; (Sắc thái) (Sinh mệnh là một tờ giấy trắng không có giá trị gì. Bắt đầu từ màu xanh đã cho ta sự phát triển. Màu đỏ mang đến cho ta sự nhiệt tình. Màu vàng dạy cho ta sự trung nghĩa. Màu lam chỉ cho ta sự cao khiết. Màu hồng phấn ban cho ta sự hi vọng. Màu xám mang lại cho ta sự buồn bã, bi ai). Văn Nhất Đa từng có những bài luận về hội họa Trung Quốc và phương Tây. Ông cho rằng hội họa truyền thống Trung Quốc nhấn mạnh tính trực quan, tạo ra những không gian phẳng. Đó vừa là thành công đồng thời cũng là thất bại của nó. Hội họa phương Tây chú ý đến các chiều của không gian khi miêu tả đối tượng. Theo Lương Thực Thu, ông là người say mê họa sĩ Tây Ban Nha – Diego Velasquez (1599 – 1660) – người có ảnh hưởng lớn đến trường phái hội họa ấn tượng sau này. Tiểu khê(Dòng suối nhỏ) là một bức họa thơ theo phong cách hiện đại: Duyên hôi sắc đích thụ ảnh Thị nhất trường thiên ác mộng, Hoàng áp tại hôn thụy trước đích Tiểu khê để hung đường thượng. Tiểu khê tranh trát trước, tranh trát trước… Tựa hồ hào vô nhất điểm ảnh hưởng. (Bóng hàng cây nâu sẫm. Như một cơn ác mộng dài. Đè lên giấc ngủ chập chờn. Trên ngực của con suối nhỏ. Vẫy vùng, dòng suối vẫy vùng… Tựa hồ không chút tác dụng). Truyền thống thi – họa của Trung Quốc chủ yếu khai thác từ kiến thức hội họa thủy mặc với tranh sơn thủy. Kiến thức về hội họa phương Tây đã mang lại cho Văn Nhất Đa những cảm thụ sắc màu, góc nhìn nghệ sĩ mới mẻ. Tuy nhiên, những cải cách của Văn Nhất Đa không phải chỉ thiên về hình thức. Ông chủ trương hình thức phải phù hợp với nội dung, xuất phát từ nội dung. Hơn thế, hình thức phải mang tính nội dung. Ông cho rằng thơ của Điền Gian không chỉ có âm điệu của tiếng trống mà còn có “tình tự của tiếng trống”. “Tương thể tài y” (Theo vóc dáng mà may áo) là một luận điểm nổi tiếng của ông trong cuộc vận động tân thi bấy giờ. 5. Tân thi đích tiến độ (Tương lai của thơ mới, 1945) là bài tiểu luận Văn Nhất Đa bàn đến lẽ sinh tồn của thơ ca trong thời đại mới. Ông cho rằng thơ ca muốn chiếm được lượng độc giả đông đảo cần biết áp dụng các kỹ thuật của tiểu thuyết và kịch. Từ khi còn là sinh viên của Đại học Thanh Hoa đến khi du học ở Mỹ, Văn Nhất Đa dành nhiều tâm huyết cho việc viết các kịch bản, dựng phim truyền hình. Nhiều bài thơ của ông là sự liên kết giữa kỹ thuật kịch và thơ. Văn Nhất Đa tiên sinh đích thư trác (Bàn học của Văn Nhất Đa) được dàn dựng như một sân khấu kịch. Các nhân vật là hộp mực, từ điển, giấy hoa, lò hương, bút máy, bút lông… hết thảy đều lên tiếng rên xiết cho thân phận. Nhưng cuối cùng chỉ nghe được lời phán xét đầy quyền uy của chủ nhân: “Hết thảy chúng sinh, ai nấy hãy nên yên phận vị của mình”. Dừng lại ở căng thẳng, cao trào là hình thức vận động thường gặp trong một số bài thơ của Văn Nhất Đa. Song chuyển đổi mâu thuẫn mới thực là nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong thơ ông. Phần đầu của bài Nước tù đọng là hình ảnh của vũng ao tù không chút sóng gợn, người ta có thể ném vào đó đồng chì sắt vụn, hắt cả nước cặn canh thừa. Nhưng từ mớ đồng nát sẽ lên màu phỉ thúy, sắt tây hoen gỉ thành cánh hoa đào, bọt trắng sùi lên như ngọc, váng dầu mỡ thành tầng lụa mỏng… Ao tù sẽ thắm tươi sắc màu, thành chốn ca lâu của bầy ếch nhái! Cái xấu sẽ khai khẩn thành cái đẹp? Cảm hứng này càng đặc biệt mạnh mẽ trong Bài ca giặt áo. Giặt thuê là công việc hèn hạ, tủi nhục nhưng chính những người chỉ với xà phòng và nước lã, đêm đêm chong đèn giặt áo, nhỏ lệ tha hương lại đang tẩy gội đồ dơ bẩn của kẻ khác thành thơm tho, sáng láng. Tương tự như vậy, trong Nến đỏ, từ cái chết, sự sống sẽ kết trái, đơm hoa. “Đã tạo nên giai điệu thì chớ là một khúc oán ca” (Quan niệm), sáng tác và lý luận thơ ca của Văn Nhất Đa đều bộc lộ rõ khuynh hướng tích cực đổi mới. Hiện đại hóa bấy giờ được hiểu đồng nghĩa với phương Tây hóa. Nhưng Văn Nhất Đa cho rằng mỗi nền văn hóa đều có quán tính của nó, đặc biệt ở những nền văn hóa có truyền thống lâu đời như Trung Quốc. Do đó ông đã lấy truyền thống làm nền tảng và hiện đại là mục tiêu phấn đấu. Văn Nhất Đa luôn được nhìn nhận là một nhà thơ Trung Quốc hiện đại nhưng ông được đánh giá cao bởi hiện đại mà không phương Tây hóa
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.