Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

pdf
Số trang Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người 4 Cỡ tệp Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người 657 KB Lượt tải Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người 0 Lượt đọc Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người 14
Đánh giá Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người Tô Ngọc Thanh(1) S ố phận của các nền văn hóa cổ truyền trong điều kiện của xã hội đương đại là một vấn đề lớn cần được đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng, trong đó những vấn đề văn hóa của các tộc người thiểu số, nhất là các tộc người có dân số ít cần được quan tâm nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa của một số các tộc người thiểu số đang bị mai một dần, thậm chí có nguy cơ bị biến mất, tác giả đã phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Từ khóa: Văn hóa; dân tộc thiểu số rất ít người; dân tộc thiểu số. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia công bố “Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân”1 tại thời điểm dân số Việt Nam có 85.846.997 người, trong đó có 54 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống2, theo đó, các tộc người có số dân dưới 10.000 người là: Ơ Đu: 376 người (chiếm 0,0004% dân số Việt Nam); Brâu: 397 người (chiếm 0,0005% dân số Việt Nam); Rơ Măm: 436 người (chiếm 0,0005% dân số Việt Nam); Pu Péo: 687 người (chiếm 0,0008% dân số Việt Nam); Si La: 709 người (chiếm 0,0008% dân số Việt Nam); Ngái: 1.035 người (chiếm 0,0012% dân số Việt Nam); Cống: 2.029 người (chiếm 0,0024% dân số Việt Nam); Bố Y: 2.273 người (chiếm 0,0026% dân số Việt Nam); Cờ Lao: 2.636 người (chiếm 0,0031% dân số Việt Nam ); Mảng: 3.700 người (chiếm 0,0043% dân số Việt Nam); Lô Lô: 5.541 người (chiếm 0,0053% dân số Việt Nam); Lự: 5.601 người (chiếm 0,0065% dân số Việt Nam); Chứt: 6.022 người (chiếm 0,007% dân số Việt Nam); Pà Thẻn: 6.811 người (chiếm 0,0079% dân số Việt Nam); La Hả: 8.177 người (chiếm 0,0095% dân số Việt Nam); La Hủ: 9.651 người (chiếm 0,0112% dân số Việt Nam). . Bách khoa toàn thư mở/Wikipedia – Sửa đổi lần cuối lúc 15:59 ngày 16/12/2016. 2 . Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam. 1 Tuy nhiên, dân số chỉ là một tiêu chí phụ, thậm chí chỉ có tác động đến một vài mặt nào đó của nền văn hóa tộc người. Ví dụ, làm thế nào giữ được tiếng mẹ đẻ khi phải kết hôn với người ngoại tộc? làm thế nào để tiến hành các lễ thức thờ cúng của tộc mình khi đã là con dâu hoặc con rể của một tộc khác?,..Đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng với số dân 5.000 trở xuống thì dân tộc đó khó giữ được văn hóa mẹ đẻ. Về lý thuyết là như vậy, nhưng ngay trong nước ta vẫn có những tộc người tuy số dân ít như Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu có dân số chưa đến 1.000 người, các tộc Cống, Bố Y, Lô Lô, Lự,... có số dân dưới 5.000 người mà vẫn giữ được văn hóa. Trong khi đó, người Kháng, người La Ha có dân số trên 10.000 người nhưng từ lâu đã dùng văn hóa của người Thái để thay thế toàn bộ. Trong năm 2010, Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Lào Cai đã khôi phục được một bảng 3.000 mục từ cổ của người Kháng, nhưng không có cách nào để người dân chịu học vì tiếng Thái đã trở thành tiếng mẹ đẻ của họ. Thậm chí, khi đề nghị họ ngồi nghe người già dạy họ học tiếng của tổ tiên họ thì họ bưng miệng cười và bảo “Tiếng gì mà sao khó nghe thế?”. Vì thế, về cơ bản, những vấn đề văn hóa của các tộc người thiểu số là vấn đề chung cho tất cả các tộc người chứ không riêng gì các tộc người có dân số ít. Ngày nhận bài: 10/2/2017. Ngày phản biện: 15/2/2017. Ngày duyệt đăng: 25/2/2017 (1) Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Thêm nữa, vấn đề số phận của các nền văn hóa cổ truyền trong điều kiện của xã hội đương đại là một vấn đề lớn, cần được đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng, trong khuôn khổ của một bài báo khoa học, chúng tôi xin phép được đưa ra một vài vấn đề về văn hóa của các tộc người có số dân dưới 10.000 người như sau: 1. Vấn đề thứ nhất: Khoảng cách lịch sử - xã hội Đã có một khoảng cách rất rộng về hình thái xã hội – lịch sử giữa xã hội cổ truyền của các tộc người thiểu số và xã hội đương đại của chúng ta. Cụ thể như sau: Xã hội cổ truyền là mô hình xã hội khi chưa có những tác động của công cuộc xây dựng xã hội theo mô hình ngày nay. Đó là mô hình trong đó làng, bản, buôn, pơ lây, sóc, pa lay,... (từ đây xin gọi chung là làng) là đơn vị kinh tế xã hội với một lãnh thổ, một bộ phận thống trị điều hành, với vốn ruộng đất, nương rẫy, rừng, nguồn nước và các tài nguyên khác. Cư dân thường là những dòng họ đồng tộc, hoặc tuy là hiếm nhưng nếu là đa tộc thì sẽ có tộc thuộc dòng dõi thống trị nắm giữ quyền thống trị điều hành. Làng có bộ phận chính quyền, trong đó có cả thành phần là những người chuyên giữ những hoạt động tín ngưỡng, khiến cho chính quyền có thêm sức mạnh của thần quyền. Cố nhiên, văn hóa làng là văn hóa của tộc người thống trị, thường được ghi trong luật tục (nếu là tộc người có chữ) hoặc là “luật bất thành văn” nhưng đều được mọi người làng nhớ và tuân theo. Trong “luật” đó quy định rất rõ mọi mối quan hệ, trong đó có thể có các nhóm sau: - Nhóm liên quan đến ruộng, nương, rừng, thảm thực vật, quần động vật và đặc biệt là nguồn nước; - Nhóm liên quan đến các quan hệ xã hội như: giữa dân và chính quyền thông qua các quy định về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, nhiệm vụ của “người làng”, về quan hệ gia đình, gia tộc, các tục lệ cưới xin, ma chay, lịch các ngày Số 17 - Tháng 3 năm 2017 VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN kỵ, ngày tết; - Nhóm các hoạt động liên quan đến mối quan hệ tâm linh chủ yếu là tín ngưỡng “vạn vật có linh hồn” (Animism), trong đó là các hoạt động liên quan đến thiên nhiên như mưa, gió, sấm, chớp, lụt lội, hạn hán, sâu bọ và thú hoang phá hoại mùa màng, đặc biệt là cây lúa với tín ngưỡng Mẹ Lúa (hoặc thần Lúa) (Tết Trung thu cho trẻ con ăn cốm với ngụ ý ăn “sữa”của Mẹ Lúa). Một mối quan hệ rất quan trọng khác là những gì liên quan đến con người từ khi thai nghén cho đến tuổi dậy thì, rồi giao duyên, hôn nhân, dựng nhà mới và đặc biệt là ốm đau và tang lễ, xuất phát từ niềm tin vào sự tồn tại của hồn -vía. Bà con tin rằng con người có thể xác và hồn vía gắn chặt với nhau (Ba hồn bảy hay chín vía như người Kinh, người Mường; tám mươi hồn như người Lào, người Thái). Hồn, vía phải luôn là một, nếu hồn dời đi là người ốm, vì vậy phải sinh ra một ông thầy mà tùy theo từng tộc người có tên khác nhau: Phù thủy, Mo, Then, Pơ Giau,… vì những người này được tin là có đội âm binh có thể đi đến tất cả các thế giới hữu hình cũng như vô hình, tìm được hồn trả về cho thân xác là người sẽ khỏi ốm. Một khoảnh khắc thứ hai không kém phần quan trọng là cái chết, mà các tộc người đều coi là tiếp tục quay về sống ở thế giới của tổ tiên nên mới có tục chia của cho người chết; - Nhóm gồm tất cả những thần, ma, hồn, vía gieo rắc vận hạn, đau ốm vì hàng nghìn lý do khác nhau. Với loại này, dân lại phải nhờ thầy cúng làm lễ giải hạn hay đuổi xúi. Xưa kia, sống trong một thế giới như đã mô tả sơ lược ở trên, con người cảm thấy yên tâm vì mọi quan hệ đã được cha ông giải quyết. Dù cho núi cao, suối sâu, rừng rậm và cuộc đời đầy rủi ro, bất trắc thì họ đã có một “mạng lưới các quan hệ hữu hình cũng như vô hình bảo vệ họ”. Ngoài ra, tất cả các quan hệ chồng chéo, đan xen vừa trình bày ở trên luôn được thể hiện bằng các hình thức tục lệ hoặc các biểu tượng. 43 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Chẳng hạn như lễ cúng cho người ốm thường được hát kể bằng những làn điệu mà lời ca là những câu thơ đẹp, giàu hình ảnh và đôi khi có cả múa. Như thế, một hoạt động văn hóa dân gian thường mang chức năng kép – Chức năng thực hành (cúng cho người ốm) và chức năng nghệ thuật (vỗ về và đưa người vào những thế giới thần tiên khiến họ an tâm tin tưởng hơn). Rõ ràng đó là một xã hội hoàn chỉnh, đồng bộ, quan tâm từ những việc thường ngày cho đến những góc sâu kín nhất của tâm linh. Những hoạt động ấy, ngoài ý nghĩa thực tiễn lại có một dáng vẻ như một biểu tượng văn hóa, đôi lúc còn ẩn giấu một không gian huyền thoại đầy ắp những mong ước đơn sơ nhưng bay bổng của những thăng hoa nghệ thuật. Như vậy, xã hội này đã từng là cái nôi, cái bệ đỡ cho nền văn hóa cổ truyền rực rỡ của các tộc người. Ngày nay, với nhiệm vụ xây dựng một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cái xã hội cùng với nền văn hóa của nó buộc phải nhường lại “võ đài” cho những lực lượng khác. Với tư cách đã từng là mái nhà, đã từng là nền tảng nhiều thế kỷ của nền văn hóa, ngày nay nó phải chịu một quá trình giải thể cấu trúc. 2. Vấn đề thứ hai: Còn hay mất? Tiếp tục thế nào? Lịch sử là một quá trình biến động không ngừng cho nên việc còn hay mất của cái này hay cái khác là chuyện rất bình thường. Vậy chuyện còn mất của cả một nền văn hóa thì sao? Chuyện này đã từng xảy ra trong quá khứ như trường hợp ngôn ngữ và văn hóa người Kháng và người La Ha. Điều đáng lo ngại là hiện tượng “đánh mất văn hóa tự nguyện” đang xảy ra trong các cháu thiếu niên người dân tộc thiểu số nhưng lại không biết nói tiếng tộc người mình, nhất là các cháu con em cán bộ người dân tộc sinh sống ở các đô thị, thành phố và một số nhỏ các cháu học ở trường nội trú trong nhiều năm. Tuy nhiên, số phận nền văn hóa với tư cách là nền văn hóa cổ truyền của các tộc thiểu số sẽ là thế nào khi nó phải chịu một quá trình “giải thể cấu trúc”? 44 VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Giải thể cấu trúc không có nghĩa là nó biến mất hoàn toàn. Trên thực tế, cái nó bị mất chính là vai trò một thành tố quan trọng tham gia vào việc vận hành xã hội đương thời. Nhưng tất cả những giá trị và tinh hoa vật chất lẫn tinh thần được các thế hệ người chủ nhân nó sáng tạo ra thì vẫn còn gần như nguyên vẹn. Do đó, nó không chết. Trái lại, với tư cách là giá trị của truyền thống văn hóa tộc người, nó đã và đang được tham gia vào một quá trình chọn lọc theo yêu cầu phát triển của xã hội đương thời, tức là cùng với những nhân tố khác, nó tham gia vào việc “tái cấu trúc nền văn hóa tộc người”. Vì mỗi tộc người là thành phần hữu cơ của đại gia đình các tộc người Việt Nam, nên nền văn hóa cổ truyền của họ có những nhiệm vụ trước kia chưa từng có là: - Đem những tinh hoa, giá trị truyền thống văn hóa tộc người mình đóng góp, hội nhập vào nền văn hóa đa tộc người của nước Việt Nam đương đại. Đó là quá trình “giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người”, một quá trình mà trong quá khứ phải mất rất nhiều năm mới thành. Trong nhiều trường hợp, một giá trị của tộc người được trở thành tài sản văn hoá quốc gia thì đó là quá trình “quốc gia hóa văn hóa tộc người” và cố nhiên trước khi mang tính quốc gia, giá trị đó phải được tất cả các tộc người Việt Nam tiếp nhận sau một quá trình “tộc người hóa văn hóa quốc gia”. Thông qua một loạt quá trình có tính chọn lọc nhiều tầng, nhiều lần chắc chắn giá trị có một chất lượng mới về nội dung cũng như hình thức. Qúa trình chọn lọc này rất có thể có sự tham gia của các nhà chuyên môn và trong nhiều trường hợp cũng đạt được thành công, nhưng không hiếm trường hợp giá trị văn hóa tộc người bị biến dạng lai căng, xa lạ với thẩm mỹ của đồng bào. Cuối cùng phải nhắc đến một loạt các hoạt động văn hóa có ý nghĩa tâm linh vẫn được nhân dân thực hiện hoặc phục dựng với rất ít biến đổi và mặc nhiên được công nhận là một Số 17 - Tháng 3 năm 2017 VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc trong những giá trị hữu cơ của nền văn hóa quốc gia đương đại. Đó là trường hợp các ngày hội như Hội Lim, Hội Gióng, Hội chùa Hương, Hội Bà Chúa Xứ, Hội Lồng Tồng, Hội Chơi hang,... Một số nghi lễ cũng được bảo tồn như Then Kỳ Yên, Nối Số, Cầu Hoa, Kin Pang Then (Mừng mệnh Then), Pồn Pôông, Cá Sa, Nghi lễ Chầu văn, Lễ Khao lề thế lính Trường Sa. Như vậy, văn hóa cổ truyền của các tộc người Việt Nam (kể cả người Kinh) không những không mất đi mà vẫn còn tham gia vào như một thành tố bền vững của nền văn hóa dân tộc đương đại. 3. Vấn đề thứ ba: Những gì còn cần làm? - Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số có số dân ít, trước hết cần tiến hành tổng kiểm kê vốn văn hóa cổ truyền của các tộc người chưa được điều tra, trong đó ưu tiên các tộc người có số dân rất ít. Việc tổng kiểm kê này cần tỉ mỉ, nghiêm túc thay vì làm theo mô hình của các công trình nhân học thường thấy. - Tiếp đó là ngôn ngữ, trong đó cần ngăn chặn xu hướng bỏ tiếng dân tộc, dùng tiếng Kinh thay thế. tìm kiếm, khôi phục những ngôn ngữ còn có thể dạy lại cho lớp trẻ. - Đề nghị Quốc hội chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có chương trình dạy tiếng và chữ (trong trường hợp có chữ cổ) dân tộc trong cấp Tiểu học; thành lập một chương trình nhiều năm dùng vần chữ cái la tinh có bổ sung, tiến hành bộ chữ cho các tộc chưa có chữ. - Cho phép và hướng dẫn người dân khôi phục và thực hành các hình thức hội hè cổ truyền theo lệ xưa, truyệt đối không có sự “đạo diễn hay dàn dựng” hoặc “sân khấu hóa”. - Riêng các tộc người có số dân ít thì cần căn cứ vào thực trạng của từng tộc người mà có phương cách thích hợp. Ví dụ như người Mảng ở Nặm Ban thì trước hết phải tìm diện tích đất cho họ canh tác; cử cán bộ “cầm tay chỉ việc”,… Cuối cùng, chúng ta cần phải nhận thức rằng vấn đề văn hóa của các tộc người thiểu số không chỉ riêng cho các tộc người thiểu số và cho văn hóa, mà còn liên quan đến sự an nguy của bờ cõi Tổ quốc, chúng ta cần có chính sách quyết liệt và phù hợp cùng với đồng bào có thể giải quyết tốt những trăn trở của mình. Tài liệu tham khảo 1. Bách khoa toàn thư mở/Wikipedia; 2. Kết quả tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam, 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam; 3. Nguyễn Hữu Thông (2003), Tính hợp lý giữa cái còn và cái mất của một di sản, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6; 4. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội. ABSTRACT CULTURE OF THE ETHNIC PEOPLES WITH A POPULATION OF LESS THAN 10,000 Preservation and promotion of traditional cultural values in the context of contemporary society is a major issue that needs to be researched carefully. The ethnic cultural issues, especially for ethnic minorities must be focused. In the present context, the culture of some ethnic minorities is slowly dying out, even at risk of disappearing. The paper analyzes the causes and proposes some practical solutions to preserve and promote the traditional cultural values of ethnic minorities in Vietnam. Keywords: Culture, Ethnic Minorities With A Population Of Less Than 10,000. Số 17 - Tháng 3 năm 2017 45
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.