Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay

pdf
Số trang Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay 4 Cỡ tệp Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay 2 MB Lượt tải Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay 0 Lượt đọc Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay 31
Đánh giá Vận dụng tư tưởng “học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 2-5 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC HIỆN NAY Nguyễn Thị Thanh Hà - Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang Ngày nhận bài: 15/06/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 18/06/2018. Abstract: Ho Chi Minh's ideology on education has been considered a valuable heritage of our nation. With the deep and scientific contents, the thought of Ho Chi Minh on education, especially the thought “Study goes as a pair with practice” has been applied in curriculum of many universities. The paper presents briefly the concept “Study goes as a pair with practice” in Ho Chi Minh ideology and proposes some solutions to apply this thought in teaching at colleges and universities in current period. Keywords: Ho Chi Minh's ideology, teaching, college, university. chất văn hoá - đạo đức… một cách tích cực, toàn diện và thường xuyên của mỗi người. Tính tích cực của việc học thể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng lại ở hiểu biết mà thông qua học mỗi người sẽ trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng cần thiết để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Người cho rằng, học là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi người dân: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [2; tr 40]. Đồng thời, học bao giờ cũng gắn với những nhu cầu, mục đích cụ thể. Theo Người: “Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc và tương lai của cách mạng, học để hành”; “học để làm việc”; chứ không phải học để “làm ông nọ bà kia”, hay là để “làm quan cách mạng”… cho nên, “tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch” [3; tr 145]. Đặc biệt, đối với người cán bộ cách mạng, Người cho rằng “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”, bởi lẽ “Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kĩ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập” [4; tr 627] và “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được... không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình” [5; tr 333]. Học tập không chỉ dừng lại ở sự mở rộng vốn hiểu biết, nâng cao trình độ tri thức và tiến bộ của bản thân, cũng hoàn toàn không phải vì “bằng cấp nọ, học vấn kia”… mà quan trọng hơn là để học tập gắn liền với mục tiêu cao cả của cách mạng là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại ” [1; tr 208]. “Mục đích 1. Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Vấn đề con người luôn là một mục tiêu thiêng liêng, cao cả nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Người cũng chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người đức - tài là: “Học đi đôi với hành”. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở khoa học, phương pháp luận để phát triển toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Bài viết trình bày khái lược về vấn đề “Học đi đôi với hành” trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Người trong quá trình dạy học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và Người coi nhiệm vụ diệt “giặc dốt” cũng quan trọng như nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập vào tháng 5 năm 1950, Người cho rằng: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [1; tr 361]. Tư tưởng ấy của Người là một bộ phận rất quan trọng trong kho tàng lí luận về giáo dục và luôn được coi là mục tiêu, nguyên lí, phương pháp, phương châm dạy và học của nền giáo dục cách mạng nước ta. “Học” là một hoạt động nhận thức tích cực. Đó là quá trình tiếp thụ tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng và các phẩm 2 Email: hathanhllct@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 2-5 học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết… Để xây dựng chủ nghĩa xã hội ” [6; tr 269-270]. Còn “Hành” tức là thực hành, là làm việc. Theo Người, “Hành” là con đường duy nhất, hiệu quả nhất, là mục tiêu cuối cùng của học tập, là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nếu “Học” là việc tiếp thụ tri thức, kinh nghiệm, thì “Hành” là sự vận dụng những tri thức lí luận, kinh nghiệm thực tiễn vào hoạt động lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Do đó, “Hành” là kết tinh của việc học, “Hành” cao cả nhất là hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội, hình thành tư tưởng, tình cảm và hành vi cao đẹp ở mỗi con người, góp phần vào sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng dân tộc Việt Nam. “Học” phải đầy đủ, toàn diện, sát thực tế; “Hành” phải linh hoạt, mềm dẻo; muốn mọi việc làm, mọi hành động cách mạng luôn đúng đắn thì “Khi trở về làm việc, cần phải áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cách khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc” [7; tr 179-181]. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa học tập lí luận và hành động cách mạng. Người cho rằng: “Lí luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng… Hoạt động sản xuất là nền tảng của thực hành, nó quyết định tất cả các hoạt động khác… muốn hiểu biết lí luận và phương pháp cách mạng, phải thực hành tham gia cách mạng…” [7; tr 120130]. Bởi vậy, theo Người: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lí luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải biết kết hợp với thực hành…” [3; tr 399-400]. Điều đó, cho thấy, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời với hành, học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vốn đa dạng và phong phú. Nếu học mà không hành, không áp dụng vào thực tế chẳng khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không thể trôi chảy. Muốn thực hành tốt đòi hỏi người học phải được trang bị những tri thức, kiến thức. Quan điểm của Người đã trở thành bài học sâu sắc có tác dụng kêu gọi mọi người đem việc học gắn bó với thực tiễn nước nhà, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phê phán lối học “suông”, học cốt lấy chữ nghĩa, lấy mảnh bằng, lối học “kinh viện”, không nhằm mục đích phục vụ thực tiễn. Từ nguyên lí đó, Người đã chỉ ra một cách cụ thể về việc vận dụng phương thức học đi đôi với hành. Đối với mỗi người “Ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo,... có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày. Đó là học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến...” [5; tr 527-528], “các em sẽ phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong những công tác của mình” [2; tr 38]. Đối với cán bộ, đảng viên, Người chỉ dẫn: “Học tập làm cho mỗi đảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lí tưởng cộng sản, biến quyết tâm đó thành hành động thực tế trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và đời sống hằng ngày” và “phương châm, phương pháp học tập là lí luận liên hệ với thực tế. Học xong, về xí nghiệp, về hợp tác xã, về cơ quan… phải biến những điều đã học thành hành động cách mạng thực tế. Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông” [8; tr 112]. Dạy và học là sự tương tác hai chiều: dạy - học và học - dạy chứ không phải là một quá trình truyền đạt - tiếp thu tri thức một cách thụ động, một chiều. Người nói: “đi học thì phải có mở lòng, tức phải biết học để làm gì, học như thế nào… trong khi các cô, các chú nghiên cứu tài liệu, không phải học thuộc lòng. Dù có thuộc từ đầu chí cuối mà không biết cách áp dụng vào thực tế thì thuộc cũng vô ích, đó là giáo điều” [7; tr 492-495], dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, dạy một cách thiết thực. Khi học tập nghiên cứu, phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết và suy đoán tương lai, như thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra được đúng đắn. Đặc biệt, Người khẳng định, trong học tập, phải “lấy tự học làm cốt” chủ động, sáng tạo, nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, không tin một cách mù quáng từng câu, từng chữ trong sách. Khi có vấn đề chưa thông suốt, chưa hiểu rõ thì phải đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ, phải đặt câu hỏi “vì sao” và phải suy nghĩ kĩ xem có hợp với thực tế không. Đồng thời, Người nêu yêu cầu việc dạy và học phải đảm bảo tính toàn diện về đạo đức, năng lực: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [9; tr 400-406]; và để đạt được chất lượng, hiệu quả GD-ĐT thì trước hết phụ thuộc vào quá trình tương tác giữa giáo viên và sinh viên: “Học trò tốt hay xấu đều do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu… phải luôn luôn đặt câu hỏi: Dạy ai?... Dạy để làm gì?... lúc đó mới tìm cách dạy… quần chúng công nhân, nông dân, trí thức có nhiều kinh nghiệm. Giáo viên nên khêu gợi những kinh nghiệm để tìm cách dạy tốt” [5; tr 266-271]. Do đó, mỗi giáo viên cần nắm chắc đối tượng học trước và trong khi giảng dạy, từ đó lựa chọn phương pháp, nội dung, vấn đề mang tính trọng tâm, trọng điểm để trao đổi, gợi mở hướng nghiên cứu. Như vậy, tư tưởng giáo dục “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng trong kho tàng lí luận về giáo dục. Lí luận và thực tiễn 3 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 2-5 dạy học đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học, cách mạng và sức sống của tư tưởng ấy trong hiện tại và tương lai. Rõ ràng, học tập trong hoạt động là cách học thông minh và đem lại hiệu quả cao nhất. Mục đích của hoạt động thực hành nhằm giúp người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực cá nhân, làm tăng mức độ sâu sắc, bền vững của kiến thức, qua đó giúp họ nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp. Thấm nhuần tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng dạy và học trong các hệ thống bậc học, cấp học, chung tay xây dựng một xã hội học tập, xem học tập như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống và có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, học bằng nhiều cách. 2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành” trong dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học Quá trình dạy học trong các trường cao đẳng, đại học là hoạt động nhận thức và thực hành của sinh viên do giảng viên tổ chức, điều khiển và hướng dẫn theo mục tiêu, chương trình của nhà trường xác định. Từ đó, chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới về cách thức dạy và học của giảng viên, sinh viên; tăng cường dạy học thực hành và tập luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương tiện kĩ thuật, thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên,... nhằm phát triển năng lực cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong thời gian qua, quán triệt và thực hiện tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các trường cao đẳng, đại học đặc biệt chú trọng đổi mới quá trình dạy và học theo hướng gắn lí thuyết với thực hành, lí luận với thực tiễn. Phần lớn giảng viên đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc tư tưởng đó trong mỗi bài giảng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhờ đó, đa số sinh viên đã có những chuyển biến tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện, xác định đúng đắn động cơ, mục tiêu, thái độ và phương pháp học tập. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì một trong những điểm yếu của quá trình dạy học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay là: nội dung còn mang nặng tính hàn lâm, phương pháp còn coi nhẹ tính thực hành; một số sinh viên chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, chưa nỗ lực cao trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện; mức độ chuyển biến tiến bộ trong học tập và rèn luyện chậm, kết quả học tập còn hạn chế, thiếu bền vững. Đáng chú ý là, một bộ phận sinh viên ở nước ta chỉ học để thi, hoặc để có kết quả cao, tốt nghiệp khá giỏi cho dễ xin việc; đến trường, đến lớp cho “có lệ”, để điểm danh, để không phải học lại môn vì lí do “không bảo đảm thời gian học tập”. Ngoài thời gian ở trên lớp, sinh viên đi làm thêm, đi chơi, ít có sinh viên dành thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự đào sâu suy nghĩ, tự rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp… Họ thiếu sự hứng thú, thiếu niềm say mê, không có sự khát khao khám phá chân trời tri thức, tìm tòi, sáng tạo nâng cao trình độ, năng lực. Kết quả là, một bộ phận sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ, năng lực hạn chế, nhất là năng lực thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các nhà trường và chất lượng, hiệu quả công việc mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Vì vậy, các nhà trường cần quán triệt sâu sắc tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tất cả các khâu, các bước của quá trình GD-ĐT, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.3. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay 2.3.1. Tập trung đổi mới về cách thức dạy và học Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng ta về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT yêu cầu: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học” [10; tr 120]. Thực tiễn cũng cho thấy, việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ của người học chỉ có ý nghĩa khi nó được phối hợp, kết nối và trở thành năng lực giải quyết một cách có hiệu quả các tình huống đặt ra trong nhiệm vụ học tập, lao động, làm việc và cuộc sống. Then chốt của đổi mới phương pháp dạy của giảng viên là phải hướng đến tăng cường các phương pháp sáng tạo, thông qua tổ chức các hoạt động học tập độc lập của sinh viên trong quá trình dạy học. Giảng viên cần chuyển từ vai trò người “truyền thụ kiến thức” sang vai trò người “dạy cách học”; người trực tiếp tổ chức hoạt động GD-ĐT. Mỗi giảng viên cần chuyển từ phương pháp giảng giải, “độc thoại” là chủ yếu sang sử dụng chủ yếu phương pháp tổ chức, dẫn dắt, định hướng quá trình học tập của người học và thúc đẩy động cơ, truyền cảm hứng cho người học, làm cho người học tự giác cao độ về việc học tập, tự tìm kiếm kiến thức bằng suy nghĩ, hành động của bản thân. Giảng viên trở thành người “đạo diễn”, “bạn đồng hành” “bình đẳng” cùng học trò trong quá trình đi tìm chân lí. Việc đổi mới cách thức giảng dạy của giảng viên sẽ buộc sinh viên phải thay đổi cách thức học tập, tăng cường hoạt động tự học, 4 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 2-5 là phương pháp dạy và học. Theo đó, các trường cao đẳng, đại học cần tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhằm đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập của họ trong từng môn học và trong toàn khoá học. Cơ quan khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo từng nhà trường cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các khâu, các bước trong quá trình GD-ĐT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. Kết luận Tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thành quả chắt lọc tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc trong chỉ đạo sự nghiệp GD-ĐT con người Việt Nam. Quán triệt và vận dụng tư tưởng đó, đòi hỏi cần sử dụng đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường cao đẳng, đại học. Mỗi giảng viên, sinh viên cần có nhận thức, thái độ và phương pháp đúng đắn trong dạy và học; thực sự coi việc học tập và làm theo tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Bác Hồ là con đường đúng đắn để việc dạy, việc học của mỗi cá nhân có hiệu quả hơn. chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động, phát triển năng lực của mình; tập trung đổi mới cách dạy của giảng viên, cách học tập của sinh viên; biến quá trình dạy học thành tự học, quá trình đào tạo thành tự đào tạo để phát triển năng lực của sinh viên, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 2.3.2. Tăng cường dạy học thực hành và tập luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn theo mô hình, mục tiêu đào tạo Việc học nắm vững lí thuyết chỉ là để biết, để nhận thức đúng bản chất hiện tượng, sự kiện. Vấn đề quan trọng hơn là cần hình thành các kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên để họ hành động cải tạo, phát triển trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Do đó, các cao đẳng, đại học cần tăng tỉ trọng thực hành trong chương trình đào tạo và từng môn học; tăng cường các hình thức và phương pháp dạy học thực hành, nhất là đưa sinh viên vào thực hành xử lí các tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học thông qua bài tập tình huống. Mỗi sinh viên cần chuyển từ lối tư duy học để biết, để hiểu sang học để làm; từ cách học thụ động “thầy nói sao trò biết vậy” sang cách học chủ động, tích cực, sáng tạo, tự sinh viên phải tìm ra tri thức, tìm ra chân lí dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giảng viên. Để thực hiện được điều đó, cần rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng và phương pháp học tập trong các khâu nghe giảng, ghi chép và tự học. Sinh viên cần học cách học, cách phát hiện, cách giải quyết vấn đề, từ đó hình thành năng lực thực hành và năng lực tự học - tự đào tạo, từng bước hình thành và phát triển năng lực của bản thân. Mỗi sinh viên trong quá trình học tập phải biết vận dụng ngay những kiến thức đã học vào để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học tập vào thực hiện các công việc, các nhiệm vụ theo yêu cầu nghề nghiệp. 2.3.3. Tích cực sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình dạy và học Phương tiện kĩ thuật, thiết bị dạy học hiện đại có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học; đặc biệt là các phần mềm dạy học, thiết bị mô phỏng,... giúp sinh viên hình dung các công việc sẽ phải thực hiện theo yêu cầu nghề nghiệp. Vì vậy, từng nhà trường cần đặc biệt coi trọng sử dụng, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị dạy học hiện đại, góp phần phát triển năng lực thực hành cho sinh viên. 2.3.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng, chi phối các khâu khác của quá trình dạy học, nhất Tài liệu tham khảo [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [5] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [8] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [9] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. [11] Hồ Chí Minh (1990). Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục. [12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.