Vấn đề miễn chấp hành hình phạt

pdf
Số trang Vấn đề miễn chấp hành hình phạt 13 Cỡ tệp Vấn đề miễn chấp hành hình phạt 4 MB Lượt tải Vấn đề miễn chấp hành hình phạt 0 Lượt đọc Vấn đề miễn chấp hành hình phạt 20
Đánh giá Vấn đề miễn chấp hành hình phạt
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 13 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Số 04 (31) 2019 MỤC LỤC LÊ CẢM TRỊNH TIẾN VIỆT Trang Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành và định hướng tiếp tục hoàn thiện trong tương lai (Kỳ 2 và hết) 3 Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức Cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 1) 9 NGUYỄN VĂN THỦY Vấn đề miễn chấp hành hình phạt 20 VƯƠNG THỊ HÀ Một số vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và giải pháp hoàn thiện 30 Một số nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận 36 Quy định pháp luật về chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước đối với đất đai - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện 41 LÊ THỊ THU HẰNG Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 50 BÙI ĐỨC HẬU Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 58 Hợp đồng có giá trị lớn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật của Vương quốc Anh và một số gợi ý cho Việt Nam 61 NGUYỄN XUÂN PHONG PHẠM XUÂN THẮNG PHẠM THỊ TRANG No 04 (31) 2019 INDEX LE CAM TRINH TIEN VIET Page Crime definition under Vietnamese criminal laws currently and orientations to continously complete in the future (Period 2 and end) 3 Continuing to innovate legal thinking in Vietnamese criminal law before the challenge of Industrial Revolution 4.0 (Period 1) 9 NGUYEN VAN THUY Some matters about penalty remisssion 20 VUONG THI HA Several obstacles insentence determination for under 18-year-old person committing the crimes and completing solutions 30 Some causes and solutions to improve the prevention of property theft crime in Phan RangThap Cham city, Ninh Thuan province 36 Legal regulations on the State’s function in representing the entire-people ownership for land - Some obstacles and recommendations 41 Completing legal regulations on restricting human rights and citizens rights according to the Constitution in 2013 50 Some solutions to enhance efficiency of sanctioning administrative violations in managing conditional business lines 58 Great value contracts under the United States of America and the United of Kingdom’s laws and some suggestions for Vietnam 61 NGUYEN XUAN PHONG PHAM XUAN THANG LE THI THU HANG BUI DUC HAU PHAM THI TRANG VẤN ĐỀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT VẤN ĐỀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT NGUYỄN VĂN THỦY* Miễn chấp hành hình phạt (CHHP) được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 là việc hủy bỏ loại hình phạt tương ứng khi có những căn cứ, điều kiện do pháp luật hình sự quy định và không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt còn lại đã được quyết định trong bản án có hiệu lực pháp luật. Đây là chế định thể hiện tính nhân đạo trong tố tụng hình sự của Nhà nước ta đối với việc phân hóa, xử lý người phạm tội bị kết án. Việc tìm hiểu sâu thêm về chế định này là hết sức cần thiết bởi vấn đề quyền con người, quyền công dân trong chính sách pháp luật hình sự luôn được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, Bộ luật hình sự năm 2015 Regulated in the 2015 Penal Code, penalty remisssion is the cancellation of corresponding types of punishment based on criminal law’s conditions that does not compel the convicted person to serve entire or the rest of the sentence decided in the legally effective judgments. This regulation presents the humanity in our State’s criminal procedure for the division and handling of convicted offenders. In-depth studying about penalty remission seems to be extremely essential because of the social attention on human rights and citizens rights in criminal law policy currently. Keywords: Penalty, penalty remission, the 2015 Penal Code. 1. Mối quan hệ giữa hình phạt và miễn chấp hành hình phạt phạm tội phải hiểu rằng họ đã hành động sai trái, do đó, phải gánh chịu hậu quả1. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, ở bất kỳ xã hội có giai cấp nào, để duy trì, bảo đảm trật tự xã hội thì việc quy định trách nhiệm pháp lý và hình phạt cũng nhằm mục đích chung là trấn áp, đe dọa sẽ trấn áp đối với người phạm tội bằng những hình thức tác động khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước đó. Chính vì vậy, mỗi một hệ thống pháp luật đều dựa trên những yêu cầu chính trị để đặt ra và xác định các hành vi phạm tội đồng thời quy định một số loại hình phạt đối với người phạm tội. Các hình phạt đó có thể từ buộc phải xin lỗi cho đến tử hình, nhưng trong mọi trường hợp người Theo C. Mác, “hình phạt không phải là một cái gì khác ngoài phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó”2. Sự tác động từ “hành vi phạm tội chống lại trật tự pháp lý”3 làm cho cơ cấu xã hội tự quyết định nên các thiết chế thượng 20 Khoa học Kiểm sát * Thạc sĩ, Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội, tr.98. 1 2 Các Mác-Ăngghen, Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.89. 3 Markel, D. (2004), “Against Mercy”, Minnesota Law Review 88, tr.1434. Số 04 - 2019 NGUYỄN VĂN THỦY tầng bằng cách xác lập quyền trừng phạt Nhà nước tương ứng. Chống lại hành vi vi phạm các giá trị chuẩn mực được thừa nhận, cố gắng làm thay đổi các quy tắc được ban hành bởi một thiết chế dân chủ, thách thức cơ cấu ra quyết định của nó; Nhà nước, không gì khác hơn phải bảo vệ bản thân bằng cách trừng phạt, và nếu không, nó không để bảo vệ dân chủ chính nó4. Cho nên, “trừng phạt là... một hình thức dân chủ tự vệ”5 được coi như một đặc trưng cơ bản nhất thuộc về bản chất Nhà nước, với phản ứng tích hợp ở trạng thái đó. Do đó, gốc rễ của hình phạt và thực hiện tiếp theo – chấp hành hình phạt (CHHP) chính là hình thức về việc xử lý trách nhiệm hình sự (TNHS)6, hay nói cách khác là hình thức cơ bản của việc thực hiện các TNHS, việc áp dụng các hình phạt với người bị kết án về một tội phạm (thi hành án)7 là hiển nhiên tồn tại ở bất kỳ thể chế chính trị nào. Pháp luật và thực tiễn áp dụng dựa trên nền tảng được thừa nhận chung rằng, việc chấp hành đầy đủ bản án đã tuyên, chính là thực hiện nguyên tắc công bằng cho tất cả. Khi nói đến người bị kết án nghĩa là đề cập đến quá khứ của việc thực hiện hành vi nguy hiểm nhất đối với xã hội và được đặc trưng bởi tính trái pháp luật hình sự, chống lại sự “cai trị của pháp luật”8, không thực hiện những quy phạm cấm của luật hình sự. Đây là sự tất yếu của TNHS, là nơi hội tụ các ý tưởng được quyết định bởi sự trừng phạt đối với người phạm tội bằng tất cả những hạn chế pháp lý về các quyền tự do, được thực hiện nhất quán trong tư pháp hình sự9. Điều đó được ví như “một thanh gươm của Damocles” treo trên các mối đe dọa thực tế của hình phạt và các biện pháp khác của pháp luật hình sự10 [197, tr.13]; mà sự phổ quát của chính “hình phạt là công cụ thiết thực để đưa pháp luật vào thế giới”11 đương đại như là cách dịch chuyển các “quy phạm trừu tượng” 12 từ chế tài hình sự đến với đời sống xã hội. Tuy nhiên, lịch sử tư pháp hình sự đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, chỉ có một số biện pháp tăng cường trừng phạt không thể làm giảm số lượng tội phạm; chính sách hình sự của một thể chế chính trị đòi hỏi không chỉ tăng cường Brian Z. Tamanaha (2004), On the Rule of Law History, Politics, Theory, Cambridge University Press, tr.6-30. 9 Сундурова Ф.Р., Тарханова И.А. (Под ред) (2009), Уголовное право России, Общая часть: Учебник, 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Статут, tr. 610. 10 Энциклопедия Уголовного Права, т. 10, Освобождение от уголовной ответственности и наказания, издание профессора Малинина Спб гк А, Санкт-Петербург, tr.13. 11 Donald R. Davis, Jr. (2010), The Spirit Of Hindu Law, Cambridge University Press, tr.128. 12 Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.38. 8 4 Austin Sarat and Nasser Hussain, (2007), Forgiveness, Mercy and Clemency, Stanford University Press, tr.77-78. 5 Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.77. 6 Сундурова Ф.Р., Тарханова И.А. (Под ред) (2009), Уголовное право России, Общая часть: Учебник, 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Статут, tr. 610. 7 Наумов А.В. (2004), Российское уголовное право. Курс лекций. В двух томах. Т. 1. Общая часть. - 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Юрид. лит., tr.420. Số 04 - 2019 Khoa học Kiểm sát 21 VẤN ĐỀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TNHS và hình phạt mà còn tuân theo quá trình ngược lại: giảm nhẹ trách nhiệm và hình phạt, cũng như tha miễn khỏi việc chấp hành13. Để mềm hóa sự khắc nghiệt, đặc trưng vốn có của sự trừng phạt, Seneca (4 TCN - 65), triết gia người La Mã cho rằng, chính sách tha thứ, “khoan hồng như các đặc quyền đặc biệt của người cai trị”14, theo thứ bậc với lợi thế tuyệt đối có chủ ý “của một cấp trên đối với cấp dưới”; ông nhấn mạnh phải “thể chế hóa chúng bằng cách cung cấp các hướng dẫn mà theo một nghĩa nào đó trói buộc thẩm quyền quyết định tuyên án”15. Điều đó cho thấy rằng, tính nhân văn ở con người hay trong thiết chế pháp luật - giá trị phổ quát cao nhất của thế giới, mang theo với nó là trách nhiệm cuối cùng cho bản thân và cộng đồng xã hội không thể phủ nhận. Cách tiếp cận này đảm bảo một sự hiểu biết đúng đắn các quyền tự nhiên của người phạm tội, người bị ảnh hưởng bởi nó trong việc thực hiện chính sách khoan hồng và nguyên lý căn bản về sự tha thứ phải được dựa trên chủ nghĩa nhân đạo, hướng thiện16. Khổng Tử, nhà triết học cổ đại Trung Quốc nói rằng: “Người nào không rộng lượng thì không thể tồn tại lâu trong sự tù túng, mà cũng Кузнецов A.B (2008), Изменение обстановки как основание освобождения от уголовной ответственности или наказания, (Монография), Омск, tr.3. 14 Richard A.Bauman (1996), Crime and Punishment in Ancient Rome, Published Routledge, tr.79. 13 15 Richard A.Bauman (1996), Crime and Punishment in Ancient Rome, Published Routledge, tr.79. 16 Энциклопедия Уголовного Права, т. 10, Освобождение от уголовной ответственности и наказания, издание профессора Малинина Спб гк А, Санкт-Петербург, tr.715, 716. 22 Khoa học Kiểm sát chẳng thể tồn tại lâu trong hoàn cảnh thuận lợi”, “người rộng lượng chú ý đến sự rộng lượng vì anh ta cảm thấy thoải mái tự tại. Người khôn ngoan chú ý đến lòng rộng lượng bởi vì anh ta thấy nó có ích cho bản thân”17. Trong khi đó, Seneca đã “khơi dậy một kỳ vọng của sự tha tội hoặc khoan dung”, với đề xuất: “khoan hồng làm công cụ trong cải cách pháp luật được coi như là một tính năng của “Humanitas” - (có nghĩa, bản chất con người, nền văn minh và lòng tốt) [160, tr.79]. Thomas More (1478-1535), triết gia người Anh, viết trong tác phẩm đậm tính triết lý chính trị hư cấu18: “Không Tưởng” (Utopia, 1516) vào thời trung cổ thì cho rằng, “không có ai là hoàn toàn không hy vọng giành được sự tự do sau cùng, nếu họ chấp nhận hình phạt ấy trong tinh thần kiên nhẫn, vâng phục và cho lời hứa như cách cư xử tốt trong tương lai... tha thứ như một phần thưởng cho hành vi phục tùng...”19. John Locke (1632–1704), với “cách nhìn nghiêm khắc và cứng rắn của luật pháp có thể gây hại, bằng một hành động xứng đáng được tưởng thưởng và tha thứ, thì thích hợp cho nhà cai trị, trong nhiều trường hợp, có được quyền để làm giảm tính khắc nghiệt của luật pháp và tha thứ cho một số người phạm tội; vì mục đích của chính quyền là bảo toàn cho tất cả, ở mức cao nhất mà Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người, Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.98. 18 J.C. Davis (1983), Utopia and the Ideal Society: A Study of English Utopian Writing 1516-1700, Cambridge University Press, tr.58. 19 Thomas More, Utopia, George M. Logan and Robert M. Adams (Ed) (2002), Cambridge University Press, tr.24. 17 Số 04 - 2019 NGUYỄN VĂN THỦY nó có thể, nên ngay cả điều sai trái cũng được dung thứ...”20… Ngày nay, miễn CHHP được tìm thấy ở tính thống nhất chung của nhân loại bởi các cam kết quốc tế đa phương; được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia thành viên và phổ quát trên bình diện toàn cầu. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955 (Được thông qua tại Cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955, và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977) quy định rằng: “Từ khi tù nhân bắt đầu chấp hành án, phải quan tâm tới tương lai sau khi họ được thả. Họ được khuyến khích và giúp đỡ để duy trì và thiết lập những quan hệ như vậy với những người và tổ chức ngoài nhà tù nếu điều đó thúc đẩy lợi ích tốt nhất của gia đình họ và sự tái hòa nhập xã hội của riêng họ” (Điều 80)21 là một trong những ví dụ sinh động cụ thể về việc phóng thích, tha miễn người bị kết án khỏi sự trừng phạt. Với tư cách là những biện pháp tha miễn trong luật hình sự, miễn CHHP cùng với các chế định tương ứng khác (giảm mức hình phạt đã tuyên; hoãn CHHP tù, tạm đình chỉ CHHP tù, án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện…) John Locke, Khảo luận thứ hai về Chính quyền Chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch, chú thích và giới thiệu (2007), NXB Tri Thức, Hà Nội, tr. 218. 21 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr.748. 20 Số 04 - 2019 trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 2015 không chỉ phản ánh nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự mà còn thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự với những giá trị xã hội cao quý nhất22. Từ quy định của luật hình sự, Toà án có quyền miễn CHHP đối với người phạm tội (án treo) và người bị kết án khi thấy rằng thực sự họ đã đáp ứng các tiêu chí về tính chất tội phạm hay loại hình phạt hoặc do sự hiện diện của một số trường hợp khách quan và chủ quan23 diễn ra trong tiêu chí đánh giá có điều kiện và không điều kiện, được nhà làm luật xây dựng nên. 1) Loại thứ nhất, là bắt buộc, không điều kiện kèm theo không phụ thuộc vào quyết định của Toà án. 2) Loại thứ hai, có điều kiện và thuộc quyền của Toà án khi tha miễn người bị kết án khỏi sự trừng phạt trong trường hợp cụ thể dựa vào các căn cứ và điều kiện pháp lý xuất hiện. Trên cơ sở đó, các biện pháp này có thể được chia thành hai loại: 1) sự xuất hiện của một số hoàn cảnh khách quan (sự kiện pháp lý); 2) các đặc tính tích cực chủ quan của người bị kết án24. Như vậy, miễn CHHP phạt dựa trên khả năng hành động người phạm tội đã bị kết án giảm thiểu đáng kể hoặc mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.710-713. 23 Сундурова Ф.Р., Тарханова И.А. (Под ред) (2009), Уголовное право России, Общая часть: Учебник, 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Статут, tr. 305. 24 Сундурова Ф.Р., Тарханова И.А. (Под ред) (2009), Уголовное право России, Общая часть: Учебник, 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Статут, tr.610. 22 Khoa học Kiểm sát 23 VẤN ĐỀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT vi diễn ra trong quá khứ và hiện tại; đó chính là sự phán đoán trực quan mang tính tư duy trong tư pháp hình sự. Điều đó có nghĩa là, sự bất hợp lý hoặc bất khả thi về hiệu suất của sự trừng phạt đã diễn ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mục đích của hình phạt hoặc đã đạt được, hoặc để đạt được chúng không đòi hỏi trừng phạt hơn nữa, hoặc để đạt được tất cả là không thể25. Chính vì vậy, việc miễn CHHP (toàn bộ hoặc một phần) được nhìn nhận như một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc nhân đạo, với các yêu cầu về cá nhân hóa TNHS cùng các biện pháp tiết kiệm hợp lý cưỡng chế Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện trong một số Điều luật của BLHS năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Hình phạt và miễn CHHP có mối liên hệ hữu cơ trong thể thống nhất của công lý trừng phạt với sự tha thứ. Trừng phạt có thể là một công cụ mạnh mẽ phá vỡ quy luật để khẳng định lại các tiêu chuẩn và công bằng xã hội trong sự trổi dậy của hành vi phạm tội26, mà theo cách của A. Feuerbach, các biện pháp cưỡng chế (hình phạt) chỉ được xây dựng để kiềm chế “các bước chân lạc lối” của số ít người trong xã hội27. Như vậy, quan niệm, triết Иногамовой-Хегай Л.В., Рарога А.И., Чучаева А.И. (2008), Уголовное право российской федерации, общая часть, учебник издание второе переработанное и дополненное, москва, tr.457. 26 Julie Juola Exline, Everett L. Worthington, Jr., Peter Hill and Michael E. McCullough (2003), “Forgiveness and Justice: A Research Agenda for Social and Personality Psychology”, Personality and Social Psychology Review 2003, Vol. 7, No. 4, tr.345. 25 27 Nguyễn Minh Khuê (2015), “Mối quan hệ giữa tự do và hình phạt”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 24 Khoa học Kiểm sát lý về hình phạt như thế nào thì sẽ ảnh hưởng, chi phối đến quan điểm, triết lý về miễn hình phạt tương ứng. 2. Khái niệm miễn chấp hành hình phạt Phụ thuộc rất lớn vào quan điểm chính trị, điều kiện lịch sử, truyền thống pháp luật mà mỗi một quốc gia, dân tộc tự lựa chọn và tìm ra giải pháp tối ưu cho mình trong việc “xây dựng trật tự xã hội trên cơ sở nhấn mạnh sự phù hợp giữa trật tự xã hội với các chuẩn mực văn hóa trong hành vi xử sự... từ chỗ thừa nhận trật tự xã hội dưới những quan điểm chiến lược khác nhau, các quốc gia phát triển những phương thức, công cụ khác nhau để hành xử với các công dân có hành vi xử sự không đúng”28 bằng cách áp dụng “mục tiêu trừng phạt, ngăn chặn, tái hòa nhập và làm mất năng lực phạm tội của kẻ tội phạm”29. Xuất phát từ địa vị pháp lý và phương pháp tiếp cận trong xử lý chuyển hướng cải tạo người phạm tội trên thế giới như vậy, nên việc phân hóa, lựa chọn trong quyết định hình phạt và CHHP ở mỗi nơi mỗi khác. Như Australia và Hoa Kỳ, hình phạt áp dụng cải tạo dựa vào cộng đồng là phổ biến ở một số Bang như là giải pháp được ưu tiên lựa chọn (như án treo, lao động công ích và tạm tha trước thời hạn có cam kết). Một số nước khác lại lựa chọn phạt tiền thay cho tù giam, bằng việc để người phạm tội tự cải 5, tr.49. 28 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội, tr.228. 29 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội, tr. 229. Số 04 - 2019 NGUYỄN VĂN THỦY tạo mà không sử dụng nhà tù, làm giảm đáng kể số người vào tù bằng cách áp dụng cơ chế hình “phạt tiền theo ngày” hoặc “hoãn thi hành hình phạt” như Đức hay Thụy Điển và gia tăng số người ra tù bằng việc tha tù có điều kiện cho người bị kết án như Áo, Thụy Điển, Canada, Ba Lan...30 toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên...”33 nghĩa là, có thể miễn toàn bộ hình phạt hoặc phần còn lại của hình phạt; cùng quan điểm trên, theo GS.TS Đỗ Đình Hòa, GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng “Miễn CHHP là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần còn lại của hình phạt đã tuyên”34, 35. Ở nước ta, khi nói đến khái niệm miễn CHHP, quan điểm giữa các nhà luật học vẫn còn những ý kiến khác nhau: Quan điểm thứ tư, theo TS. Phạm Tấn Beo thì “Miễn CHHP là không buộc người đã bị kết án phải CHHP mà Tòa án đã tuyên đối với họ”36. Quan điểm thứ nhất, theo GS.TSKH Lê Văn Cảm thì, “Miễn CHHP là hủy bỏ việc chấp hành biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất mà Tòa án đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án”31. Quan điểm thứ hai, theo PGS.TS Trịnh Quốc Toản thì “Miễn CHHP là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần của hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước mà Tòa án đã tuyên trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với họ, khi có đủ các căn cứ và điều kiện áp dụng”32. Quan điểm thứ ba, TS. Phạm Thị Học cho rằng, “Miễn CHHP là không buộc người đã bị kết án phải chấp hành Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội, tr. 242-251. 31 Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.790. 32 Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.212 30 Số 04 - 2019 Giải thích về chế định này, theo Từ điển Luật học thì miễn CHHP là “Không buộc người bị kết án phải CHHP đã tuyên hoặc tiếp tục CHHP còn lại”37. “Miễn” theo Từ điển tiếng Việt thì “Tha cho, không phải chịu”38 hoặc “Tha cho khỏi”39 hoặc “Thoát khỏi, tránh khỏi, trừ bỏ đi, tha cho”40. Trong tiếng Anh, “Remission” nghĩa là việc bãi bỏ, hủy bỏ, Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.225. 34 Bộ Công an, Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 257. 35 Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB, Công an nhân dân, Hà Nội, tr.464. 36 Phạm Tấn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1, (Phần chung), NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.436, 464. 37 Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Bách Khoa NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.563. 38 Từ điển tiếng Việt (1967), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.663. 39 Viện ngôn ngữ (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.84, 729, 634. 40 Từ điển tiếng Việt (2005), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.1290. 33 Khoa học Kiểm sát 25 VẤN ĐỀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT giảm án, khoan hồng, việc tha miễn (trách nhiệm, hình phạt, nộp tiền)41 hoặc “Pardon” nghĩa là ân xá, tha thứ, tha tội... 42. Tương tự như vậy, miễn CHHP được các học giả người Nga định nghĩa theo từng trường hợp cụ thể, điển hình: FR. Sundurov và IA. Tarkhanov, xác định việc miễn hình phạt theo nghĩa rộng của từ này là sự từ chối của Toà án (hoặc Thẩm phán) (có điều kiện hoặc không điều kiện) từ việc sử dụng hoặc mục đích thực hiện các hình thức truyền thống của luật hình sự đối với các hành vi phạm tội như hình phạt hình sự43. Tuy nhiên, khi đề cập đến tình trạng “không bị trừng phạt”, VI. Frolov, coi việc miễn hình phạt như là “sự từ chối của Nhà nước gây ra cho người phạm tội những sự tước bỏ hoặc hạn chế mang tính chất cá nhân hoặc tài sản khi người đó có khả năng cải tạo và giáo dục, ngăn ngừa việc thực hiện các tội phạm mới mà không cần áp dụng hình phạt”44. Theo V.P. Revina, khi “một người được miễn hình phạt sẽ được coi là không Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải và Phan Thăng, Từ điển pháp luật Anh - Việt (2009), NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ chí Minh, tr.1120. 42 Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải và Phan Thăng, Từ điển pháp luật Anh - Việt (2009), NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ chí Minh, tr.924. 43 Сундурова Ф.Р., Тарханова И.А. (Под ред) (2009), Уголовное право России, Общая часть: Учебник, 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Статут, tr.611. 44 Фролов В. И. (2007), Уголовное право российской федерации: Учебник. 2-е изд, пер. и допол., «КОНТРАКТ», «ИНФРА, // Справочная правовая система «Консультант Плюс. Версия Проф, tr.158. bị kết án”45. YV.Grachev cho rằng, miễn hình phạt với bản chất của nó là “để tha miễn người phạm tội đã bị kết án đối với hành vi phạm tội”46. Theo A.G Kibalnik, “Miễn hình phạt – là không áp dụng các hình phạt (hoàn toàn hoặc một phần) đối với người coi là có tội trong việc thực hiện tội phạm47. S.I. Zelda, đưa ra khái niệm về miễn CHHP có tính bao quát hơn khi xác định: “Đó là một hành vi công lý được áp dụng theo hình thức thủ tục luật định đối với người bị kết án về một tội phạm, và hoàn toàn giải phóng con người [tù nhân] khỏi sự trừng phạt - từ việc tước bỏ hoặc hạn chế các quyền, đó là nội dung của hình phạt và thực sự trải qua quá trình chấp hành [bản án] cũng như các hậu quả pháp lý của việc kết án – một án tích”48. Các quan điểm trên đã đúng khi luận giải việc thực hiện miễn CHHP khi đề cập đến tình trạng pháp lý với khả năng “không buộc” hoặc “hủy bỏ” hình phạt phải chấp hành trong bản án đã tuyên đối với người đã bị kết án. Hầu hết các quan điểm được định nghĩa bởi cách tiếp cận 41 26 Khoa học Kiểm sát Аминов Д.И., Беляева Л.И., Боровиков В.Б. (2009), Уголовное право России, Общая часть: учебник, 2-е изд., испр. и доп. М.: Юстицинформ, tr.380. 46 Чу-чаева А. И. (под ред) (2015), Уголовное право, общая часть: учебник для бакалавров, 2-е изд., перераб. и доп. - Москва : Проспект, tr. 363. 47 Наумова A.B. (2007), Уголовное право России. Практический курс: учеб.-практ. пособие : учеб. для студентов вузов, обучающихся по специальности «Юриспруденция» - 3-е изд., перераб. и доп. - М.: Волтере Клувер, tr.255. 48 Зельдов С. И. (1982), Освобождение от наказания и от его отбывания, м., tr.14. 45 Số 04 - 2019
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.