Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam

pdf
Số trang Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam 68 Cỡ tệp Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam 2 MB Lượt tải Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam 2 Lượt đọc Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam 20
Đánh giá Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 68 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN MỤC LỤC 5 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 6 LỜI CÁM ƠN 7 TÓM TẮT BÁO CÁO Mục tiêu và bối cảnh của báo cáo Đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước trong phát triển Việt Nam Những kết luận chính từ các Báo cáo Chuyên đề 8 8 8 9 GIỚI THIỆU Bối cảnh: Khát vọng Việt Nam 2035 Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Việt Nam Sự đồng thuận ngày càng tăng về sự cần thiết thay đổi vai trò của nhà nước Bài học từ kinh nghiệm quốc tế Xây dựng năng lực nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế Xây dựng sự đồng thuận về cải cách vai trò của nhà nước 11 12 14 15 16 20 21 TÓM TẮT NHỮNG PHÁT HIỆN TỪ CÁC NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ MANG TÍNH NỀN TẢNG Đầu tư Quốc gia Dịch vụ công Các tiện ích cơ sở hạ tầng công Phát triển ngành tài chính 23 23 31 44 53 TÓM TẮT CÁC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế Việt Nam Đổi mới trong huy động nguồn lực để mang lại kết quả công bằng Xây dựng thể chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, gia nhập thị trường và rút khỏi các hoạt động kinh doanh Đẩy mạnh quản lý nhà nước và trách nhiệm giải trình 62 62 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 64 65 6 DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT ADB ASEAN APD CIEM CLM CPV CSOs DSI GoV GDP IBNET IMF KHPTKTXH MOIT MOET MOH MOF MOLISA MONRE MPI MPER NCIF NFSC NPLs NGO OECD PPP PSP PSU SBV SDGs SEDP SOEs VBSP VDB WB WEF WTO Ngân hàng phát triển Châu Á Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á Học viện Chính sách và Phát triển Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Campuchia- Lào - Myanmar Đảng Cộng sản Việt Nam Các tổ chức xã hội dân sự Viện Chiến lược Phát triển Chính phủ Việt Nam Tổng sản phẩm quốc nội Mạng lưới định chuẩn quốc tế cho các công trình nước và vệ sinh Quỹ tiền tệ quốc tế Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Y tế Bộ Tài chính Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Bộ Tài nguyên môi trường Bộ Kế hoạch và đầu tư Kế hoạch tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế Trung tâm quốc gia về dự báo và thông tin kinh tế xã hội Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia Nợ xấu Tổ chức phi chính phủ Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Đối tác công tư Nhà cung cấp dịch vụ công Đơn vị dịch vụ công Ngân hàng nhà nước Việt Nam Mục tiêu phát triển bền vững Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Doanh nghiệp nhà nước Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng thế giới Diễn đàn kinh tế thế giới Tổ chức Thương mại thế giới LỜI CẢM ƠN LỜI CÁM ƠN Báo cáo này là sản phẩm của chương trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới “Việt Nam: Tăng cường vai trò kiến tạo của Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường” được Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Australia hỗ trợ. Các quan điểm trình bày trong báo cáo này là quan điểm của các tác giả và không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia hay Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng; Ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng; Ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng và các lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho ý kiến chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu. Các tác giả chính đóng góp cho các chủ đề trong phần vai trò của nhà nước bao gồm: (i) “ Vai trò của Nhà nước với tư cách là Nhà đầu tư Quốc gia”: Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương-CIEM), Bà Nguyễn Thị Luyện (CIEM) và Ông Đinh Trọng Thắng (CIEM). (ii) “ Vai trò của Nhà nước trong Tổ chức và Cung ứng Dịch vụ Công ở Việt Nam”: Bà Mai Thị Thu (Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Dự báo và Thông tin Kinh tế xã hội - NCIF), Bà Nguyễn Thị Linh Hương (NCIF) và Bà Trần Thị Hồng Minh (NCIF). (iii) “ Vai trò của Nhà nước trong việc Nâng cao Hiệu quả Dịch vụ Công”: Tiến sỹ Nguyễn Văn Vinh (Phó Viện Trưởng Viện Chiến lược Phát triển - DSI) và Ông Đoàn Văn Minh (DSI). (iv) “ Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Hệ thống Tài chính Việt Nam”: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Văn Hùng (Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển - APD) và Tiến sỹ Phạm Minh Tú (APD). Nhóm công tác của Ngân Hàng Thế giới bao gồm Ông Đoàn Hồng Quang – Trưởng nhóm; Ông Lê Duy Bình (Tư vấn kinh tế) phối hợp với các đồng nghiệp và hỗ trợ nghiên cứu với sự chỉ đạo chung của Bà Victoria Kwakwa (Phó Chủ tịch Khu vực, Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới), Ông Mathew Verghis (Trưởng Ban, Ban Quản lý Kinh tế Vĩ mô và Tài chính Toàn cầu), Ông Sandeep Mahajan (Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) và Bà Vũ Thị Anh Linh đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu và xây dựng báo cáo này. Ông Raymond Mallon (Chuyên gia kinh tế) đã hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ trong việc xây dựng báo cáo hợp nhất này. 7 8 Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN TÓM TẮT BÁO CÁO Mục tiêu và bối cảnh của báo cáo Báo cáo này tổng hợp những thông điệp chính từ các nghiên cứu chuyên đề do các viện thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI) thực hiện nhằm nghiên cứu vai trò của nhà nước trong phát triển nền kinh tế tại Việt Nam. Những báo cáo chuyên đề được sử dụng làm đầu vào cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 của Chính phủ và Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo này nhằm chuyển tải các thông điệp chính từ các báo cáo chuyên đề thành những phương án hành động nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi các định hướng chính sách trong KHPTKTXH. Mục tiêu cụ thể của báo cáo này bao gồm: • T ổng hợp các bằng chứng hiện tại và tranh luận về vai trò thích hợp của nhà nước trong những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. • X  ác định các lĩnh vực với bằng chứng rõ ràng về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế Việt Nam và nêu bật các lĩnh vực khác có tiềm năng giảm sự can thiệp của nhà nước. • X  ác định những lĩnh vực cần tiếp tục thử nghiệm và thích ứng chính sách nhằm xác định vai trò của nhà nước phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng cụ thể của người dân Việt Nam. • Khuyến nghị các hành động cải cách ưu tiên ngắn và trung hạn. Đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước trong phát triển Việt Nam Trong giai đoạn Đổi Mới vẫn còn tồn tại cuộc tranh luận kéo dài (và hiện vẫn chưa được giải quyết) về vai trò của nhà nước. Một thông điệp thường được nhắc đi nhắc lại là nhà nước phải có “vai trò lãnh đạo” trong nền kinh tế, với các cách hiểu mâu thuẫn, và khác nhau về hàm ý “vai trò lãnh đạo”. Cuộc tranh luận này được một số người dùng để biện minh cho việc giữ lại vai trò chủ đạo của nhà nước trong các hoạt động kinh doanh. Sự mơ hồ hiện tại về vai trò của nhà nước dẫn đến sự nhầm lẫn, bất định và bất ổn chính sách, và đem đến những cơ hội tiêu cực cho tham nhũng và khuyến khích hành vi “trục lợi” và làm chậm phát triển kinh tế xã hội. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế nhận thức được rằng nhà nước có vai trò nòng cốt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, với vai trò là một chủ thể với chức năng điều tiết và tạo thuận lợi có hiệu quả, khắc phục sự thất bại của thị trường, tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và cá nhân và tạo thuận lợi cho việc cung cấp những dịch vụ và cơ sở hạ tầng công thiết yếu. Thành công trong tương lai của Việt Nam trong việc chuyển đổi nhanh chóng thành quốc gia có thu nhập cao sẽ phụ thuộc vào việc tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam một cách có hiệu quả. Vấn đề không phải là nhà nước hay thị trường tốt hơn, mà vấn đề là ở chỗ thiết kế sắp xếp thể chế như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng nhà nước và thị trường bổ sung cho nhau nhằm đạt được các mục tiêu cốt lõi của chính phủ Việt Nam. TÓM TẮT BÁO CÁO Mặc dù chúng ta có thể học được từ những bài học kinh nghiệm quốc gia và quốc tế quan trọng, nhưng không có một “mô hình tốt nhất” nào có thể được áp dụng tại Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tiếp tục giám sát và điều chỉnh các thể chế và hệ thống nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng năng lực của nhà nước cần phải được nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn sự phát triển của tất cả các thể chế kinh tế thị trường và tạo thuận lợi cho việc phát triển các thị trường nhân tố. Và do năng lực nhà nước (nhân lực và tài lực) là có hạn, cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng nguồn lực được phân bổ cho các lĩnh vực và các vấn đề được ưu tiên cao nhất. Những kết luận chính từ các Báo cáo Chuyên đề Các báo cáo chuyên đề xác định những lĩnh vực cụ thể trong đó vai trò nhà nước cần phải được đẩy mạnh (ví dụ: lập kế hoạch, tiêu chuẩn, thực thi pháp luật, phát triển các thể chế thị trường và các thị trường nhân tố, theo dõi và giám sát), và những lĩnh vực khác trong đó vai trò của nhà nước cần phải giảm bớt hoặc sắp xếp lại cho hợp lý (ví dụ: các hoạt động thương mại và thủ tục hành chính). Nhà nước không nên thay thế khu vực tư nhân trong các trường hợp mà thị trường đang, hoặc có thể, hoạt động hiệu quả hoặc nơi có cạnh tranh. Trong một số lĩnh vực trọng yếu (ví dụ: nhằm mục tiêu vào các nhóm dễ bị tổn thương, cải thiện chất lượng và thực thi luật pháp, xây dựng những qui định độc lập và sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch và giám sát), cần có những thử nghiệm nhiều hơn nhằm tìm ra những phương án tốt nhất để nâng cao tính hiệu quả của nhà nước. Một thông điệp chính nữa là sự “thay đổi tư duy” sẽ rất quan trọng nhằm thực hiện thành công cải cách. Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần làm việc cùng nhau để xây dựng các chiến lược trung hạn cho việc hình thành, “quảng bá” và thực hiện cải cách. Họ cần tham khảo ý kiến rộng rãi và chủ động xác định khó khăn cản trở phát triển và xây dựng bằng chứng dựa trên cải cách. Các phương tiện truyền thông và xã hội cần tham gia nhiều hơn nữa vào việc xem xét, theo dõi tiến độ và vận động cho những thay đổi. Nhà nước cần nâng cao các thể chế thị trường và năng lực của nhà nước nhằm điều tiết có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Phát huy những thị trường nhân tố (đất đai, lao động và vốn) là những ưu tiên cấp thiết. Cần phải xây dựng và phát huy hơn nữa các qui định có hiệu quả trong những lĩnh vực trọng tâm, bao gồm cạnh tranh, thị trường tài chính và vốn, mạng lưới công nghiệp, các tiêu chuẩn về y tế và giáo dục, an toàn thực phẩm và xây dựng năng lực nhằm cải thiện chất lượng quy định nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu luật pháp quốc gia một cách hiệu quả nhất. Các nhà hoạch định chính sách cần phải lưu ý đến những cơ hội nhằm giảm thiểu gánh nặng về quy định đối với doanh nghiệp khi đánh giá các chi phí và lợi ích của quy định. Cần quan tâm đến những thắc mắc định kỳ của người dân trong những ngành có vấn đề nhằm xác định những rào cản đối với cạnh tranh và tăng trưởng năng suất. Hình thức báo cáo hàng năm về chất lượng quy định pháp lý và những nỗ lực cắt giảm chi phí quy định pháp lý có thể giúp tăng áp lực đối với việc cải thiện chất lượng quy định pháp lý. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có nhiều mô hình khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ công thiết yếu (giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng cơ bản) và cơ sở hạ tầng công có thể mang lại những kết quả thành công và công bằng. Nhiều quốc gia đã đạt được kết quả tốt với sự tham gia trực 9 10 Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN tiếp tương đối mạnh mẽ của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công và cơ sở hạ tầng. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu, và xác định ưu nhược điểm của mỗi mô hình, và điều chỉnh mô hình được ưa chuộng nhất cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Việc tiếp tục thực hiện giám sát, học hỏi và thích ứng là yếu tố quan trọng trong nỗ lực xây dựng năng lực của nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng. Trong khi nhà nước tiếp tục cố gắng cung cấp những dịch vụ công và cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các nhóm yếu thế, nhu cầu cung cấp dịch vụ công chất lượng cao hơn đang ngày càng gia tăng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Nguồn lực công tại Việt Nam sẽ không đủ để chi trả các chi phí ngày càng tăng của các dịch vụ và cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Nguồn lực tư nhân cần phải được huy động để chi trả một phần cho các chi phí này. Nhà nước nên tìm các cơ hội trao quyền cho người nghèo bằng cách khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ công (PSPs), trong khi vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, nhà nước nên tiếp tục trợ giá cung cấp dịch vụ công và cơ sở hạ tầng cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và cho những khu vực khó khăn nhất. Có những cơ hội mới nhằm cải tiến cách thức nhà nước tạo thuận lợi cho phát triển. Công nghệ thông tin, cơ quan quản lý nhà nước độc lập, các PSPs tư nhân và các doanh nghiệp xã hội là những lựa chọn mới nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của nhà nước. Trong một số trường hợp việc trợ cấp cho người nghèo để họ tự chi trả cho các PSPs có thể có hiệu quả và hiệu lực hơn là trợ cấp trực tiếp cho các PSPs. Nhà nước cũng có thể xây dựng các đơn vị tự chủ - chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và địa phương – nhằm cung cấp những dịch vụ công thiết yếu và cơ bản cho cộng đồng địa phương tại các khu vục nơi không thu hút được các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (PSPs). Báo cáo này xác định những đổi mới trong cung cấp dịch vụ công có thể được thử nghiệm và thông qua tại Việt Nam. Mở cửa các dịch vụ công và gia tăng việc sử dụng định chuẩn hiệu suất có khả năng tăng tính cạnh tranh và tính hiệu quả. Nhà nước cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và giám sát chất lượng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn quốc gia được đáp ứng (ví dụ như đường giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế, kỹ năng hướng nghiệp và chất lượng nước). Các nhà vận hành nên bị cấm tham gia các hành vi thiếu cạnh tranh đi ngược lại lợi ích công. Trọng tâm giám sát của nhà nước nên đặt vào thúc đẩy cạnh tranh một cách công bằng, minh bạch và cởi mở nhằm hướng đến cải thiện chất lượng, hiệu quả chi phí của dịch vụ hạ tầng cơ sở công. Tăng cường tính minh bạch, mở cửa và khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham gia của nhà nước với xã hội dân sự - bao gồm cả việc đảm bảo công dân có cơ hội tham gia góp ý và nhận xét cho việc lập kế hoạch, lên ngân sách, thực thi, theo dõi và đánh giá các quá trình ở tất cả các cấp của chính phủ là cần thiết để nâng cao trách nhiệm giải trình. Các thể chế giám sát và quy định độc lập hơn do nhà nước hỗ trợ (các thể chế mà không có lợi ích trong các hoạt động thương mại) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và xây dựng nền kinh tế cạnh tranh hơn. Sự tham gia nhiều hơn của công chúng và các phương tiện thông tin đại chúng vào việc thiết kế chính sách, qui trình rà soát và giám sát trong việc triển khai các sáng kiến cải cách, và tham gia vào việc vận động thay đổi trong các định hướng cải cách khi cần, cũng có thể tạo ra sự ủng hộ rộng rãi hơn cho cải cách và hỗ trợ nhà nước thực hiện chương trình cải cách hiệu quả hơn.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.