Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng

pdf
Số trang Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng 4 Cỡ tệp Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng 90 KB Lượt tải Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng 0 Lượt đọc Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng 2
Đánh giá Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Ứng phó với lời mời đầy cám dỗ của nhà tuyển dụng Sau một thời gian dài suy thoái, nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi không thể diễn ra trong một sáng một chiều mà đòi hỏi cả một quá trình dài. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao nhiều người lao động thường chấp nhận những lời đề nghị việc làm một cách chóng vánh mà không để ý xem công việc đó có ổn với mình không. Đầy người gật đầu với nhà tuyển dụng chỉ để giải quyết nhu cầu “có việc” hoặc để có tiền chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày hay vì lời mời quá nhiều hứa hẹn… Nếu như nền kinh tế bền vững, sự vội vàng đó còn có thể chấp nhận được bởi rủi ro đến với bạn không quá nặng nề, kể cả trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn cũng không phải quá lo lắng để tìm công việc mới. Nhưng khi nền kinh tế đang gặp vấn đề thì hậu quả của sự nóng vội đôi khi lại không hề nhỏ. Sau đây là 5 lý do khiến bạn nên xem xét kỹ trước những lời mời mọc: Thiếu hứng thú đồng nghĩa với làm việc kém hiệu quả Nếu bạn thờ ơ, không hứng thú với công việc, khi bắt tay vào, mọi thứ sẽ khó khăn và chán nản hơn rất nhiều. Một khi lòng đã không mê, bạn dễ rơi vào tình trạng làm cho xong, thiếu nhiệt tình và mang tính đối phó nhiều hơn. Bởi vậy, khi nhận được lời đề nghị của nhà tuyển dụng, điều đầu tiên là bạn phải nghĩ xem mình có thích hay không đã. Tất nhiên, việc gì cũng cần có thời gian để thích nghi nhưng để làm được điều đó, bạn cũng mất một khoảng thời gian kha khá. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bỏ việc sau một thời gian tìm kiếm mục tiêu và niềm say mê nhưng vô vọng. Tốt hơn hết, đừng vội bị cám dỗ bởi lời mời mọc và những hứa hẹn hấp dẫn, hãy suy nghĩ xem mình có đủ khả năng đảm nhận và công việc đó có phù hợp với chuyên môn, đam mê của bạn không đã. Mọi lý do khác lúc này nên gạt sang một bên. Đừng vội bị cám dỗ bởi lời mời mọc và những hứa hẹn hấp dẫn, hãy suy nghĩ xem mình có đủ khả năng đảm nhận và công việc đó có phù hợp với chuyên môn, đam mê của bạn không đã - (Ảnh minh họa) Lương thấp sẽ khiến bạn không hài lòng và cảm thấy ức chế Một số người rơi vào tình trạng thất nghiệp quá dài và họ đối mặt với đủ thứ hóa đơn phải thanh toán. Tiền nhà, tiền điện nước, các khoản chi tiêu cho con cái, cho gia đình hằng ngày khiến bạn như phát điên. Tuy nhiên, nếu chấp nhận công việc chỉ vì muốn có tiền để trang trải cho sinh hoạt phí thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng bị ấm ức vì số tiền bạn nhận được không xứng với công lao bỏ ra. Sự ức chế về mặt tài chính còn gây ra một phản ứng dây chuyền, bạn có thể xung đột với đồng nghiệp hay thậm chí cả người thân xung quanh. Đó là chưa kể việc bạn cảm thấy thất vọng vì nghĩ mình bị đánh giá quá thấp, không có cơ hội thăng tiến hay kết quả của công việc mà bạn đảm nhận đang không khả quan chút nào. Một thực tế hiện nay là nhiều ứng viên cần có việc làm đến nỗi, khi nhà tuyển dụng mời, họ chấp nhận ngay mà không cần trao đổi về quyền lợi. Đây cũng là một sai lầm dẫn bạn đến tình trạng phải nhận mức lương không xứng đáng. Bạn đang tự tạo ra một tiền lệ xấu và rất khó thay đổi Bạn chấp nhận lời mời của nhà tuyển dụng mà không cần biết công việc đó có phù hợp hay không. Sự chủ quan đó nhiều khi dẫn bạn đến chỗ công việc ấy quá tầm thường so với năng lực của bạn. Nghĩa là, bạn đang tự hạ thấp giá trị bản thân. hi một chú thiên nga sống cùng đàn gà, dần dần, nó sẽ quên đi dòng giống của mình và nghĩ mình chỉ là gà mà thôi. Điều đó để nói rằng, nếu một lần bạn chấp nhận những công việc dưới tầm, điều đó dễ khiến bạn suy nghĩ bạn hợp với những công việc như thế và tạo thành tiền lệ cho những lần sau. Trong tiềm thức của bạn bắt đầu lóe lên ý nghĩ “tại sao lại gọi cả chiếc bánh to trong khi thực tế mình chỉ cần một mẩu?”. Hậu quả tồi tệ là bạn dần đánh mất sự tự tin, mất dần can đảm để thử sức với những công việc khó khăn hơn trong tương lai. Với tình hình đó, bạn chỉ có thể giẫm chân tại chỗ mà thôi. Sự lo sợ xâm chiếm tâm trí bạn Sau một thời gian dài lang thang tìm việc, nếu tìm được việc làm, chắc chắn bạn sẽ rất lo sợ mất đi công việc đó. Nếu cứ mang theo nỗi sợ đó, liệu bạn có thể hoàn thành tốt công việc hay không, có đủ bình tĩnh, sáng suốt để đưa ra quyết định hay tạo bước đột phá quan trọng đầy tính sáng tạo và mạo hiểm? Chắc chắn, câu trả lời là không. Bởi một khi đang trong tâm trạng lo lắng, bạn không đủ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt và tìm mọi cách để không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ điều gì. Trong đầu bạn lúc này chỉ có một suy nghĩ là làm sao để giữ được vị trí này và điều đó cũng khiến bạn không thể bày tỏ chính kiến hay phát huy bản thân. Bạn thiếu kiên nhẫn để đi đến đích Trước khi nói về điểm này, bạn hãy nghe câu chuyện về người đàn ông thừa kế mỏ vàng bỏ hoang trước. Ông ta miệt mài đào bới một mình ngày nay qua tháng khác bởi ông tin rằng, có một kho báu đang đợi mình. Tuy nhiên, sau một thời gian khá lâu, ông bắt đầu nản chí, thấy mình đã làm một việc vô ích. Ông quyết định bán lại mỏ vàng cho người khác, ôm niềm vui vì nghĩ mình đã kiếm được món hời. Khi người chủ mới tiếp quản mỏ vàng này, ông ta tiếp tục đào. Điều bất ngờ là chỉ đào thêm vài ba bước chân nữa, ông chủ mới đã khám phá ra kho báu.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.