Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương

pdf
Số trang Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương 6 Cỡ tệp Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương 328 KB Lượt tải Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương 0 Lượt đọc Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương 67
Đánh giá Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SẢN PHỤ CÓ THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Trương Thị Bích Hà1, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm trong thai kỳ (TCTTK) và thai chậm tăng trưởng trong tử cung (TCTTTTC) có ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai. Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ biểu hiện TCTTK ở sản phụ có TCTTTTC và một số yếu tố liên quan. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 sản phụ có TCTTTTC tại bệnh viện Hùng Vương từ 03/2020 đến 08/2020 với bảng điểm EPDS có điểm cắt 13. Kết quả: Tỷ lệ biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là 13,5%; KTC 95% [10,2 – 16,8]. Qua phân tích hồi quy đa biến các yếu tố, bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là: (i) Nhóm có chồng với nghề nghiệp không ổn định tăng nguy cơ biểu hiện TCTTK so với nhóm có chồng với nghề nghiệp ổn định, OR = 3,04; KTC 95% [1,12 - 8,29]. (ii) Nhóm sản phụ có sang chấn tâm lý trong thời gian 2 tuần gần đây tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có sang chấn tâm lý, OR = 5,19; KTC 95% [2,15 - 12,57]. (iii) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt sức khỏe tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt sức khỏe OR= 2,81; KTC 95% [1,35 – 5,85]. (iv) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt tinh thần tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt tinh thần, OR = 8,88; KTC 95% [2,92 – 26,96]. Kết luận: Trầm cảm trong thai kỳ trên sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung là vấn đề cần được quan tâm và cần thêm các nghiên cứu can thiệp trong tương lai Từ khóa: biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ, thai chậm tăng trưởng trong tử cung ABSTRACT PREVALENCE OF DEPRESSIVE SYMPTOMS IN WOMEN WITH INTRAUTERINE GROWTH RESTRICTION AT HUNG VUONG HOSPITAL Truong Thi Bich Ha, Huynh Nguyen Khanh Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 251 - 256 Background: Depression in pregnancy and fetal growth delay in the uterus have a negative effect on both mother and fetus. Objectives: Study to investigate the prevalence of depressive symptoms in pregnant women with intrauterine growth retardation (IUGR) and some related factors. Methods: We performed a cross-sectional study on 400 pregnant women with intrauterine growth restriction at Hung Vuong Hospital. The study is conducted during the period from 03/2020 to 08/2020. The study used EPDS scores with cut-off 13 to evaluate pregnant women with symptoms of depression. Results: The prevalence of depressive symptoms in pregnant women with IUGR is 13.5%; 95%CI [10.2 16.8]. Multivariable factors regression analysis, four recognized factors related to depressive symptoms in pregnant women with IUGR are: (i) Married group with unstable occupation stable increase risk of depressive symptoms in pregnancy compared with the group with husband with stable occupation, OR = 3.04; 95% CI [1.12 Bộ môn Sản Phụ khoa, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 1 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa Email: tranghnk08@gmail.com 251 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học - 8.29]. (ii) The group of women with psychological trauma in the last 2 weeks increased the risk of depression in pregnancy compared with the group without psychological trauma, OR = 5.19; 95% CI [2.15 - 12.57]. (iii) The group of women with health concerns increased the risk of depression in pregnancy compared with the group without health concerns OR = 2.81; 95% CI [1.35 - 5.85]. (iv) The group of women with mental anxiety increased the risk of AFT compared with the group without mental anxiety, OR = 8.88; 95% CI [2.92 - 26.96]. Conclusion: Depression symptoms in pregnant women with intrauterine growth retardation is a problem that needs attention and needs more intervention studies in the future. Keywords: depressive symptoms in pregnancy, intrauterine growth retardation nghiên cứu tại Thụy Điển năm 2011, cũng đã kết ĐẶT VẤN ĐỀ luận EDS là công cụ có giá trị để chẩn đoán trầm Thai chậm tăng trưởng trong tử cung cảm trong thai kỳ (TCTTK), với điểm cắt tối ưu (TCTTTTC) được xem như là một trong những là 13 điểm(8). Nghiên cứu tại Úc kết luận EDS với vấn đề rất phổ biến trong thai kỳ, đe dọa đến điểm cắt 15, có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu tình trạng sức khỏe thai như: có thể gây mất tim 96% trong sàng lọc TCTTK. Tuy nhiên, xét về thai, trẻ sơ sinh khó nuôi sống do nhẹ cân hoặc tính phổ biến, theo tổng quan năm 2018 của phải chấm dứt thai kỳ khi còn non tháng(1). Thai Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, thì điểm cắt 13 chậm tăng trưởng có thể là kết cục của nhiều bất của bảng điểm EDS được sử dụng phổ biến nhất thường khác trong thai kỳ như tiền sản giật, để sàng lọc trầm cảm chu sinh(9). thiếu máu, nhiễm trùng bào thai hoặc thai dị tật, các bất thường về bánh nhau, dây rốn vv… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những xáo trộn về mặt tâm lý, như trầm cảm trong thai kỳ, cũng có thể làm tăng nguy cơ thai nhi tăng cân chậm(2), trẻ sơ sinh nhẹ cân(3). Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), dựa trên số liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) năm 2018, tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ được ghi nhận là 9%(4). Tỷ lệ này cho thấy cao hơn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và kém(5). Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của trầm cảm trong thai kỳ. Trong đó, các thai kỳ nguy cơ cao là một trong những yếu tố làm tăng khả năng trầm cảm(2). Bảng điểm EDS đã thực hiện tại các trung tâm sức khỏe ở Livingstone và Edinburgh (Anh) vào năm 1987, sử dụng đặc biệt để phát hiện trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Chính vì vậy bảng điểm EDS được biết đến và có tên gọi đầu tiên là EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale - EPDS)(6). Nghiên cứu tại Nhật Bản, năm 2017 đi tìm điểm cắt tối ưu cho EDS, cho thấy với điểm cắt là 13 điểm thì độ nhạy là 90%, độ đặc hiệu là 92,1%, giá trị tiên đoán dương là 54,5%, và giá trị tiên đoán âm là 98,9%(7). Một 252 Vì vậy, việc phát hiện biểu hiện trầm cảm ở các sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung có thể giúp cho các nhân viên y tến quan tâm và hỗ trợ điều trị cho những sản phụ này, nhằm tránh làm nặng thêm tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Với câu hỏi nghiên cứu là: “Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung là bao nhiêu, cũng như các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm đối tượng này là gì?”. Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu: Xác định tỷ lệ biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ của sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại khoa Sản bệnh viện Hùng Vương, năm 2020. Xác định các yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ của sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung gồm 5 nhóm: Đặc điểm xã hội – kinh tế; Tình trạng hôn nhân - gia đình; Tiền căn sản khoa; Tình trạng thai kỳ hiện tại; Các lo lắng hiện tại và sự hỗ trợ ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Đối tượng nghiên cứu Các sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong Chuyên Đề Sản Phụ Khoa Nghiên cứu Y học tử cung, tại khoa Sản bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2020 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn vào Sản phụ được nhập vào khoa Sản bệnh bệnh viện Hùng Vương, chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung cần phải theo dõi trong bệnh viện, bao gồm: Chu vi vòng bụng thai nhi hoặc ước lượng cân thai < bách phân vị thứ 5; Chu vi vòng bụng thai nhi hoặc ước lượng cân thai từ 5 - <10 bách phân vị kèm theo một trong các dấu hiệu sau: Mẹ có bệnh nội khoa, kết quả siêu âm Doppler Velocimetry bất thường, thiểu ối, NST nghi ngờ. Có khả năng nghe hiểu và đọc hiểu tiếng Việt. Có trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe đủ để cho phép tiến hành cuộc phỏng vấn. Đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được thông tin đầy đủ và hiểu rõ về nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra Thai ngừng phát triển hoặc thai lưu, có tiền căn bệnh lý tâm thần, có tình trạng bệnh lý cần điều trị cấp cứu ngay, khả năng hiểu tiếng Việt không tốt. Không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu (NC). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Cỡ mẫu n Z(21 / 2)  p(1 p) d2 Trong đó: Z2(1-α/2): Trị số tới hạn ở KTC 95% (Z(1-α/2)=1,96 với α = 0,05). Vì hiện nay theo y văn chưa thấy ghi nhận về tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ ở đối tượng có thai chậm tăng trưởng nên chọn p = 0,5. Tính n = 386. Nghiên cứu thu nhận 400 đối tượng. Phương pháp chọn mẫu Lấy mẫu toàn bộ. Chuyên Đề Sản Phụ Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Thu thập dữ liệu Dữ liệu thu thập với bảng câu hỏi soạn sẵn ghi lại những biến số nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp tại phòng tư vấn khoa Sản bệnh, kết hợp với hồ sơ bệnh án. Bảng thang điểm đánh giá TCTTK Edinburgh EPDS cho thai phụ tự đánh giá. Thang điểm EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn với điểm số từ 0 đến 3, thai phụ chọn 1 câu phù hợp với bản thân. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (dao động từ 0 đến 30 điểm). Kết quả: Những thai phụ có tổng số điềm từ 0 đến 12: không có biểu hiện TCTTK. Những thai phụ có tổng số điểm ≥13 được ghi nhận là có biểu hiện TCTTK. Những thai phụ này sẽ được giới thiệu đi khám chuyên khoa tâm thần và được điều trị trầm cảm khi chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu được xác lập bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nhập và xủ lý dữ liệu Bằng phần mềm SPSS 20.0 với thống kê mô tả và phân tích đơn biến và hồi quy đa biến Y đức Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, số 150/HĐĐĐ-TĐHYKPNT, ngày 18/11/2019. KẾT QUẢ Bảng1: Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu (n = 400) Tuổi sản phụ Tuổi TB: 28,52 ± 5,98 (15 – 46 tuổi) < 18 tuổi 18 - 34 tuổi ≥ 35 tuổi Cấp 1 Cấp 2 Trình độ học vấn Cấp 3 Cao đẳng/Trung cấp Đại học/Sau đại học Nơi cư ngụ Ngoại thành Nội thành Nhà riêng Sản phụ đang sống Chung bên nhà chồng Tần số Tỷ lệ (%) 8 2,0 322 80,5 70 40 113 99 84 64 255 145 91 137 17,5 10,0 28,3 24,7 21,0 16,0 63,8 36,2 22,7 34,3 253 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Tần số Tỷ lệ (%) Chung bên nhà cha mẹ ruột Nhà thuê Khác Ổn định Nghề nghiệp Không ổn định Nội trợ Khó khăn Hoàn cảnh kinh Đủ sống tế Giàu có Sống chung với chồng Hòa hợp, rất ít cãi vã Hòa hợp ít, thỉnh thoảng cãi vã Hôn nhân Không hòa hợp, thường xuyên cãi vã Ly thân/ Ly dị/ Không chồng Sang chấn tâm Không lý (2 tuần gần Có đây) Kinh tế Sức khỏe Lo lắng lớn nhất Tinh thần, tình cảm hiện nay Khác Không có Không Mâu thuẫn với gia đình chồng Có 70 17,5 98 4 284 116 105 42 356 2 385 343 24,5 1,0 71,0 29,0 26,3 10,5 89,0 0,5 96,2 trưởng trong tử cung (p <0,05) (Bảng 3): (i) Nghề nghiệp chồng không ổn định, (ii) sản phụ có sang chấn tâm lý trong thời gian gần đây, (iii) sản phụ cảm thấy lo lắng về mặt sức khỏe, (iv) cảm thấy lo lắng về mặt tinh thần. Bảng 2: Tỷ lệ sản phụ với TCTTTTC có biểu hiện trầm cảm N Có biểu hiện trầm cảm (EPDS ≥ 13) 41 1 54 3,8 371 92,8 Yếu tố liên quan 29 7,2 87 110 18 14 171 382 18 21,8 27,4 4,5 3,5 42,8 95,5 4,5 Ít hoặc không hòa hợp Nghề nghiệp chồng không ổn định Thai kỳ ngoài ý muốn Sang chấn tâm lý gần đây Lo lắng về mặt sức khỏe Lo lắng về mặt tinh thần Không có chồng là chỗ dựa chính về tinh thần Tỷ lệ sản phụ với TCTTTTC có biểu hiện trầm cảm (EPDS ≥13) là 13,5%, với KTC 95% [10,2-16,8] (Bảng 2). Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ biểu hiện TCTTK cho các sản phụ có thai chậm tăng Tỷ lệ 13,5% (54/400) KTC 95% 10,2 – 16,8 Bảng 0: Hồi quy đa biến 7 yếu tố liên quan đến biểu hiện TCTTK (EDS ≥13) của đối tượng nghiên cứu (n=400) 15 Các yếu tố về xã hội – kinh tế được khảo sát đầy đủ theo bảng câu hỏi nghiên cứu với tất cả 400 trường hợp (không có trường hợp nào bị thiếu giá trị của biến số): Đa số các sản phụ sống chung với nhà chồng (34,3%) và nhà thuê (24,5%). Số ít các sản phụ sống chung với nhà cha mẹ ruột (17,5%). Hầu hết các sản phụ có nghề nghiệp ổn định (71%). Đa số các sản phụ có hoàn cảnh kinh tế ở mức đủ sống (89%). Hầu hết các sản phụ hiện đang sống chung với chồng (385 trường hợp, 96,2%). Trong số đó đa số đều có cuộc sống hôn nhân hòa hợp, chỉ có 1 trường hợp sản phụ cảm thấy không hòa hợp với chồng (Bảng 1). 254 Nghiên cứu Y học Trị số p 0,057 OR KTC 95% của OR 0,029 3,04 1,12 - 8,29 0,127 0,000 0,006 0,000 5,19 2,15 – 12,57 2,81 1,35 - 5,85 8,88 2,92 – 26,96 0,448 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn một công cụ sàng lọc TCTTK phổ biến nhất hiện nay theo là bảng điểm EDS (Edinpurgh Depression Scale)(4). Các nghiên cứu hiện tại về trầm cảm trong thai kỳ trên những đối tượng khác nhau và quốc gia khác nhau có thể sử dụng các bảng câu hỏi khác nhau. Vì vậy, khi so sánh kết quả của các nghiên cứu về biểu hiện TCTTK giữa các nghiên cứu khác nhau dễ bị thiếu chính xác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sản phụ có thai chậm tăng trưởng có điểm số EDS ≥13 chiếm tỷ lệ 13,5%, trong đó nhóm sản phụ có số điểm 13 - 14 điểm chiếm gần một nửa, 6,5% (26/400 sản phụ). Nếu nâng điểm cắt lên là 15 điểm như trong một số nghiên cứu sử dụng thang điểm EDS để sàng lọc TCTTK(9), chúng ta có thể bỏ sót một lượng đáng kể các Chuyên Đề Sản Phụ Khoa Nghiên cứu Y học sản phụ có biểu hiện TCTTK. Theo một nghiên cứu năm 2016 tại bệnh viện Sản Nhi Quốc tế Hòa Bình, Thượng Hải, Trung Quốc, tỷ lệ biểu hiện TCTTK ở những sản phụ nhập viện vì thai kỳ nguy cơ cao là 5,13%(10). Tỷ lệ này thấp hơn so với trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên cũng rất khó so sánh vì cỡ mẫu trong nghiên cứu trên chỉ có 197 sản phụ, và công cụ sử dụng là bảng câu hỏi HAD (Hospital Anxiety and Depression Scale). Một tổng quan hệ thống, năm 2016, dựa trên 16 nghiên cứu, với nhiều công cụ đo lường khác nhau, nhằm khảo sát tỷ lệ trầm cảm trên nhóm sản phụ có đái tháo đường thai kỳ(11). Kết quả cho thấy tỷ lệ này dao động trong khoảng 4,1 – 80% (trung vị: 14,7%). Nghiên cứu của chúng tôi, với kết quả tỷ lệ biểu hiện TCTTK là 13,5% cũng gần giá trị trung vị của tổng quan trên. Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về xác định tỷ lệ biểu hiện TCTTK ở các sản phụ có thai chậm tăng trưởng nên chưa thể so sánh tỷ lệ này với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, TCTTK có thể làm tăng nguy cơ thai nhi tăng cân chậm(2), trẻ sơ sinh nhẹ cân(3) và những bất thường khác trong thời kỳ nhũ nhi như hội chứng chết bất ngờ ở nhũ nhi, hen suyễn, tiêu chảy, đau bụng…(12), phát triển bất thường về cấu trúc và chức năng của não bộ(13). Một nghiên cứu tiền cứu đoàn hệ được thực hiện tại một vùng bán nông thôn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2013(14), cho thấy các rối loạn tâm lý trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ của trẻ nhẹ cân dưới 2500 gram (RR=2,40; KTC 95% [1,09 – 5,25]) và sanh non dưới 37 tuần (RR=2,07; KTC 95% [1,2 – 3,56]). Điều này, có thể thấy TCTTK có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến khả năng nuôi sống của trẻ sơ sinh, khi trước đó đã được chẩn đoán là thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Quyết định chấm dứt thai kỳ trên những đối tượng vừa có thai chậm tăng trưởng vừa có biểu hiện TCTTK càng trở nên thách thức cho các nhà lâm Chuyên Đề Sản Phụ Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 sàng. Bởi lẽ, nếu chấm dứt thai kỳ sớm, chúng ta sẽ đối diện với khả năng thai nhẹ cân, non tháng, khó nuôi sống. Trái lại, nếu càng kéo dài thai kỳ thì bên cạnh nguy cơ mất tim thai thì còn kéo theo sự lo lắng của sản phụ có thể tăng lên, trầm cảm có thể diễn biến nặng hơn, các biến chứng liên quan đến trầm cảm có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn cho sản phụ và trẻ sau khi sinh. Chính vì vậy, việc phát hiện biểu hiện TCTTK ở các sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung, cũng như trong các thai kỳ nguy cơ cao nói chung sẽ giúp cho các nhân viên y tế quan tâm và hỗ trợ điều trị đặc biệt cho những sản phụ này, nhằm tránh làm nặng thêm tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, và các biến chứng khác trong thai kỳ và sau sanh. Hạn chế của nghiên cứu Đây không phải là thiết kế nghiên cứu tối ưu để tìm các tương quan, mối quan hệ nhân quả giữa các biến số nghiên cứu. Nhằm hạn chế khuyết điểm này chúng tôi đã tiến hành phân tích đa biến để có thể loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, tìm ra các yếu tố có mối liên quan thực sự với trầm cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, để xác định rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh lý này cần có những nghiên cứu với thiết kế mạnh hơn trong việc tìm mối liên quan như bệnh chứng, đoàn hệ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 400 sản phụ có TCTTTTC với bảng sàng lọc dấu hiệu trầm cảm EDS, chọn điểm cắt 13. Chúng tôi có kết luận sau: Tỷ lệ biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là 13,5%; KTC 95% [10,2 – 16,8]. Qua phân tích hồi quy đa biến các yếu tố, bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là: (i) Nhóm có chồng với nghề nghiệp không ổn định tăng nguy cơ biểu hiện TCTTK so với nhóm có chồng với nghề nghiệp ổn định, OR=3,04; KTC 95% [1,12 - 8,29]. (ii) Nhóm sản phụ có sang chấn tâm lý trong thời gian 2 tuần gần đây tăng nguy cơ TCTTK so 255 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 với nhóm không có sang chấn tâm lý, OR=5,19; KTC 95% [2,15 - 12,57]. (iii) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt sức khỏe tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt sức khỏe OR=2,81; KTC 95% [1,35 – 5,85]. (iv) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt tinh thần tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt tinh thần, OR =8,88; KTC 95% [2,92 – 26,96]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. American Congress of Obstetricians and Gynecologists (2019). ACOG Practice Bulletin No. 204: Fetal Growth Restriction. Obstetrics & Gynecology, 133(2):e97-e109. Räisänen S, Lehto SM, Nielsen HS, et al (2014). Risk factors for and perinatal outcomes of major depression during pregnancy: A population-based analysis during 2002-2010 in Finland. BMJ Open, 4:e004883. Liu Y, Zhuo L, Zhu B, et al (2017). Association between depression during pregnancy and low birth weight in neonates: a Meta analysis. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 19(9):994-998. American Congress of Obstetricians and Gynecologists (2018). ACOG Committee Opinion No. 757: Screening for Perinatal Depression. Obstet Gynecol, 132(5):e208-e212. Fisher J, Meena CM, Patel V, et al (2012). Prevalence and determinants of common perinatal mental disorders in women in low- and lower-middle-income countries: a systematic review. Bull World Health Organ, 90(2):139-149. Cox JL, Holden JM, and Sagovsky R (1987). Detection of postnatal depression. Development of the 10-item Edinburgh Postnatal Depression Scale. Br J Psychiatry, 150:782-6. 256 Nghiên cứu Y học 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Usuda K, Nishi D, Okazaki E, Makino M, Sano Y (2017). Optimal cut-off score of the Edinburgh Postnatal Depression Scale for major depressive episode during pregnancy in Japan. Psychiatry Clin Neurosci, 71(12):836-842. Rubertsson C, Börjesson K, Berglund A, Josefsson A, Sydsjö G (2011). The Swedish validation of Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) during pregnancy. Nord J Psychiatry, 65(6):414-8. Boyce P, Stubbs J, and Todd A (1993). The Edinburgh Postnatal Depression Scale: validation for an Australian sample. Aust N Z J Psychiatry, 27(3):472-6. Chen J, Cai Y, Liu Y, et al (2016). Factors Associated with Significant Anxiety and Depressive Symptoms in Pregnant Women with a History of Complications. Shanghai Archives of Psychiatry, 28(5):253-262. Ross GP, Falhammar H, Chen R, et al (2016). Relationship between depression and diabetes in pregnancy: A systematic review. World Journal of Diabetes, 7(19):554-571. Raposa E, Hammen C, Brennan P, Najman J (2014). The longterm effects of maternal depression: early childhood physical health as a pathway to offspring depression. J Adolesc Health, 54(1):88-93. Lebel C, Walton M, Letourneau N, et al (2016). Prepartum and Postpartum Maternal Depressive Symptoms Are Related to Children's Brain Structure in Preschool. Biol Psychiatry, 80(11):859-868. Niemi M, Falkenberg T, Petzold M, Chuc NTK, Patel V (2013). Symptoms of antenatal common mental disorders, preterm birth and low birthweight: a prospective cohort study in a semi-rural district of Vietnam. Trop Med Int Health, 18(6):687-95. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.