từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ

pdf
Số trang từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ 147 Cỡ tệp từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ 539 KB Lượt tải từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ 0 Lượt đọc từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ 2
Đánh giá từng qua tuổi 20: phần 1 - nxb trẻ
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 147 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TỪNG QUA TUỔI 20 Nguyên tác: Twenty Something: The Quarter-life Crisis of Jack Lancaster Tác giả: Iain Hollingshead Người dịch: Lê Thu Thủy Nhà xuất bản Trẻ – 2009 ISBN: 8934974083580 Trọng lượng: 340 g Số Trang: 372 trang – Khổ: 13×19 cm Giá bán: 62.000 đ Phụ trách nhóm dự án: Nhoclienxo. Đánh máy: Voinuoc, nhoclienxo, saccauvong, hoagie, HoanXtq, atamun, kimdung, gillian_dh, shippo_9x, virusx. Soát chính tả: Phương La. Đóng gói: Songuyento Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Iain Hollingshead Sinh năm 1980, tốt nghiệp đại học Cambridge loại giỏi ngành Sử học. Bắt đầu viết báo khi còn học đại học và đứng ra thành lập một tờ báo trào phúng trong trường. Tiểu thuyết đầu tay của Iain, Từng qua tuổi hai mươi, được xuất bản năm 2006, đã giúp Iain có tiếng tăm và được tạp chí E. S đưa vào danh sách 50 người Anh trẻ năm 2006. Iain còn viết kịch bản và lời ca cho vở nhạc kịch trào phúng Blair on Broadway, dựa trên nguyên mẫu cựu Thủ tướng Tony Blair. Iain hiện là nhà báo tự do, sống tại London, viết cho tờ The Daily Telegraph, Times and Guardian, đồng thời tham gia một số chương trình phát thanh của đài BBC. Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Đôi nét về tác giả Iain Hollingshead sinh ngày 31 tháng Mười năm 1980, tốt nghiệp Đại học Cambridge năm 2003 loại giỏi ngành Sử học. Anh từng làm việc ở Westminster, tòa Nghị viện trong 9 tháng với vai trò hỗ trợ chiến dịch bầu cử của Michael Howard, thủ lĩnh đảng Bảo thủ, đảng đối lập ở Anh năm 2004. Cũng chính vào thời điểm này, anh bị trục xuất khỏi Brussels trong một tình huống đầy bí ẩn, được phỏng vấn ở mục Today trên đài BBC và được đăng bài trên mục ý kiến bạn đọc ở tờ báo lá cải The Sun. Năm 2000, Iain cũng từng bị trục xuất khỏi Ecuador vì dùng sai thị thực. Iain từng đứng thứ hai Giải thưởng truyền thông sinh viên của tờ Guardian cho Cây bút chuyên mục của năm. Khi học đại học, anh cũng lập ra tờ The Cambridge Slapper và tham gia biên tập cho tờ báo trào phúng có tiếng vang này. Tiểu thuyết đầu tay của Iain, Từng qua tuổi hai mươi, được xuất bản năm 2006, sau khi nhận được sự hưởng ứng lẫn chỉ trích, đã giúp Iain có tiếng tăm và được tạp chí E. S đưa vào danh sách 50 người Anh trẻ năm 2006. Anh hiện đang viết cuốn tiểu thuyết thứ hai, và tham gia một dự án phát triển thành sách của series phim truyền hình dài tập Spooks. Iain viết bài cho nhiều báo, đặc biệt là tờ The Daily Telegraph. Gần đây, anh cũng viết một mục thường xuyên có tên Loose Ends (Những chuyện dở dang) trên tờ Guardian thứ Bảy. Anh cũng tham gia vào một vài chương trình phát thanh, bao gồm chương trình Today (Ngày nay) và You and Yours (Bạn và Những gì của bạn) trên đài BBC Radio 4. Thích du lịch khắp nơi trên thế giới, Iain có thể nói trôi chảy tiếng Pháp và tiếng Đức, sau khi đã “uống vài chai cho thông họng”. Hiện 27 tuổi, Iain sống cùng hai người bạn thân ở London. Lời tác giả gửi bạn đọc Việt Nam Hạnh phúc biết bao cho một tác giả trẻ khi thấy tác phẩm của mình được lên hình lên khuôn trong tiếng mẹ đẻ, huống hồ là được dịch ra một ngôn ngữ khác. Tôi thực sự không biết diễn tả nỗi vui mừng của mình ra sao khi biết tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt. Chắc chắn tôi sẽ lần giở cả hai phiên bản để tự học thứ ngôn ngữ của các bạn một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn rất nhiều! Có lẽ, Từng qua tuổi hai mươi là một tiểu thuyết rất Anh nhưng tôi thực sự hy vọng bạn đọc Việt Nam sẽ tìm thấy nhiều điểm tương đồng về địa lý, tuổi tác như tình bạn, tình yêu và hơn hết là những bức bối, trăn trở của những ai đã từng qua tuổi đôi mươi. Tặng bố mẹ, với tình yêu và lòng biết ơn (và những lời xin lỗi cho một số chi tiết hơi quá đáng trong truyện). Mở đầu “Fred, hôm qua tôi vào mục “Ngày này năm xưa” trên trang web của BBC. Đố ông có biết tôi tìm thấy gì hay ho trên đó đấy?” “Chịu, nói xem nào”, anh bạn cùng phòng Fred tò mò. “Thế này nhé, vào ngày 30 tháng Mười hai năm 1958, tại Santa Clara xảy ra cuộc đụng độ tay đôi giữa các lực lượng du kích của Fidel Castro với quân đội chính phủ Cuba. Cùng ngày này năm 1971, sáu mươi nghìn người Iran bị chính quyền Iraq trục xuất tới một ngôi làng ven biên giới Ghassr Shirin giữa tiết trời lạnh cóng”. “Thú vị thật đấy!”, Fred mỉa mai. “Hừm, nhưng đồng thời cũng chợt nhận ra rằng, ngày hôm qua, 30 tháng Mười hai, tôi, Jack Lancaster, 25 tuổi, con cháu của ba ngàn năm văn hiến và mười bảy năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, tỉnh dậy vào 6 giờ 45 sáng, làm vệ sinh cá nhân, tắm rửa, râu tóc chỉnh tề, đóng bộ dành cho ngày thứ năm, đọc Metro trên tàu điện ngầm, mất tiêu 12 tiếng đồng hồ ở cơ quan làm cái công việc đáng ghét, tẻ nhạt nhưng nhiều tiền, rồi lại đọc Evening Standard trên tàu điện về nhà”. “Chà, cũng không hẳn là “la vida loca” nhỉ?”[1] – Fred chặc lưỡi, “Kiểu này chắc ông bị khủng hoảng ở tuổi đôi mươi rồi?” “Hả?” Tôi hỏi. “Tương tự như khủng hoảng ở tuổi ngũ tuần, nhưng tồi tệ hơn”. “Sao lại thế, chỉ bằng một nửa khủng hoảng ở tuổi năm mươi thôi chứ?” “Không, tệ hơn nhiều”, Fred tiếp tục. “Triệu chứng này xuất hiện ở những thanh niên đôi mươi và chẳng được ai cảm thông. Họ lại còn quá trẻ và hiển nhiên là không đủ tiền để mua những chiếc xe hơi thể thao đắt tiền hay bỏ vợ để đi với thư ký riêng. Tin tôi đi, ông có đủ các triệu chứng đấy!” “Thật hả? Có lẽ ông nói đúng!” “Thế thì phải làm gì đi chứ?” Fred vẫn không buông tha. CÓ THỂ. THÁNG GIÊNG Thứ bảy, ngày mồng Một tháng Giêng Lucy bực bội về một chuyện gì đó mà tôi không tài nào đoán ra được. Bản thân nàng cũng không. Nàng không cảm thấy hạnh phúc, thấy mình vô dụng, bị đánh giá thấp, vân vân và vân vân… Nàng nghĩ mình béo ra (quả thực là có béo), nàng nhớ nhà, chán việc, trách tôi không chịu lắng nghe… Tôi hỏi “Lại đến kỳ rồi à?” để chứng tỏ chút quan tâm. Không, hiển nhiên là không. Nàng đang lên cơn thì đúng hơn. Lucy có một chu kỳ riêng kỳ quặc và trái ngược hẳn với các phụ nữ khác: 20 ngày “bị”, 7 ngày không, tôi nói với nàng như vậy. Lucy phẩy tay “âu yếm” vào giữa hai đùi tôi, làm tôi đau không tài nào tả nổi. Tôi bảo với nàng rằng cái vỗ đó khiến tôi đau còn hơn đau đẻ. “Làm gì có chuyện!” Nàng trả lời nhẹ nhàng theo cái cách đáng sợ vốn có. “Anh chẳng hiểu gì cả. Em không cảm thấy hạnh phúc”. “Ôi giời, tưởng gì”, tôi nổi đóa. “Anh cũng chẳng hạnh phúc gì và anh là người đầu tiên không cảm thấy hạnh phúc”. Và theo đúng kiểu của Oscar Wilde[2] tôi đùng đùng bước ra khỏi căn hộ của Luc, chạy trốn khỏi những lời lèm bèm của nàng. “Đồ khùng!” Lucy giận dỗi quát theo. Bây giờ là 2 giờ sang ngày mồng Một tháng Giêng. Cách đây sáu tiếng đồng hồ, tôi cãi nhau với Lucy, mối tình dài ba năm của mình. Nếu có thể dự đoán 12 tháng tới dựa trên những chuyện xảy ra trong đêm giao thừa thì chắc chắn tôi sẽ có một năm ảm đạm nước mắt. Chủ nhật ngày mồng Hai tháng Giêng Liệu tôi có phải là một kẻ dở hơi? Hôm nay Chủ nhật, ngày nghỉ, giây phút bình yên trước một năm mới đầy giông bão. Đây cũng là thời điểm thích hợp để suy ngẫm về câu hỏi nói trên. Tôi nghiệm ra rằng mình có đủ mọi yếu tố ngoại quan và nội cảm của một kẻ dở hơi: Tôi vẫn trùm chăn để “xả hơi” rồi hít lấy hít để cái mùi ô uế ấy; tôi cho rằng tuần nào cũng uống say túy lúy là sành điệu và tôi không thể trò chuyện với một cô gái trẻ quá năm phút mà không lơ đãng và tưởng tượng nàng sẽ trông thế nào khi khỏa thân. Tôi có một công việc tốt tại trung tâm tài chính của London. Tôi mặc những bộ complet sọc lịch thiệp vào các ngày trong tuần trừ thứ Sáu, ngày duy nhất được ăn mặc thoải mái. Tôi ở trong một căn hộ xinh xắn với giá trọ rẻ rung chỉ vỉ mẹ tôi từng là bạn học với mẹ của Fred (mẹ Fred từng ngủ với bố tôi, mặc dù không ai biết rằng tôi biết được bí mật này). Chính vì thế, bà cho tôi trọ với giá rất rẻ trong căn hộ sang trọng ở phía Tây London.[3] Tóm lại, tôi là một điển hình của những kẻ tốt nghiệp đại học, hai chục tuổi đầu và vẫn thích hà hít mùi ô uế của chính mình. Nhưng liệu còn có phẩm chất tốt đẹp nào ẩn giấu dưới bề mặt xấu xa đó không? Ai mà biết được? Tôi nói cho người bán hang ở cửa hàng tạp hóa biết rằng bà trả tôi thừa tiền lẻ. Khi bà trả đúng, tôi nhét toàn bộ xu lẻ vào hộp quyên góp từ thiện làm bằng kim loại, để khuất dưới những thanh sôcôla. Tôi khóc khi xem những bộ phim hay; tôi gửi thiệp cho mẹ vào ngày Mother Day và tôi thích làm Lucy ngạc nhiên. Ẩn sau con mắt hám sắc và thiển cận của mình, tôi là một kẻ mềm yếu và cực kỳ lãng mạn. Khi đi làm về sớm, tôi sẵn sang đưa vé tàu điện ngầm cho một kẻ cầu bất cầu bơ nào đó để hắn có tiền mua mấy loại thuốc phiện rẻ rúng, tiêm vào những mạch máu đã hoàn toàn bị hủy hoại. Tôi ở lại cơ quan muộn và cảm thấy tội lỗi vì kiếm được quá nhiều tiền. Tôi thích làm việc từ thiện và chỉ muốn từ bỏ tất cả để đi du lịch tới một vùng biển ở phía đông nước Úc. Lucy nói đúng: Tôi là một thằng khùng. Thứ hai, ngày mồng Ba tháng Giêng Ngồi nhà lên kế hoạch cho năm tới. Tương lai chẳng gì xán lạn: Công việc thì tẻ nhạt, tình yêu thì trắc trở, và tôi chỉ là một thằng bi quan, vô ơn bạc nghĩa. Tôi là anh chàng Jack vô dụng, chẳng giỏi giang ở bất cứ lĩnh vực gì. Cách phân bổ nhân lực hiện thời sẽ giúp tôi có việc thêm 50 năm nữa. Y học hiện đại có thể giúp tôi sống thêm 80 năm nữa. Giờ đây 25 tuổi, tôi đang phí phạm đời mình và chở đến giây phút ngồi hồi tưởng về quá khứ. Để cải thiện tình hình, cuối năm ngoái, Fred gợi ý tôi viết nhật ký. Biết đâu nhật ký có thể khích lệ tôi làm điều gì đó đáng giá cho cuộc đời mình! “Chính xác là phải làm những gì?” Tôi hỏi. “Ông có thể ghi lại các hoạt động trong ngày, sau đó nhìn lại xem vì sao mọi chuyện lại không được như ý muốn”. Fred bảo: “Ghi lại cả những suy nghĩ của mình nữa rồi ngẫm xem có cách nào thoát khỏi những bế tắc hiện nay không”. “Nhưng chỉ mấy mụ béo, chính trị gia và bọn khùng mới viết nhật ký!” Tôi phản đối. “Thôi thì gọi đó là văn tường thuật vậy! Giữ cho nó luôn sống. Cập nhật khi nào ông thấy thích”. “Thế ông không biết là theo một nghiên cứu mới đây nhất thì chỉ những kẻ chán đời nhất và bệnh hoạn nhất trong xã hội mới viết nhật ký à?” “Jack, ông là hình mẫu lý tưởng đấy!” Anh bạn cùng nhà Fred luôn luôn đúng. Quả thực những người khủng hoảng ở tuổi ngũ tuần mua xe hơi đắt tiền và bắt đầu ăn mặc theo kiểu thanh niên thời thượng. Còn tôi, tôi sẽ viết nhật ký. Theo tinh thần đó, tôi quyết sẽ: Những việc cần làm: - Làm việc tích cực hơn. - Chủ động đi tìm công việc mới. - Suy nghĩ sáng tạo và biết nhìn xa trông rộng. - Giúp bọn bạn cất cột gôn sau khi đá bóng xong. - Uống rượu ít đi. - Chăm chút Lucy hơn hoặc chia tay nàng một cách đàng hoàng tử tế. - Đặt mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống của mình. - Mỗi tối đọc hai chương Kinh thánh và kết thúc cả quyển vào cuối năm. - Như trên với kinh Koran. - Tìm hiểu cách chữa bệnh hói trước khi quá muộn. - Thường xuyên kiểm tra dị tật ở tinh hoàn. - Lập tài khoản đóng góp cho một vài tổ chức từ thiện. - Cứ hai ngày một lần đi tập thể dục để làm teo cái bụng bia này. - Giữ cho tác phẩm viết dưới dạng nhật ký của tôi không mang tính đàn bà, đượm màu sắc chính trị hay điên khùng. Những việc cần tránh: - Cho phép mình theo đuổi những suy nghĩ viễn vông, trên trời dưới biển. - Nhậu nhẹt say sưa vào cuối mỗi tuần. - Xa lánh mẹ. - Thủ dâm nhiều hơn bốn lần một tuần. - Tán tỉnh gái cơ quan. - Trở thành kẻ dở hơi. - Tự đầy đọa mình trong cái gọi là “khủng hoảng tuổi đôi mươi” - Phàn nàn khi phải làm quá 9h tối. - Đọc báo Metro trên tàu điện ngầm trong khi có thể đọc sách. - Tự đoán bệnh một cách hoang tưởng. Thế đã, giờ phải đi ngủ đã. Một mình. Cùng với Adam và Eve.[4]
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.