Từ và từ vựng học tiếng Việt

pdf
Số trang Từ và từ vựng học tiếng Việt 3 Cỡ tệp Từ và từ vựng học tiếng Việt 407 KB Lượt tải Từ và từ vựng học tiếng Việt 4 Lượt đọc Từ và từ vựng học tiếng Việt 60
Đánh giá Từ và từ vựng học tiếng Việt
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Đọc sách TỪ VÀ TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT (Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015) Trần Hoàng Ngôn ngữ học truyền thống châu Âu xem từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Vì vậy, khó có thể không xác định đơn vị này trong nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học đại cương, đã không có sự thống nhất khi định nghĩa từ. Ấy là do những khác biệt về cách định hình, về chức năng và về đặc điểm ý nghĩa của từ, không chỉ ở những loại hình ngôn ngữ hay mỗi ngôn ngữ khác nhau mà thậm chí trong cùng một loại hình, một ngôn ngữ. Đối với từ tiếng Việt, cũng đã có nhiều bất đồng trong việc nhận diện và miêu tả như vậy. “Hi vọng tìm ra một cơ sở lí thuyết cho việc dạy tiếng Việt nhất quán, giúp người học bớt khó khăn trong học tập và nhận thấy rõ hơn bản sắc của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam”, để “miêu tả từ vựng tiếng Việt một cách hệ thống” (Lời nói đầu), nhà ngôn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu vấn đề từ và từ trong tiếng Việt. Kết quả đầu tiên là công trình Từ vựng tiếng Việt (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1978); sau đó được tác giả phát triển, nâng cao và công bố dưới tên gọi Từ vựng học tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1985). Những công trình liên quan tiếp theo của ông là luận án Vấn đề phân định ranh giới trong những đơn vị thường được gọi là từ của tiếng Việt, bảo vệ năm 1983; Từ và nhận diện từ tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1996; được tái bản có bổ sung, sửa chữa năm 2011 với tên mới Vấn đề “từ” trong tiếng Việt). Và cụm công trình Từ và từ vựng học tiếng Việt này đã được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2010; được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp, xuất bản chung thành hai phần trong một cuốn sách cùng tên (2015). Phần thứ nhất của sách là Từ vựng học tiếng Việt. Phần này gồm 19 chương, trình bày các vấn đề: Từ vựng và từ vựng học, Các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu từ vựng học, Từ ngữ tiếng Việt hiện đại, Những hiện tượng biên trong từ vựng tiếng Việt, Nghĩa và các bình diện của nghĩa, Sự biến đổi ý nghĩa của đơn vị từ vựng, Hiện tượng đa nghĩa, Hiện tượng đồng âm, Hiện tượng đồng nghĩa, Hiện tượng trái nghĩa, Hiện tượng từ tương tự, Bao nghĩa và tổng phân nghĩa, Trường nghĩa, Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt nguồn gốc, Phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng, Phân tích từ vựng tiếng 198 Việt về mặt phong cách học, Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, và Vấn đề chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt. Trong sách này, có những nội dung được bổ sung lần đầu như Bao nghĩa và tổng phân nghĩa, Trường nghĩa. Với 19 vấn đề được đề cập, phần thứ nhất này của cuốn sách đã bao quát tất cả các vấn đề chính của từ vựng học tiếng Việt; trong đó có những kiến giải mới, trải qua thời gian càng được khẳng định, chẳng hạn “đã đề xuất một cách xác định từ và hình vị tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết tâm và biên, hiện nay thường được gọi là lí thuyết điển dạng”, “nhờ đó, có thể miêu tả từ vựng tiếng Việt một cách chặt chẽ, triệt để, nhất quán và có tính khách quan cao” (Lời nói đầu). Từ những gợi ý sâu sắc của tác giả, giới nghiên cứu còn có thể tìm thấy những hướng giải quyết mới đối với những vấn đề còn tồn tại trong từ vựng tiếng Việt. Phần thứ hai là Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, gồm bốn chương: (1) Những vấn đề lí luận trong việc xác lập khái niệm từ; (2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề “từ” trong tiếng Việt; (3) Từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt; và (4) Ngữ - đơn vị từ vựng tương đương với từ trong tiếng Việt. Ở phần này, tác giả đã điểm lại những quan niệm về đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong truyền thống ngôn ngữ học Trung Hoa, truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, trong ngôn ngữ học miêu tả Mĩ và ngôn ngữ học hiện đại; trình bày những cách nhận diện từ và hình vị tiếng Việt, phân tích hiệu lực của những tiêu chuẩn được dùng để xác định từ trong tiếng Việt và thảo luận về cách nhận diện và định nghĩa từ tiếng Việt. Xuất phát từ quan niệm Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, theo quan điểm toàn diện, hệ thống, luôn luôn phân biệt những hiện tượng đồng đại với những hiện tượng lịch đại nhưng không đối lập hai mặt đó, chọn các tiếp cận từ vựng tiếng Việt như một hệ thống có tâm và biên, tác giả đã nêu lên một định nghĩa về từ tiếng Việt vừa không xa lạ với các ngôn ngữ khác, vừa chỉ ra được nét đặc thù của tiếng Việt: Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa, nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền (tr.506). Trên cơ sở định nghĩa đó, tác giả tiếp tục xác định những tiếng có thể coi là từ của tiếng Việt, những biến thể của từ tiếng Việt, những đặc điểm của từ tiếng Việt và các từ loại tiếng Việt. Công trình cũng đã dành nhiều trang để trình bày về ngữ - đơn vị tương đương với từ trong tiếng Việt. Tác giả đã chỉ ra sự đối lập rõ ràng giữa từ và ngữ trong tiếng Việt: “từ thì đơn tiết, ngữ thì đa tiết” (tr.542), ngữ trong tiếng Việt tương quan với từ ghép, từ phái sinh, từ láy và cụm từ cố định trong các tiếng Ấn - Âu. Công trình cũng đi sâu miêu tả quá trình cấu tạo các ngữ, phân tích các ngữ theo thành tố trực tiếp, bàn về vấn đề phân loại và gọi tên các đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành (một số tên gọi có sự điều chỉnh so với những công trình đã xuất bản trước đây, như “dùng lại thuật ngữ từ ghép, từ láy”), về các biến thể của ngữ trong lời nói và về vấn đề quan hệ hình thái học và cú pháp học… Những giải pháp riêng mà công trình đề xuất đã góp phần khắc phục sự bất hợp lí, thiếu nhất quán, chưa phù hợp với thực tế của những cách xác định từ và hình vị trong tiếng Việt trước đây. 199 Cũng có thể thấy rõ trong lần xuất bản này những chỉnh sửa hợp lí và những tri thức mới được cập nhật, so với những lần xuất bản trước. Từ và từ vựng học tiếng Việt của GS TS NGND Nguyễn Thiện Giáp, một nhà Việt ngữ học hàng đầu, là một cuốn sách không thể thiếu của những người đang giảng dạy và học tập tiếng Việt cũng như những người quan tâm đến ngôn ngữ học và tiếng Việt – văn hóa Việt./. T.H. CÁC SỐ TẠP CHÍ KHOA HỌC SẮP TỚI:  Tập 14, Số 6 (2017): Khoa học tự nhiên và công nghệ  Tập 14, Số 7 (2017): Khoa học giáo dục  Tập 14, Số 8 (2017): Khoa học xã hội và nhân văn. Ban biên tập Tạp chí Khoa học rất mong nhận được sự trao đổi thông tin của các đơn vị bạn và được bạn đọc thường xuyên cộng tác bài vở, góp ý xây dựng. 200
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.