Trị nám da: chớ nôn nóng

pdf
Số trang Trị nám da: chớ nôn nóng 6 Cỡ tệp Trị nám da: chớ nôn nóng 123 KB Lượt tải Trị nám da: chớ nôn nóng 0 Lượt đọc Trị nám da: chớ nôn nóng 5
Đánh giá Trị nám da: chớ nôn nóng
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trị nám da: chớ nôn nóng Nám là bệnh da phổ biến, đa phần gặp ở phái nữ, thể hiện bằng những đốm từ nâu nhạt đến nâu sẫm, kích thước thay đổi, thường xuất hiện trên hai má, sống mũi, trán, cằm… Mặc dù là bệnh lành tính, song việc làm vết nám biến mất một cách triệt để là điều không dễ. Một số trường hợp chị em tự chuốc hại cho làn da của mình khi nôn nóng tự trị nám không đúng cách. Vì sao da nám? Nám da mặt là tình trạng tăng sắc tố melanin một cách bất thường, với những mức độ khác nhau, phát triển chậm và có tính chất đối xứng trên gò má, cằm, trán... Nám da có thể xảy ra trong lúc có thai, uống thuốc ngừa thai hoặc do các hormon sinh dục khác. Bệnh thường gia tăng sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời, và đôi khi tăng đậm trước kỳ kinh. Nguyên nhân gây nám da rất nhiều. Từ những nguyên nhân đơn giản như thường xuyên ra nắng, sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, dùng một số thuốc gây nhạy cảm ánh sáng (thuốc ngừa thai, thuốc chống động kinh, một số thuốc kháng sinh như tetracylin, doxycyclin…) cho đến những nguyên nhân khác mà việc tìm kiếm, khắc phục vô cùng phức tạp như: yếu tố nội tiết, căng thẳng thần kinh, yếu tố chủng tộc, nòi giống hoặc sự lão hoá của da mặt nói riêng và cơ thể nói chung... Nám da gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Mặt khác, một số chị em duy tâm còn cho rằng nám da gây… xui xẻo, đen đủi! Bởi thế, không ít phụ nữ đã tự mình làm hư da do áp dụng những phương pháp thiếu khoa học, vô tình khiến da mặt chẳng những không bớt nám, mà gặp thêm những vấn đề khác như nổi mụn, đỏ mặt, da teo mỏng, trở nên mẫn cảm, dễ ngứa… Làm gì khi bị nám? Việc cần làm trước tiên là tích cực tránh nắng, giúp hạn chế sự phát triển của bệnh, làm nhạt màu vết nám trong một số trường hợp và ngăn ngừa phần nào sự tái phát. Chị em nên hạn chế ra nắng vào thời điểm ánh mặt trời có cường độ tia cực tím cao nhất (10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), dùng các biện pháp bảo vệ da như che mặt bằng khăn, đội nón rộng vành hoặc thoa kem chống nắng có chỉ số bảo vệ (SPF) từ 30 trở lên. Kem chống nắng có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp trong những sản phẩm trang điểm như kem lót, phấn nền, phấn phủ... Để đạt kết quả tốt, các sản phẩm này được thoa ít nhất 30 phút trước khi ra nắng và dùng lại sau khi đổ mồ hôi, xuống nước hoặc sau bốn giờ. Trị nám da: chớ nôn nóng Bạn cũng nên chú ý bổ sung các nguồn thực phẩm giúp cung cấp các chất chống lại gốc tự do như vitamin C, beta-carotene, vitamin E, selenium… trong bữa ăn hàng ngày. Nếu có thời gian, có thể kết hợp với việc massage thư giãn, làm mặt nạ bằng những chất có công dụng giảm sắc tố. Việc đưa chất làm sáng da như vitamin C vào da thông qua phương pháp điện di ion hoặc mesotherapy cũng là cách hỗ trợ an toàn… Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, giải toả lo âu, căng thẳng cũng góp phần làm giảm một số bệnh da trong đó có nám. Bên cạnh đó, cần sử dụng những biện pháp cải thiện độ sậm của vết nám theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc da tại chỗ với các thuốc bôi giúp làm nhạt màu các vết nám được ưu tiên chọn lựa hơn các phương pháp khác vì nó rẻ tiền hơn, dễ thực hiện với một bệnh phải trị liệu lâu dài như nám da. Có nhiều chất có công dụng tẩy sắc tố, làm sáng da như hydroquinone, axít azelaic, arbutin, licorice, vitamin C… Chiếu laser trị nám được dùng như chọn lựa thứ nhì, khi trị liệu với các thuốc bôi thất bại. Không phải thiết bị laser nào cũng trị được vết nám và thường cũng phải duy trì sau đó bằng các thuốc bôi. Lột da, mài da cũng giúp trị nám nhưng cần tránh nắng tích cực và phải được thực hiện bởi chuyên viên có kinh nghiệm. Không phải thiết bị laser nào cũng trị được vết nám và thường cũng phải duy trì sau đó bằng các thuốc bôi. Đừng dùng củ huệ tự lột da, rất nguy hiểm, có thể gây sẹo hoặc làm vết nám nặng thêm. Chọn lựa cách trị liệu nào cho vết nám của từng người sẽ được thầy thuốc cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như tính chất của vết nám, điều kiện kinh tế, loại da, khả năng tránh nắng… Điều trị nám da mặt không đơn giản, thường cho kết quả kém. Các can thiệp chủ yếu chỉ giúp làm giảm phần nào độ sậm của thương tổn, chứ không hết hẳn được. Hơn nữa, trên cùng một người, nguyên nhân gây bệnh cũng khá phức tạp, có khi là một, nhưng cũng có thể có do nhiều nguyên nhân phối hợp làm việc điều trị tận gốc bệnh này trở nên khó khăn. Không nên bôi các loại kem, thuốc không rõ xuất xứ, nguồn gốc, thành phần, hoặc các loại kem pha chế. Sai lầm hay mắc phải của nhiều chị em là tự ý dùng các sản phẩm làm trắng nhanh. Chúng làm da bạn trắng mịn một cách choáng váng trong thời gian đầu nhưng sẽ gây tổn hại cho da về sau, làm nổi nhiều mụn, teo da, giãn mạch... Bạn cũng đừng dùng củ huệ tự lột da, rất nguy hiểm, có thể gây sẹo hoặc làm vết nám nặng thêm. Việc sửa chữa làn da không thể có kết quả trong một sớm một chiều. Đây là một bệnh thách đố sự kiên trì: dù uống, dù thoa, làm laser hay gì gì đi nữa... kết quả chỉ có thể nhận biết sau nhiều tuần, nhiều tháng. Khi thấy da mình bị nám, sạm, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được tư vấn điều trị đúng cách.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.