Trèo cao ngã đau (Phần 2/2)

pdf
Số trang Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) 6 Cỡ tệp Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) 217 KB Lượt tải Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) 0 Lượt đọc Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) 4
Đánh giá Trèo cao ngã đau (Phần 2/2)
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) Khi mới chập chững bước vào xã hội, dường như mỗi bạn trẻ đều tràn đầy nhiệt huyết muốn làm mọi sự nghiệp ra trò, trong lòng không muốn làm những công việc vặt vãnh mà “sếp” giao cho. Chúng ta sẽ cảm thấy “sếp” dùng không đúng người, dễ nảy sinh thái độ đối phó. Trèo cao ngã đau (Phần 2/2) 2. “Lý tưởng” trở thành hiện thực Những điều này ông chủ sẽ dễ dàng nhận ra. Nếu ngày nào chúng ta cũng ở trạng thái mộng du chẳng làm được gì, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mộng tưởng hảo huyền của mình, dần dần chúng ta thoái hoá thành người “ngoài rìa”của công ty. Còn những đồng sự của chúng ta, rất có thể đã tiếp cận hoặc đã giành được thành công bằng sự nỗ lực của bản thân họ. Đến lúc đó bạn có cảm tưởng thế nào? Thực ra, trong những công việc hàng ngày bạn đã tiềm ẩn kĩ xảo thành công. Có một giám đốc khi nói về quá trình phấn đấu ban đầu của mình đã nói rằng tôi thật sự không hiểu câu nói “mỗi sáng sớm dùng chìa khoá mở cửa văn phòng”, dường như không có nội dung thực chất, thế nhưng nó đã bao hàm một điều là: Văn phòng có khá nhiều người, mỗi người đều có chìa khoá nhưng cơ hội mở cửa văn phòng làm việc mỗi ngày chỉ có một lần, mỗi ngày chỉ có một người mở, nếu bạn là ngưuời đó thì chứng tỏ bạn đã đến sớm hơn người khác, bạn thong thả hơn người khác, sự thong thả này cũng có ý nghĩa là bạn không phải vừa nghe điện thoại vừa ăn sáng, không phải tất bật khi trang điểm. Bạn đến sớm mấy phút thì trước khi chưa bắt đầu giờ làm việc của một ngày bạn đã hơn người khác ở sự thong thả. Người có tác phong làm việc nghiêm túc đúng giờ thì thường đi làm sớm. Chúng ta ăn cơm phải ăn từng miếng, làm việc cũng phải làm từ từ từng bước một, nhiều việc nhỏ tạo thành sự nghiệp lớn, thành tựu hàng ngày sẽ giúp bạn xây dựng ngôi nhà trong mộng. Có mộng ước không phải việc xấu, điều quan trọng là phải tìm đúng và cố gắng thực hiện mộng ước đó. Nếu chúng ta muốn trở thành người nổi tiếng trong công ty thì cần phải kết hợp mộng ước của mình với sự phát triển của công ty. Chúng ta bắt đầu làm từ nhiệm vụ trước mắt, làm một cách chăm chỉ và kiên trì, bất luận làm việc gì đều phải duy trì viễn cảnh của lý tưởng từ đầu đến cuối. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập trung làm tốt công việc hiện tại, đông thời phải duy trì liên hệ chặt chẽ với lý tưởng, làm cho mỗi hành động của chúng ta đều hướng vào mục tiêu của mình. Khi bạn tập trung sức lực xử lý công việc trước mắt thì bạn đã trưởng thành lên và bắt đầu tích luỹ được kinh nghiệm. Bước đầu tiên để thực hiện lý tưởng là làm tốt công việc hiện tại. Sau đó làm công việc tiếp theo với một niềm tin son sắt. Như vậy trong lòng bạn lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết với công việc, hứng thú với công việc, dần dần sẽ giành được thành tựu lớn. Khi năng lực của bạn dần vượt quá nhu cầu chức vụ hiện tại, bạn sẽ có thể vươn lên chức vụ cao hơn với lòng tự tin cao. Một người thành đạt thường sống và làm việc nghiêm túc, đông thời trong lòng luôn nghĩ phải theo đuổi lý tưởng của mình. Hàng ngày tức giận hay “nằm mơ giữa ban ngày” thì chẳng ích gì, chi bằng tập trung sức làm tốt công việc của mình, chỉ có như vậy mới có thể làm cho mộng ước thực sự thành hiện thực. Đến lúc đó, những người xung quanh bạn nhất định sẽ khâm phục bạn, bạn sẽ có đủ tự tin để thực hiện mộng ước và giá trị của mình. Anh Hoà năm nay 37 tuổi đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty liên doanh. Hai mươi năm trước anh chỉ là một thanh niên làm thuê. Khi nói đến thành tựu đạt được hôm nay, anh nói: “Tôi sở dĩ được như ngày hôm nay là vì tôi luôn theo đuổi lý tưởng của mình và trong nhiều năm thực sự tâm huyết với công việc”. Hai yếu tố này không thể thiếu, chúng quan trọng như nhau, chỉ có lý tưởng cao đẹp mà không bắt tay vào thưc hiện thì lý tưởng chỉ là sáo rỗng. Không ai vừa bắt đầu đã có năng lực thực hiện lý tưởng, mà chỉ có thể tích luỹ năng lực từ trong những việc nhỏ nhặt. Hiện nay có nhiều bạn trẻ có lý tưởng cao đẹp là rất tốt, nhưng chỉ là lý tưởng suông mà thôi. Năm 18 tuổi anh Hoà đã rời quê đến Hà Nội làm thuê cho một công ty xây dựng. Ngày đầu tiên đi làm anh bị mọi người nhìn với ánh mắt khinh bỉ, bởi anh làm một công việc mà chẳng ai muốn làm, cho đến nay anh vẫn nhớ cảnh tượng đó. Lúc ấy anh thầm hạ quyết tâm “mình nhất định phải lập nên sự nghiệp cho mình từ nơi đây”. Vì lần đầu tiếp xúc với công việc thi công công trình nên anh có nhiều bỡ nghỡ và bị mọi người sai vặt. Nửa năm sau, anh đã hiểu khá rõ về những công việc công trường, anh hiểu rằng muốn lập nghiệp ở đất Hà Nội thì thành thạo công việc vẫn chưa đủ. Sau khi có vị trí trong công ty, anh đã bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình. Anh theo học lớp chuyên nghành xây dựng tại chức. Lợi dụng thời gian rãnh rỗi buổi tối để đi học. Hàng ngày làm việc xong anh lại vội vàng đạp xe 10 cây số để đến trường học. Vì anh có chí tiến thủ, làm việc chăm chỉ, có tinh thần khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, công ty quyết định đề bạt anh làm Trưởng phong phụ trách kỹ thuật. Nhờ có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích luỹ được kinh nghiệmvà giỏi về tri thức chuyên nghành, anh đã mở công ty riêng và thành đạt trong sự nghiệp. Chính nhờ sự kiên trì theo đuổi mục tiêu, có chí hướng phấn đấu, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà anh Hoà đã được thành công ngày hôm nay. Những việc nhỏ thoáng nhìn tưởng chẳng có giá trị gì, nhưng lại là nhân tố không thể thiếu để làm nên sự nghiệp lớn. Những người cự tuyệt không làm việc nhỏ nhặt, thì những việc nhỏ nhặt cũng sẽ cự tuyệt họ. Cuối cung việc lớn được tạo thành từ những công việc nhỏ cũng sẽ “xa lánh ” họ. Việc nhỏ không thể coi nhẹ, không thể thoái thác. Muốn làm tốt việc nhỏ phải nắm bắt tranh thủ thời gian bắt đầu ngay từ bây giờ. “Bây giờ” bắt tay vào làm thì thành công sẽ đón chờ bạn. Còn để “ngày mai”, “tuần sau”, “sau này” thì sẽ đồng nghĩa với việc “không bao giờ làm”. Kéo dài thời gian mọi việc sẽ lỡ dở và mất đi cơ hội thành công. Có những mộng ước của chúng ta không thực hiện được là vì đáng lẽ khi cần phải “làm ngay bây giờ” thì chúng ta lại cho rằng “sẽ có một ngày tôi sẽ làm” . “Ngày mai” là bao giờ? Nếu bạn luôn nghĩ đến “bây giờ làm” thì bạn sẽ hoàn toàn thành được nhiều việc, còn nếu có tư tưởng “sẽ có một ngày tôi làm việc đó” thì chúng ta không thể thành công được. Có người nói rằng: “Tranh thủ thời gian làm những việc trước mắt, chính là bắt đầu thực hiện lý tưởng hoặc công việc cần làm của mình, chỉ có những người dũng cảm thì bản thân họ mới có năng lực”. Tạo thói quen “Nghĩ đến phải làm nagy” là vô cùng quan trọng. Nếu bạn thường xuyên để việc hôm nay đến ngày mai làm thì bữa tiệc vặt vãnh sẽ chất thành đống không những bừa bộn khiến mình đau đầu mà dần dần làm cho bạn mất đi niềm tin làm tốt công việc của mình. Nếu bạn tạo thói quen “nghĩ đến phải làm ngay” để xử lý công việc thì bạn có thể nhanh chóng làm xong công việc, mà còn có thể tiết kiệm được thời gian và sức lực. Sau khi đã nỗ lực làm việc, thì bạn cỗ vũ bản thân tiếp tục duy trì sự nỗ lực để làm những công việc tiếp theo. Như vậy, công việc của bạn sẽ tự nhiên sẽ nảy sinh sự hài hoà, nếu không thì bạn sẽ cảm thấy bản thân không thích ứng được. Sự mở đầu tốt đẹp là một nửa của thành công. Trong quá trình làm, bạn sẽ thấy tự tin và càng ngày càng thích ứng và càng thích thú với công việc hơn, bạn sẽ dần tiến đến thành công. 3. Có “lý tưởng” thì sẽ có khả năng thành công Một thanh niên 26 tuổi, không hài lòng với công việc của mình, đã đến gặp một vị giáo sư để xin tư vấn. Giáo sư hỏi cậu thanh niên muốn làm công việc như thế nào? Cậu ta trả lời: “Hiện tại em vẫn chưa có mục tiêu gì. Em thật không biết em muốn làm gì. Em chưa bao giờ nghĩ tới”. Giáo sư liền nhắc nhở: “Em muốn thành đạt trong sự nghiệp ở cương vị công tác hiện tại, nhưng em lại không biết em sẽ phải làm thế nào hoặc muốn làm gì . Em phải xác định rõ mục tiêu mà mình theo đuổi, lập kế hoach thực hiện, dốc sức thực hiện mục tiêu thì mới có thể thành đạt”. Thực ra vấn đề thắc mắc của thanh niên này cũng chính là căn bệnh của nhiều người trong chúng ta.Họ có tinh lực dồi dào, tràn đầy nhiệt huyết nhưng lại tìm được điểm xuất phát để “dụng võ”. Cũng chính là nói, họ không có mộng ước hoặc mục tiêu rõ ràng. Thực tế đã chứng minh nếu sống không có lý tưởng, thì không thể làm nên trò trống gì. Hai người bạn cùng vào làm ở công ty đường sắt một ngày. Nhưng sau 20 năm, một người trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị còn người kia vẫn còn là một người công nhân bình thường. Khi được hỏi đến nguyên nhân tại sao lại có sự chênh lệch như thế thì người thành đạt trả lời: “20 năm trước tôi bắt đầu làm việc vì sự nghiệp đường sắt thì anh ấy lại làm việc vì tiền lương hàng tháng”. Sự khác biệt là ở có hay không có lý tưởng phấn đấu.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.