Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn

pdf
Số trang Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn 6 Cỡ tệp Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn 145 KB Lượt tải Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn 5 Lượt đọc Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn 8
Đánh giá Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn Chỉ cần nhìn thấy cơm hoặc cháo, bé Bống 4 tuổi nhà chị Hoa ở Mai Dịch, Hà Nội đã sợ đến nỗi mặt đỏ lên, người co rúm lại, tìm cách trốn để không phải ăn. Cha mẹ thương con, ép con ăn thật nhiều mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến con. Trước đây bé không ăn, cả nhà chị Hoa còn dỗ dành, bóp mồm bóp miệng ép được. Nhưng gần đây bé không chịu ăn, cố gắng đút được vào miệng là cháu lại cho ra hết. Nhiều lúc nhìn thấy mẹ bê bát thức ăn hoặc đĩa hoa quả là cháu đã chạy biến đi. "4 tuổi rồi nhưng bé chỉ uống sữa, nước cam và nước dưa hấu, ngoài ra không ăn bất cứ thứ gì khác. Sợ con ăn không đủ thì không lớn được tôi mới ép cháu, có ngờ đâu...", chị Hoa cho biết. Theo nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Phòng khám Tuna (Hà Nội), bé Bống bị rối loạn ăn uống, chán ăn do ở nhà bị ép quá. Bé không thích nhưng lại bị cha mẹ ép ăn bằng mọi giá, lần đầu bé có thể cố nhưng dần dần bé sẽ thấy sợ. Chính cảm giác sợ hãi đó dẫn đến phản ứng chống đối quyết liệt ở trẻ. Giờ chỉ cần nhìn thức ăn bé đã nôn, người rúm ró, trốn tránh, đút được vào miêng thì cũng phun hết vào mặt người khác. Hiện tượng chán ăn ở trẻ hiện nay khá phổ biến. Nhiều người cho rằng là do trẻ bị thiếu chất này, chất kia như: kẽm, canxi, vitamin... Nhưng đó không phải là tất cả mà phải kể đến yếu tố tâm lý, sau nhiều lần bị ép ăn thứ mà mình không thích trẻ dần hình thành tâm lý chán ăn, chị Tùng cho biết. Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con ăn thật nhiều vì như thế mới đủ chất, mới thông minh, phát triển toàn diện. Trẻ ăn một nửa bát cha mẹ vẫn thấy không đủ, phải hết một bát vì thế mới ép con bằng được. Có khi lại dong trẻ đi chơi, vừa đi vừa ăn, lợi dụng lúc trẻ mải chơi, nhìn ngáo ngơ thì đút ngay. Cha mẹ thương con, ép con ăn thật nhiều mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến con. "Cha mẹ không nên coi con như một thứ nạp năng lượng. Với người lớn, stress có thể do công việc, sự mất mát, chia tay... nhưng với trẻ việc bị ép ăn cũng đã gây stress", chị Tùng cho biết. Thực tế, người lớn cũng có những thứ không thích ăn, vì thế việc trẻ không thích một thứ gì đó là điều dễ hiểu. Ngoài ra, cũng theo chị, nếu khả năng hấp thụ, tiêu hóa của trẻ kém thì có ép ăn bao nhiêu cũng không vào cơ thể mà ngược lại gây hại. Nhiều cha mẹ lúc nào cũng sợ con ăn không đủ, bỏ một bữa là lo lắng, căng thẳng. Nhưng thực tế là trẻ không chỉ ăn 3 bữa chính mà kèm thêm nhiều bữa phụ khác, con vừa ăn xong bát cháo, lại đến sữa chua, rồi váng sữa, cho trẻ ăn liên tục. Trẻ không thể tiêu hóa hết được, không thấy đói nên không có cảm giác thèm ăn. Chuyên gia cũng cho biết, một điều dễ nhận thấy là trẻ chán ăn thường đi kèm bệnh tự kỷ, chậm nói. Trẻ không chịu ăn, không thích những thức ăn mới, vô hình chung sẽ ngại tiếp xúc với cái mới. Từ đó hình thành cơ chế tâm lý phòng vệ với tất cả mọi thứ mới. Bên cạnh đó, khi ăn trẻ không chịu nhai, không mở miệng nên chậm nói. Theo chị, lúc này cha mẹ nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn, làm các món đậm hơn một chút. Nếu biết bé sợ món gì thì cha mẹ có thể cho bé nhìn và ngửi trước để kích thích khứu giác, thị giác. Cho bé nếm thử dần dần, từng ít một, thậm chí cha mẹ có thể làm mẫu nếm thử trước cho bé. Cha mẹ có thể vừa cho bé ăn vừa cho bé chơi trò yêu thích, hoặc cho xem ti vi tuy nhiên cần đưa việc này thành hành vi tốt, thay đổi thường xuyên, không định hình thành một thói quen. Chẳng hạn lần đầu bạn có thể cho bé xem tivi nhưng lần sau hãy thay bằng trò bé yêu thích hoặc dặn trẻ ăn xong thì sẽ được xem tivi. Cha mẹ cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, để trẻ chọn những món yêu thích. Nên để bé dùng riêng từng món thay vì trộn lẫn. Vì cho trẻ ăn nhiều bữa nên nếu bé không muốn ăn cha mẹ có thể để bé nghỉ một bữa. Chị Tùng cũng khuyến cáo, cha mẹ nên tôn trọng việc ăn uống của con kể cả khi trẻ từ chối, không nên quá chú trọng vào chế độ dinh dưỡng mà quên đi sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ. Khi thấy trẻ biếng ăn bất thường, cha mẹ nên đưa đi khám xem có gặp vấn đề gì về thể chất không hay là do tâm lý.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.