Trẩu Trơn

pdf
Số trang Trẩu Trơn 5 Cỡ tệp Trẩu Trơn 120 KB Lượt tải Trẩu Trơn 0 Lượt đọc Trẩu Trơn 0
Đánh giá Trẩu Trơn
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trẩu Trơn Công dụng: Dầu trẩu trơn là nguồn nguyên liệu có giá trị cao và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp (chế biến sơn cao cấp, hoá dẻo, vật liệu cách điện...). Một số tài liệu cho biết, dầu trẩu trơn có trên 850 công dụng khác nhau trong công nghiệp. Khô dầu là nguồn phân bón tốt. Tại Trung Quốc, khô bã dầu trẩu trơn được dùng bón các cây ăn quả có múi. Ngoài vai trò dinh dưỡng, khô bã trẩu còn có tác dụng diệt trừ các loài nấm, bọ gậy và nhiều loài côn trùng gây hại khác. Vỏ quả là nguồn nguyên liệu để tách chiết tanin và sản xuất than hoạt tính. Hình thái: Cây gỗ nhỏ, rụng lá về mùa đông, cao 3-9m, vỏ ngoài lúc non nhẵn bóng, khi già xù xì và nứt dọc, màu nâu xám cành mập, khoẻ có bao chồi. Lá đơn nguyên hoặc chia thuỳ, mọc tụm phía đầu cành phiến lá hình trứng rộng, hình trái xoan rộng hoặc gần tròn; kích thước 12-20x8-13cm; đầu nhọn gốc bằng hay hình tim, gân dạng chân vịt. Cuống lá dài 5-20cm, có lông, sau nhẵn, mang 2 tuyến ở đỉnh. Cụm hoa chuỳ ở đầu cành, đơn tính cùng gốc. Hoa đực có đài hình trứng dài 9-10mm, chia 2-3 thuỳ, 5 cánh hoa màu trắng hay hồng, 5 tuyến mật dạng vẩy, nhị 8-10(-20). Hoa cái mọc thành chùm hoặc đơn độc. Cấu tạo của hoa cái (đài, cánh hoa và tuyến mật) tương tự như ở hoa đực bầu hình cầu thót ở 2 đầu, (4-) 5(7) ô, mỗi ô 1 noãn; vòi nhuỵ 4-5. Quả hình cầu, gần hình cầu hay hình thoi, đường kính 4-5cm, nhẵn, khi non màu lục, sau nâu xám, có đầu nhọn, thường chứa 5 hạt. Hạt hình bầu dục hay hình trứng dẹt, màu nâu vàng hay nâu xám, nội nhũ lớn và chứa nhiều dầu. Phân bố: - Việt Nam: Lạng Sơn (Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định), Cao Bằng (Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Nguyên Bình), Hà Giang (Mèo Vạc, Đồng Văn), Lào Cai (Bắc Hà, Bát Xát), Lai Châu (Phong Thổ, Tủa Chùa, Sìn Hồ), Điện Biên (Điện Biên, Tuần Giáo). - Thế giới: Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Giang Tô, An Huy, Hà Nam, Thiểm Tây, Giang Tây, Phúc Kiến, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và đảo Đài Loan), Myanmar, Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Đặc điểm sinh học: Trẩu trơn là cây á nhiệt đới, có nguồn gốc ở các khu vực phía Tây và Trung tâm của Trung Quốc. Tại Trung Quốc, trẩu trơn phân bố ở các địa phương nằm trong vùng 220 đến 340 vĩ Bắc và 950 đến 1220 kinh Đông. Trong thời kỳ sinh trưởng, cây đòi hỏi nhiệt độ ấm áp (nhiệt độ không khí bình quân 170- 200C). Trẩu trơn chịu lạnh tốt, có thể chịu được nhiệt độ tối thấp trung bình 50C; ở nhiệt độ tối thấp tuyệt đối từ -110 đến -120C cây có thể bị hại; nhiệt độ dưới -150C cây bị chết. Nhưng khi nhiệt độ cao quá 250C cây cũng sinh trưởng kém. Cây ưa ẩm, song có khả năng chịu hạn tốt hơn so với trẩu (V. montana). Tại quê hương của nó, độ ẩm không khí tương đối về mùa xuân - hè thường trong khoảng 70-75%. Mùa đông khô ráo, đảm bảo cho trẩu trơn chịu đựng được nhiệt độ thấp. Cây sinh trưởng bình thường ở những khu vực có tổng lượng mưa trung bình năm trong khoảng (650-)1.000-1.700(-2.500)mm, tối thích từ 900-1.200mm và phân bố đều quanh năm. Trẩu trơn ưa sáng, phát triển tốt trên đất có tầng dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất sét pha cát, ẩm, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và hơi chua hoặc gần trung tính (pH 6-6,5). Ở điều kiện thích hợp; trẩu trơn sinh trưởng, phát triển khá nhanh. Cây 1 tuổi có thể đạt chiều cao tới 1-1,5m; cây 5-6 tuổi cao trên 6m với đường kính thân đạt 10-15cm. Thường sau khi trồng 3 năm cây đã bắt đầu ra hoa, kết quả. Thời gian nở của hoa đực và hoa cái chênh lệch nhau rất ít (chỉ trong 1-2 ngày), nên không ảnh hưởng gì đến thụ phấn, nếu thời tiết thuận lợi. Để nở hoa và thụ phấn bình thường, cây đòi hỏi nhiệt độ không khí ấm áp (không dưới 150C).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.