Trạng thái bóng trên sân

pdf
Số trang Trạng thái bóng trên sân 5 Cỡ tệp Trạng thái bóng trên sân 362 KB Lượt tải Trạng thái bóng trên sân 0 Lượt đọc Trạng thái bóng trên sân 5
Đánh giá Trạng thái bóng trên sân
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trạng thái bóng trên sân Theo luật bóng đá, có hai trạng thái bóng chính trên sân, đó là bóng động và bóng chết. Thời gian bóng động trong trận đấu được tính từ thời điểm các cầu thủ bắt đầu trận đấu bằng cú phát bóng giữa sân cho đến khi bóng rơi ra ngoài khu vực sân thi đấu hoặc trận đấu bị ngừng lại bởi quyết định của trọng tài (do cầu thủ phạm lỗi, chấn thương hoặc tình huống đặc biệt khác), khi đó bóng rơi vào trạng thái bóng chết. Trận đấu lúc này sẽ được khởi động lại bằng các cách chính sau: * Ném biên: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên dọc do tác động của một cầu thủ. Đội đối phương sẽ được hưởng quyền ném bóng từ vị trí trên đường biên dọc mà bóng rời sân. * Phát bóng: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ tấn công đối phương. Đội phòng ngự sẽ được hưởng quyền phát bóng lên. * Phạt góc: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu bằng cú đá từ điểm đá phạt góc (là điểm nối giữa đường biên dọc và đường biên ngang). * Đá phạt gián tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nhẹ. Đội có cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu, tuy nhiên họ không được phép đưa bóng trực tiếp vào lưới đối phương từ cú đá phạt gián tiếp này. * Đá phạt trực tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nặng (lỗi quy định trong điều 12 của Luật bóng đá, ví dụ bị phạm lỗi khi đang có lợi thế tấn công, bị phạm lỗi từ phia sau). Đội có cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được quyền đưa bóng vào trận đấu và bàn thắng ghi trực tiếp từ cú đá phạt này sẽ được tính. * Đá phạt đền: Khi có cầu thủ tấn công bị phạm lỗi trong khu vực cấm địa của đội phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng cú đá phạt từ vị trí đá phạt 11 m, đây là cú đá chỉ có sự tham gia của một cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự. * Thả bóng: Khi trận đấu bị dừng lại không phải do bóng ra ngoài sân hoặc có cầu thủ bị phạm lỗi (ví dụ có cầu thủ bị chấn thương, có cổ động viên nhảy vào sân). Trọng tài sẽ là người cầm bóng và thả trước sự có mặt của một cầu thủ mỗi đội. Phạm lỗi Sebastian Larsson thực hiện một quả phạt góc cho Birmingham City Phạm lỗi Một lỗi xảy ra khi có cầu thủ vi phạm các điều ghi trong Luật bóng đá. Các lỗi vi phạm được quy định trong điều 12 của Luật bóng đá (đôi khi còn được gọi là Luật 12). Các lỗi thường thấy là câu giờ, đẩy người, kéo áo. Đội có cầu thủ vi phạm sẽ chịu cú đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt đền từ phía đối phương. Thẻ vàng và thẻ đỏ Để cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi, trọng tài sẽ sử dụng biện pháp nhắc nhở, nặng hơn là phạt thẻ vàng và nặng nhất là phạt thẻ đỏ. Cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng hoặc một thẻ đỏ sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế bằng cầu thủ dự bị. Cầu thủ ngoài sân nếu có hành vi không đúng mực cũng sẽ bị trọng tài sử dụng thẻ vàng hoặc thẻ đỏ để cảnh cáo. Với các thành viên ban huấn luyện và huấn luyện viên trưởng, trọng tài không sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ mà có quyền đuổi trực tiếp người vi phạm ra khỏi sân.[2] Trong tình huống xét thấy tiếp tục cho bóng động có lợi hơn cho đội bị phạm lỗi, trọng tài có quyền tiếp tục cho trận đấu diễn ra và tiến hành việc cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi sau khi bóng chết, tình huống này được gọi là phép lợi thế. Luật phức tạp nhất của bóng đá là luật việt vị. Luật này đã có nhiều thay đổi kể từ ngày ra đời, theo quy định mới nhất thì một cầu thủ tấn công bị coi là việt vị khi so với đường biên ngang khung thành đội phòng ngự, cầu thủ này đứng thấp hơn 2 cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đối phương (kể cả thủ môn). Một cầu thủ đội sọc đỏ đen vi phạm luật 12 bằng việc kê chân cầu thủ đội sọc trắng xanh.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.