Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012

doc
Số trang Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012 8 Cỡ tệp Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012 129 KB Lượt tải Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012 0 Lượt đọc Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012 1
Đánh giá Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012 Hồ Thuỷ Tiên Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2012. Giai đoạn trước năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thể hiện qua chỉ tiêu GDP khá cao, trung bình 8%/năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới nă m 20 08 làm xấu đi tốc độ tăng trưởng trước đó. Năm 2008, là 6,2%, 2009 là 5,3%, Kết thúc năm 2010, GDP tăng trưởng 6,2%, 2011 là 5,9%. Bước sang năm 2012, dự báo tỷ lệ tăng trưởng 6,5%. Tuy nhiên, tình hình thực tế của nền kinh tế trong năm 2012 đã buộc chính phủ điều chỉnh tỷ lệ này xuống chỉ còn 5,5% và thực tế chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng là 5,2%. Như vậy, trong giai 2008-2012, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là gần 5,9% năm. Đây có thể xem là một cố gắng lớn của chính phủ khi duy trì tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn còn âm ỉ tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, lạm phát bình quân năm của Việt Nam giai đoạn này lại là 12,6%/năm, cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng. Nếu so sánh với Trung Quốc cũng trong cùng giai đoạn, ta thấy điều này ngược lại, tăng trưởng GDP là 9,3%/năm nhưng lạm phát chỉ có một nữa là 3,3%/năm. Theo công bố vào tháng 5/2013 của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Chính sách và Phát triển tại buổi hội thảo “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thì trong tất cả các giai đoạn 5 năm suốt từ năm 1991 đến năm 2012, Việt Nam đã đứng đầu tất cả các nước trong khu vực về một chỉ tiêu đáng buồn là lạm phát. Đặc biệt trong 2 năm gần nhất, mức lạm phát của Việt Nam lên tới hơn 18% năm 2011 và 6,8% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước như Trung Quốc, Indonesia, Phillippines và Thái Lan. Quốc gia có lạm phát cao nhất trong hai năm qua là Indonesia, song mức lạm phát của họ cũng chỉ 3,8-5%, thấp hơn nhiều so với của Việt Nam. Chính vì tăng trưởng thấp, lạm phát cao cùng với các nhân tố tác động khác đã làm cho các doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, chi phí đầu vào lớn... hậu quả là sản phẩm của các doanh nghiệp tính cạnh tranh kém, mất thị trường, hàng loạt các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, thất nghiệp gia tăng... tất cả điều này tác động rất lớn đến thị trường bảo hiểm, làm cho thị trường tăng trưởng thấp hơn so với tiềm năng. Bảng 1. Tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng 6,2% 5,3% 6.16% 5.9% 5,2 % Lạm phát 19,9% 6,52% 8,4% 18,1% 6,8% Nguồn: Tổng cục thống kê Tổng quan thị trường bảo hiểm Nếu như giai đoạn 2001- 2007 là trước khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm thì sau khi gia nhập WTO, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn, tuy nhiên do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 làm cho kinh tế VN tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao như đã phân tích trên đây, thị trường bảo hiểm VN có tốc độ tăng trưởng chỉ còn hơn một nữa, đạt tỷ lệ là 18%/năm giai đoạn 2008-2012. Trong bối cảnh đa số các ngành khác trong nền kinh tế suy giảm trầm trọng, tốc độ tăng trưởng thị trường bảo hiểm Việt Nam mặc dù có thấp hơn nhưng vẫn tăng trưởng là một cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Có thể điểm qua bức tranh về thị trường bảo hiểm VN giai đoạn 2008-2012 qua bảng thống kê sau: Bảng 2. Các chỉ tiêu thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Các chỉ tiêu chủ yếu 2008 2009 2010 2011 2012 - Tổng số DNBH, MGBH 49 50 53 57 57 - Doanh nghiệp phi nhân thọ 27 28 29 29 29 1. Kết cấu thị trường - Doanh nghiệp nhân thọ 11 11 12 14 14 - Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 2 2 - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 10 10 11 12 12 2. Quy mô thị trường bảo hiểm (tỷ đồng) 28.055 32.819 37.138 46.985 51.523 - Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 21.256 25.593 30.842 36.552 41.246 + Phi nhân thọ 10.948 13.754 17.070 20.554 22.849 + Nhân thọ 10.307 11.839 13.772 15.998 18.397 6.799 7.228 8.296 10.433 10.277 - Đóng góp vào GDP (%) 1,90 1,99 1,98 1,85 1,94 + Phi nhân thọ 0,74 0,83 0,86 0,81 0,86 + Nhân thọ 0,70 0,72 0,70 0,63 0,69 + Hoạt động đầu tư 0,46 0,44 0,42 0,41 0,39 - Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 247 295 450 535 580 14.370 14.972 19.101 21.848 25.334 - Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng) 9.533 8.956 12.300 15.971 16.649 - Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng) 4.837 6.016 6.801 5.877 8.685 4. Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 56.435 65.094 79.069 83.439 89.567 - Tổng tài sản (tỷ đồng) 71.831 84.977 99.330 106.246 114.663 - Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 42.214 48.641 55.324 61.878 69.393 6. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo hiểm) 135.256 187.702 243.203 303.716 322,676 - Doanh thu đầu tư (tỷ đồng) 3. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội 5. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2009,2010, 2011,2012 - Bộ Tài chính) Nhìn chung, giai đoạn 2008-2012 thị trường bảo hiểm VN tiếp tục phát triển khá ổn định, đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 18%/năm. Qui mô doanh thu phí bảo hiểm chiếm 1,9% GDP, chi trả tiền bảo hiểm cho các trường hợp rủi ro gần 20.000 tỷ đồng mỗi năm, đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 80 ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 300 ngàn lao động mỗi năm. Ngành bảo hiểm về cơ bản đã thực hiện tốt vai trò tấm lá chắn hữu hiệu cho nền kinh tế và là công cụ huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Phân tích riêng về tình lĩnh vực kinh doanh cho thấy: Hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ: có sự bức phá ngoạn mục so với bảo hiểm nhân thọ. Nếu như trước đây doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường có sự đóng góp phần lớn từ BHNT thì kể từ năm 2008 doanh thu phí BHPNT đã vượt lên trên so với BHNT. Nếu so sánh về số lượng các công ty BHPNT trên thị trường thì không có sự thay đổi nhiều nhưng doanh thu phí đã tăng cao với tốc độ hơn 20%/năm. Để đạt được kết quả này, giữa các công ty BHPNT đã có sự cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh là động lực của phát triển tuy nhiên nghiên cứu kỹ cho thấy cạnh tranh giữa các công ty BHPNT là bất ổn vì - Những sản phẩm BHPNT không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công ty bảo hiểm nên để thu hút khách hàng mới nhiều công ty giảm phí hoặc mở rộng điều khoản hợp đồng. Đây là những nguyên nhân khiến các Dn BHPNT thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chính. Hiện tại trên thị trường BHPNT Việt Nam, chỉ có khoảng 50% công ty có lãi từ hoạt động kinh doanh chính - Bên cạnh sự cạnh tranh, lỗ từ hoạt động BH còn do chi phí hoạt động tăng cao, mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của các khoản bồi thường cũng tăng lên. Điều này cho thấy công tác đánh giá rủi ro, công tác đề phòng hạn chế tổn thất và quan trọng hơn công tác định phí sản phẩm BHPNT chưa được làm đúng. Điều này là nguy cơ đe doạ cho cả thị trường. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: tương tự như BHPNT, các công ty BHNT không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn này, nhưng tốc độ tăng doanh thu phí BH chỉ khoảng 15%/năm, thấp hơn so với BHPNT. Nếu như doanh thu phí BHNT năm 2012 là 18.397 tỷ đồng trong đó doanh thu khai thác mới năm 2012 chỉ là 4.949 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 16,8% nhưng so với toàn giai đoạn thì tốc độ khai thác mới chỉ khoảng sấp xỉ 10%/năm. Tại sao phải tính đến doanh thu khai thác mới? Vì BHNT có thời hạn dài, có khi đến 20 năm. Nếu trong năm, công ty BHNT không bán được hợp đồng mới nào thì công ty vẫn có doanh thu, cho nên để đánh giá tốc độ phát triển trong BHNT phải tính thêm chỉ tiêu tốc độ khai thác hợp đồng mới, đồng thời phải tính đến chỉ tiêu huỷ bỏ hợp đồng trong năm. Nếu như năm 2012 có số lượng HĐ khai thác mới là 999.700 hợp đồng thì đã có gần 500.000 hợp dồng bị huỷ bỏ. Rỏ ràng, với số liệu như trên thì các công ty BHNT thực sự khó khăn vì phải vừa tăng khai thác mới vừa phải làm sao duy trì các hợp đồng củ. Muốn làm được điều này các công ty BHNT phải gia tăng sự hấp dẩn sản phẩm của mình thông qua các tính năng sản phẩm và gia tăng tính cạnh tranh so với các sp tài chính khác thông qua việc chia lãi cho các chủ hợp đồng từ lợi nhuận đầu tư. Hoạt động đầu tư: Một hoạt động khác không thể không nói đến trong kinh doanh bảo hiểm chính là hoạt động đầu tư. Giai đoạn 2008-2012 là thời kỳ trầm lắng của thị trường tài chính thế giới cũng như của Việt Nam, thị trường bất động sản đóng băng, TTCK sụt giảm trầm trọng đã làm cho hoạt động đầu tư của các công ty BH đơn điệu, chủ yếu gởi vào các tổ chức tín dụng và trái phiếu chính phủ, đây là lĩnh vự đầu tư an toàn và như vậy mức sinh lợi thấp, mức chia lãi cho khách hàng ít . Đây là 1 trong những nguyên nhân làm cho các sp BHNT kém hấp dẩn so với các kênh đầu tư khác. Triển vọng thị trường bảo hiểm những tháng cuối năm 2013 Dù kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nhưng thị trường BHNT vẫn phát triển khá tốt. Số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 11.767 tỷ đồng tăng 2,31% so với cùng kỳ năm 2012, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.155 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2012. Với tỷ lệ tăng trưởng này, so với các nước, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho ngành BHNT và kỳ vọng sẽ có sự bức phá so với BHPNT vào các tháng cuối năm. Tuy nhiên, tình hình khai thác bảo hiểm khá nhết nhác, đặc biệt trong BH xe cơ giới, với sự chào mời đặt dọc đường và mức phí thấp hơn nhiều so với qui định. Ở lĩnh vực đầu tư, 6 tháng năm 2013 tổng số tiền đầu tư đạt khoảng 70.996 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2012 với tỷ trọng đầu tư vào TPCP và tiền gởi 75%, doanh thu đầu tư đạt 3.693 tỷ đồng tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012. Về năng lực tài chính, trong 6 tháng đầu năm các công ty Bh đã gia tăng vốn điều lệ thêm gần 1.400 tỷ đồng, điều này cho thấy năng lực tài chính vững chắc của thị trường với biên thanh toán cao hơn 1,5 lần so với qui định. Một điểm nổi bật của thị trường BH những tháng đầu năm 2013 đó là sự thâu tóm AAA của IAG và thoái vốn của HSBC cho Sumitomo tại tập đoàn Bảo Việt. Năm 2013 cũng chứng kiến 1 công ty BHNT chính thức hoạt động là PVI Sun Life. Dự kiến chó đến cuối năm sẽ có thêm ít nhất 2 công ty BHNT nữa sẽ được cấp phép. Để có thể dự báo thị trường Bh trong thời gian tới, cần nhận định 1 số điểm mạnh, yếu cũng như thách thức và cơ hội của thị trường như sau: Điểm mạnh: - Ngành BH đang phát triển với tốc độ khá nhanh trong thời gian qua. - Mức độ rủi ro của thị trường được kiểm soát khá tốt - Chính sách cho phát triển thị trường BH khá rỏ ràng đặc biệt cho các công ty BH nước ngoài. Điểm yếu: - Số lượng các công ty Bh tham gia thị trường còn ít, nhất là các công ty BHNT - Thu nhập thấp, khả năng tham gia Bh hạn chế - Hiểu biết về Bh của người dân còn hạn chế Cơ hội: - Dân số đông và trẻ, tỷ lệ tham gia BH còn thấp - Kinh tế đang trên đà tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài Thách thức: - Kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, khả năng tái lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng yếu kém, kinh tế tăng trưởng chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững - Các cam kết mở cửa thị trường BH thông qua cấp phép hoạt động cho các công ty BH nước ngoài Để tận dụng cơ hội và thách thức, bài viết xin đưa ra một số các đề xuất: - Cần các giải pháp tích cực hơn nữa từ phía chính phủ để kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. - Gia tăng mức vốn pháp định đối với các công ty BH gấp 2 lần so với hiện nay. - Tăng cường công tác đánh giá rủi ro và định phí, đặc biệt cho các sản phẩm BHPNT. - Kiểm soát tốt an toàn tài chính các công ty BH thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát. - Cho phép khấu trừ phí BHNT vào thu nhập chịu thuế khi xác định mức thuế thu nhập cá nhân. - Cuối cùng, gia tăng tuyên truyền, giáo dục kiến thức bảo hiểm vào cộng đồng. KẾT LUẬN Với 1 số thông tin tổng quan thị trường giai doạn 2008-2012 và thông tin thị trường 6 tháng đầu năm 2013, có thể thấy bức tranh thị trường BH Việt Nam có nhiều mảng sáng hơn là tối. Nếu các doanh nghiệp nổ lực hơn nữa các tháng cuối năm cũng như chính phủ thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và các đề xuất thì dự báo kết thúc năm 2013 thị trường BH Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 15%. Tài liệu tham khảo 1. Bản tin thị trường BH VN năm 2012 - Bộ Tài chính 2. Bản tin thị trường Bh toàn cầu 6 tháng năm 2013 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính 3. Tổng Cục thống kê năm 2012
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.