Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu

pdf
Số trang Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu 7 Cỡ tệp Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu 456 KB Lượt tải Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu 0 Lượt đọc Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu 0
Đánh giá Tổng quan khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 TỔNG QUAN KHU HỆ CHIM Ở SÂN CHIM BẠC LIÊU LÊ DUY, DIỆP ĐÌNH PHONG, PHÙNG BÁ THỊNH, NGUYỄN HÀO QUANG, HOÀNG MINH ĐỨC Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nằm ở khu vực có diện tích rừng ngặp mặn thƣờng bị ngập nƣớc trong mùa mƣa còn lại thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích khoảng 130 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Bạc Liêu là một sân chim lớn nhất trong khu vực [5], đã có lịch sử tồn tại lâu năm, và hiện nay là vùng làm tổ lớn nhất của của các loài chim nƣớc ở đồng bằng sông Cửu Long [10]. Do những trở ngại lớn về mặt nhân lực và kinh phí, dữ liệu về khu hệ chim ở các Sân chim vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở Sân chim Bạc Liêu nói riêng rất ít, và thƣờng mang tính tự phát và phân tán. Một số dữ liệu về Điểu học của vùng đồng bằng sông Cửu Long đƣợc xuất bản trong những năm gần đây, trong đó có đề cập đến khu hệ chim Sân chim Bạc Liêu [3,4,6,8,9,12], tuy nhiên phần lớn các dữ liệu còn lại đƣợc lƣu hành nội bộ và ít có giá trị tham khảo. Bên cạnh đó, săn bắn và đánh bẫy chim trái phép, cùng với thu hoạch trứng chim thƣờng xuyên diễn ra với mức độ nghiêm trọng là những hiểm họa chính đe dọa đến đa dạng sinh học chim trong sân chim này [5]. Trong bài báo này, chúng tôi cung cấp các dữ liệu về đa dạng khu hệ chim sân chim Bạc Liêu đƣợc nghiên cứu trƣớc đây và bổ sung thêm những dẫn liệu cấu trúc và đặc điểm thành phần loài chim đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2011. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sƣu tập tài liệu Để đánh giá và cập nhật các nghiên cứu về khu hệ chim tại sân chim Bạc Liêu, tất cả các báo cáo và công bố chính thức hoặc không chính thức trong và ngoài nƣớc liên quan đến đa dạng sinh học khu hệ chim của sân chim này sẽ đƣợc sƣu tầm. Tài liệu xuất bản là tài liệu chuyên môn đã đƣợc công bố chính thức và đƣợc cộng đồng khoa học đánh giá trƣớc khi xuất bản. Các tài liệu này đƣợc tham khảo có chọn lọc và kế thừa, thông tin từ tài liệu đƣợc tham khảo sẽ đƣợc kiểm tra cẩn thận theo các tiêu chí: tính xác thực, tính rõ ràng, tính cụ thể và tính có thể kiểm chứng. Tài liệu chƣa xuất bản, bao gồm các báo cáo nội bộ, báo cáo kỹ thuật, ghi nhận nhanh của các nhà khoa học trong các đợt khảo sát, công tác tại sân chim Bạc Liêu. 2. Khảo sát thực địa Các khảo sát thực địa nhằm điều tra xác định thành phần loài và đánh giá mức độ phong phú các loài chim đƣợc thực hiện qua 4 đợt khảo sát: Đợt 1: tiến hành từ 6/9/2010 đến 11/9/2010; Đợt 2: tiến hành từ 22/10/2010 đến 28/10/2010, Đợt 3: tiến hành từ 6/12/2010 đến 11/12/2010 và Đợt 4: tiến hành từ 20/07/2013 đến 31/07/2013. Khảo sát thành phần loài đƣợc thực hiện theo các tuyến đƣờng mòn, bờ kênh trong khu vực. Thời gian tiến hành khảo sát từ 05h30 đến 17h30 hàng ngày, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều tối, vì đây là khoảng thời gian chim hoạt động nhiều nhất. Khảo sát thêm vào buổi tối từ 19h00 đến 22h00 để ghi nhận các loài chim có tập tính hoạt động về đêm. Định danh các loài chim thông qua các đặc điểm hình thái bên ngoài hoặc qua tiếng kêu. Dụng cụ hỗ trợ nghiên cứu thực địa gồm có: Ống nhòm (Nikon Monarch ATB 8 x 42) dùng để quan sát chim; Máy chụp hình Canon 40D + tele 400 mm để ghi lại những hình ảnh và sinh cảnh. Máy định vị GPS 76 CSx để đánh dấu tọa độ ghi nhận chim và lƣu tuyến khảo sát. 45 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Xác định độ phong phú tƣơng đối thành phần loài chim trong vùng khảo sát bằng phƣơng pháp lập danh sách Mackinnon, với mỗi danh sách gồm 10 loài [1]. Định danh các loài chim theo mô tả hình thái trong tài liệu định danh của Robson (2010) [11]. Danh pháp sử dụng theo hệ thống của Inskipp et al. (1996) [7], tên tiếng Việt sử dụng theo Lê Mạnh Hùng (2012) [9]. Mức độ nguy cấp của các loài đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2] và của IUCN (2014). II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài Tổng hợp các tƣ liệu nghiên cứu trƣớc đây về khu hệ chim sân chim Bạc Liêu mà chúng tôi có đƣợc, cho thấy số loài chim đƣợc biết trƣớc nghiên cứu này là 106 loài thuộc 45 họ của 12 bộ. Kết quả khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận trực tiếp đƣợc tổng cộng 70 loài chim thuộc 33 họ của 11 bộ, trong đó ghi nhận 03 loài chim quan trọng cho bảo tồn là: Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, Cổ rắn Anhinga melanogaster và Cốc đế Phalacrocorax carbo. Kết quả nghiên cứu này đã bổ sung 14 loài cho khu hệ chim sân chim Bạc Liêu. Danh lục loài cập nhật cho khu hệ chim Sân chim Bạc Liêu hiện nay gồm 120 loài thuộc 13 bộ và 47 họ, bằng 13,46% (120/891 loài [9]) tổng số các loài chim ghi nhận đƣợc ở Việt Nam hiện nay, trong đó có 07 loài quý hiếm ƣu tiên bảo tồn có trong SĐVN 2007 và Sách Đỏ thế giới IUCN 2014 gồm Le khoang cổ Nettapus coromandelianus (SĐVN: EN), Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus (SĐVN: VU, IUCN: NT), Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis (SĐVN: EN, IUCN: NT), Cò nhạn Anastomus oscitans (SĐVN: VU), Anhinga melanogaster (SĐVN: VU, IUCN: NT), Cốc đế Phalacrocorax carbo (SĐVN: EN), Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha (SĐVN: VU). Bảng 1 Danh lục chim cập nhật tại khu vực sân chim Bạc Liêu Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 46 Họ Phasianidae Anatidae Anatidae Alcedinidae Alcedinidae Halcyonidae Halcyonidae Halcyonidae Halcyonidae Halcyonidae Meropidae Meropidae Upupidae Cuculidae Cuculidae Cuculidae Centropodidae Centropodidae Tên Khoa Học Coturnix chinensis Dendrocygna javanica Nettapus coromandelianus Alcedo atthis Alcedo meninting Halcyon coromanda Halcyon smyrnensis Halcyon pileata Todiramphus chloris Halcyon capensis Merops orientalis Merops philippinus Upupa epops Cacomantis merulinus Eudynamys scolopacea Phaenicophaeus tristis Centropus sinensis Centropus bengalensis Tên Việt Nam Cay trung quốc Le nâu Le khoang cổ Bồng chanh Bồng chanh tai xanh Sả hung Sả đầu nâu Sả đầu đen Sả khoang cổ Sả mỏ rộng Trảu đầu hung Trảu ngực nâu Đầu rìu Tìm vịt Tu hú Phƣớn Bìm bịp lớn Bìm bịp nhỏ Tài liệu 7,8 7,8 5,6 5,7,8 7,8 7 7,8 7,8 5,8 5 5,7 5,7,8 7 7,8 5,7,8 7,8 5,7,8 8 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 Apodidae Apodidae Tytonidae Strigidae Columbidae Columbidae Columbidae Columbidae Rallidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Scolopacidae Pluvialidae Charadriidae Charadriidae Charadriidae Charadriidae Vanellidae Glareolidae Sternidae Sternidae Sternidae Sternidae Accipitridae Accipitridae Accipitridae Accipitridae Threskiornithidae Threskiornithidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Ardeidae Cypsiurus balasiensis Apus affinis Tyto alba Otus bakkamoena Streptopelia orientalis Streptopelia chinensis Treron vernans Streptopelia tranquebarica Amaurornis phoenicurus Actitis hypoleucos Calidris ruficollis Calidris temminckii Limicola falcinellus Calidris ferruginea Tringa stagnatilis Tringa glareola Tringa ochropus Tringa nebularia Pluvialis fulva Charadrius dubius Charadrius alexandrinus Charadrius leschenaultii Charadrius mongolus Vanellus indicus Glareola maldivarum Sterna caspia Chlidonias hybridus Chlidonias leucopterus Gelochelidon nilotica Elanus caeruleus Accipiter gularis Aviceda jerdoni Aviceda leuphotes Plegadis falcinellus Threskiornis melanocephalus Ardea sumatrana Egretta garzetta Ardea cinerea Ardea purpurea Casmerodius albus Mesophoyx intermedia Bubulcus ibis Ardeola bacchus Ardeola speciosa Butorides striatus Nycticorax nycticorax Yến cọ Yến cằm trắng Cú lợn lƣng xám Cú mèo khoang cổ Cu sen Cu gáy Cu xanh đầu xám Cu ngói Cuốc ngực trắng Choắt nhỏ Rẽ cổ hung Rẽ lƣng đen Rẽ mỏ rộng Rẽ bụng nâu Choắt đốm đen Choắt bụng xám Choắt bụng trắng Choắt lớn Choi choi vàng Choi choi nhỏ Choi choi khoang cổ Choi choi lƣng hung Choi choi mông cổ Te vặt Dô nách nâu, Ốc cau Nhàn caxpia Nhàn đen Nhàn xám Nhàn chân đen Diều trắng Ƣng nhật bản Diều hoa jerdon Diều mào Quắm đen Quắm đầu đen Diệc xumatra Cò trắng Diệc xám Diệc lửa Cò ngàng lớn Cò ngàng nhỡ Cò ruồi Cò bợ Cò bợ java Cò xanh Vạc 5,7 7 7,8 7,8 7,8 5,7,8 5,7,8 5,8 7 5,7 5 5 5 5 5 5 5 5 5 7 5 5 5 7,8 7 5 5 5 5 5,7,8 5,7 8 8 5,6,7 4,5,6,7 2 5,6,7,8 5,6,7,8 5,6,7,8 5,6,7,8 5,7,8 5,6,7 5,6,7,8 5,6,7 5,6,7,8 5,6,7,8 47 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 48 Ardeidae Ardeidae Ardeidae Pelecanidae Ciconiidae Ciconiidae Anhingidae Phalacrocoracidae Phalacrocoracidae Phalacrocoracidae Pittidae Acanthizidae Laniidae Corvidae Corvidae Monarchidae Dicruridae Aegithinidae Muscicapidae Muscicapidae Muscicapidae Sturnidae Sturnidae Sturnidae Sturnidae Sturnidae Sturnidae Sturnidae Hirundinidae Hirundinidae Pycnonotidae Pycnonotidae Pycnonotidae Cisticolidae Cisticolidae Cisticolidae Cisticolidae Megaluridae Zosteropidae Arcocephalidae Sylviidae Sylviidae Sylviidae Sylviidae Timaliidae Nectariniidae Ixobrychus cinnamomeus Dupetor flavicollis Ixobrychus sinensis Pelecanus philippensis Anastomus oscitans Mycteria leucocephala Anhinga melanogaster Phalacrocorax niger Phalacrocorax fuscicollis Phalacrocorax carbo Pitta nympha Gerygone sulphurea Lanius cristatus Crypsirina temia Temnurus tennurus Rhipidura javanica Dicrurus macrocercus Aegithina tiphia Copsychus saularis Copsychus malabaricus Muscicapa dauurica Sturnus sinensis Sturnus nigricollis Sturnus burmannicus Acridotheres tristis Acridotheres cinereus Acridotheres cristatellus Gracula religiosa Hirundo rustica Hirundo daurica Pycnonotus jocosus Pycnonotus goiavier Pycnonotus blanfordi Cisticola juncidis Prinia rufescens Prinia inornata Prinia flaviventris Bradypterus mandelli Zosterops palpebrosus Acrocephalus orientalis Orthotomus sutorius Orthotomus ruficeps Orthotomus atrogularis Phylloscopus fuscatus Malacocincla abbotti Dicaeum cruentatum Cò lùn hung, Cò lửa Cò đen, Cò ma Cò lửa lùn Bồ nông chân xám Cò nhạn, cò ốc Giang sen Cổ rắn, điêng điểng Cốc đen, Cồng cọc Cốc đế nhỏ, Cốc ấn độ Cốc đế Đuôi cụt bụng đỏ Chích bụng bàng Bách thanh mày trắng Chim khách Chim khách đuôi xẻ Rẻ quạt java Chèo bẻo Chim nghệ ngực vàng Chích chòe than Chích chòe lửa Đớp ruồi nâu Sáo đá trung quốc Sáo sậu Sáo sậu đầu trắng Sáo nâu Sáo mỏ vàng Sáo đen Yểng, nhồng Nhạn bụng trắng Nhạn bụng xám Chào mào Bông lau mày trắng Bông lau tai vằn Chiền chiện đồng hung Chiền chiện đầu nâu Chiền chiện bụng hung Chiền chiện bụng vàng Chích nâu đỏ Vành khuyên họng vàng Chích đầu nhọn Chích đuôi dài Chích bông nâu Chích bông cánh vàng Chim chích nâu Chuối tiêu mỏ to Chim sâu lƣng đỏ 5,7,8 1,5,7 1 8 2 7 1-8 2-8 3,5,6,7,8 8 7 5,7,8 5,7,8 7,8 5,8 5,7,8 5,7,8 5,7,8 5,7,8 5 8 5,7 5,7,8 7,8 5,7,8 5,7,8 8 7,8 5,7,8 5 7 5,7,8 7,8 5,7,8 5,7 5,7,8 5,8 8 5,7 5,7 5,7,8 8 7 5 7 8 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 Nectariniidae Motacillidae Motacillidae Motacillidae Estrildidae Estrildidae Passeridae Passeridae Passeridae Passeridae Nectarinia jugularis Dendronanthus indicus Motacilla flava Anthus hodgsoni Lonchura striata Lonchura punctulata Passer flaveolus Passer montanus Ploceus philippinus Ploceus manyar Hút mật họng tím Chìa vôi rừng Chìa vôi vàng Chim manh lớn Di cam Di đá Sẻ bụi vàng Sẻ nhà Rồng rộc Rồng rộc đen 5,7,8 8 5,7 8 8 7,8 8 5,7,8 5,7,8 5 Ghi chú: 1-Nguyễn Cử (2000); 2-Lê Đình Thủy (2007); 3-Lê Mạnh Hùng (2012); 4-Tordoff et al. (2002); 5-Buckton et al. (2004); 6-Buckton et al. (1999); 7-Hoàng Đức Đạt và Nguyễn Trần Vỹ (2003); 8-Kết quả nghiên cứu này; NT-Gần đe dọa; VU-Sẽ nguy cấp; EN-Nguy cấp. Kết quả thu thập từ tài liệu cũng cho thấy, các nghiên cứu về khu hệ chim ở sân chim Bạc Liêu chủ yếu là điều tra thành phần loài, không liên tục [10]. Một số loài có sự sai sót về tên khoa học, tên thông thƣờng không đƣợc đƣa vào danh lục cập nhật. Danh lục tổng hợp đƣợc sắp xếp theo hệ thống phân loại thống nhất hiện nay [9]. Đối với danh lục chim cập nhật, có 21 loài chim (xem Bảng 1) đƣợc ghi nhận cách đây ít nhất 15 năm, đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Buckton et al.( 2004) [4] không đƣợc tái ghi nhận trong khu vực Sân chim Bạc Liêu trong các nghiên cứu gần đây. Tình trạng phân bố các loài này tại khu vực Sân chim Bạc Liêu cần thêm các khảo sát thực địa để khẳng định. 2. Độ phong phú tƣơng đối các loài chim Tổng cộng 67 danh sách Macinnon lists đƣợc lập sau các đợt khảo sát tại khu vực Sân chim Bạc Liêu. Từ các danh sách Mackinnon đã lập đƣợc, các loài có độ phong phú tƣơng đối cao nhất là Vạc Nycticorax nycticorax với tần suất xuất hiện 50,75%, Cồng cọc Phalacrocorax niger (43,28%) và Cò trắng Egretta garzetta (41,79%). Độ phong phú tƣơng đối các loài chim trong nghiên cứu này đƣợc trình bày chi tiết ở Bảng 2. Bảng 2 Độ phong phú tƣơng đối một số loài chim ghi nhận đƣợc ở sân chim Bạc Liêu Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 61 62 Tên khoa học 10 loài cao nhất Nycticorax nycticorax Phalacrocorax niger Egretta garzetta Crypsirina temia Todiramphus chloris Rhipidura javanica Phalacrocorax fuscicollis Centropus sinensis Anhinga melanogaster Ardea cinerea 10 loài thấp nhất Aegithina tiphia Bradypterus mandelli Tên tiếng Việt Tần số xuất hiện (%) Vạc Cốc đen, Cồng cọc Cò trắng Chim khách Sả khoang cổ Rẻ quạt javan Cốc đế nhỏ Bìm bịp lớn Cổ rắn, Điêng điểng Diệc xám 50,75 43,28 41,79 40,3 37,31 35,82 32,84 31,34 31,34 29,85 Chim nghệ ngực vàng Chích nâu đỏ 2,99 2,99 49 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 63 64 65 66 67 68 69 70 Ploceus philippinus Passer flaveolus Lonchura striata Coturnix chinensis Halcyon pileata Elanus caeruleus Prinia flaviventris Orthotomus ruficeps Rồng rộc Sẻ bụi vàng Di cam Cay trung quốc Sả đầu đen Diều trắng Chiền chiện bụng vàng Chích bông nâu 2,99 2,99 2,99 1,49 1,49 1,49 1,49 1,49 Các loài trong nhóm Cò và nhóm Cốc có số lƣợng cá thể lớn nhất trong các đợt khảo sát, tƣơng ứng số các thể lần lƣợt là 4014 cá thể và 3413 cá thể. Báo cáo của Buckton et al. (1999) [3] ghi nhận tổng số cá thể các loài chim nƣớc đếm đƣợc tại Sân chim Bạc Liêu là 3626 cá thể. Trong số các loài chim quý hiếm, quan trọng cho bảo tồn đƣợc ghi nhận trong các đợt khảo sát, đặc biệt chúng tôi đã ghi nhận sự hiện diện loài Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis với số lƣợng cá thể là 13, vào ngày 24 tháng 07 năm 2013. Đây là nghi nhận đầu tiên về sự hiện diện của loài chim quan trọng này tại khu vực sân chim Bạc Liêu. Các ghi nhận trƣớc đây của loài này hiện diện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Hà Tiên, Đất Mũi, Tràm Chim, Cần Giờ và U Minh Thƣợng [10]. Ngoài ra, các ghi nhận đáng chú ý từ các nghiên cứu trƣớc đây của một số loài chim quan trọng trong khu vực Sân chim Bạc Liêu nhƣ 4 cá thể loài Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus, Cổ rắn Anhinga melanogaster và Cốc Ấn Độ Phalacrocorax fuscicollis (930 cá thể), đây cũng là quần thể chim quan trọng chiếm số lƣợng cá thể lớn nhất tại khu vực Sân chim [3]. Các nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy, Sân chim Bạc Liêu có số lƣợng các loài chi di cƣ khá lớn trong nhóm Nhàn, nhóm Rẽ ví dụ nhƣ các loài Sterna caspia, Chlidonias hybridus, Limicola falcinellus, Tringa ochropus, Tringa nebularia.... Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, Sân chim Bạc Liêu có số lƣợng lớn các nhóm chim đất liền, chủ yếu các loài trong bộ Sẻ với 33 loài. III. KẾT LUẬN Với 120 loài chim hiện có, trong đó có 07 loài chim quý hiếm, quan trọng cho bảo tồn, Sân chim Bạc Liêu là trung tâm đa dạng chim của các sân chim hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, và có vị trí hết sức quan trọng đối với các loài chim làm tổ tập đoàn lớn, trong đó bao gồm các loài di cƣ trú đông. Đây cũng là sân chim đƣợc nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ về khu hệ chim trong hệ thống các sân chim tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một ƣu tiên cấp thiết là xây dựng chiến lƣợc quản lý bền vững hệ thực vật, các vùng đất ngập nƣớc trong sân chim và xây dựng chƣơng trình giám sát, nghiên cứu sinh thái các loài chim làm tổ tập đoàn. TÀI LIỆU THAM KHảO 1. Bibby, C., M. Jones, S. Marsden, 2000. Expedition Field Techniques: Bird surveys. BirdLife International, Cambridge. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam- Phần I. Động vật, Nxb. KHTN & CN, Hà Nội. 3. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh, Nguyen Duc Tu, 1999. Conservation of Key Wetland Sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme Conservation. 50 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 4. Buckton, S.T., R. J. Safford, 2004. The avifauna of the Vietnamese Mekong Delta. Bird Conservation International 14: 279–322. 5. Chƣơng trình Birdlife Quốc tế, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001. Thông tin các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam. Hà Nội: Chƣơng trình Birdlife Quốc tế và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng. 6. Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Trần Vỹ, 2003. Quan trắc thành phần loài, số lƣợng cá thể các loài chim, đánh giá hiện trạng môi trƣờng; chƣơng trình giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ Sân chim Bạc Liêu cho cộng đồng dân cƣ vùng đệm. Viện Sinh học Nhiệt đới: Báo cáo Khoa học. 7. Inskipp, T., N. Lindsey, W. Duckworth, 1996. An Annotated Checklist of the Birds of the Oriental Region. Oriental Bird Club, United Kingdom. 8. Le Dinh Thuy, 2007. Fauna of Vietnam. Aves: Plecaniformes, ciconiiformes, anseriformes, gruiformes, charadriiformes. Hanoi: The Natural Sciences and Technology Publisher. 9. Le Manh Hung, 2012. Introduction birds of Vietnam. Ha Noi: The Natural Sciences and Technology. 10. Nguyễn Cử, 2001. Các loài chim bị đe dọa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng phân bố và bị đe dọa hiện nay. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật 1996-2000. Nxb. Nông nghiệp. 11. Robson, C., 2010. A Field Guide to the Birds of South-East Asia. London: New Holland. 12. Tordoff, W., Nguyen Cu, Jonathan C. Eames, Neil M. Furey, Le Manh Hung, Ha Quy Quynh, Adam M. Seward, Le Trong Trai, Nguyen Duc Tu, Corinthe T. Zekveld, 2002. Directory of Important Bird Areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources. A REVIEW OF THE AVIFAUNA OF BAC LIEU BIRD SANCTUARY LE DUY, DIEP DINH PHONG, PHUNG BA THINH, NGUYEN HAO QUANG, HOANG MINH DUC SUMMARY Located in the plain of the Mekong Delta, Bac Lieu Bird Sanctuary (BS) is one of 63 Important Bird Areas in Vietnam and is home to the largest of all bird colonies in the Mekong Delta. Due to limited research and conservation efforts from relevant authorities and scientific institutions, current knowledge on the sanctuary’s avifauna is insufficient for a better conservation action plan. The historical and current status of avifauna of Bac Lieu BS highlights the need to conduct systematic studies. This paper presents our study results from September 2010 and July 2013, with 70 bird species were recorded; of those, 14 species is newly recorded for Bac Lieu BS. Based on our current field study and literature review, an updated checklist of bird species in this sanctuary is provided, including 120 bird species. The sanctuary plays an important role in bird conservation with seven species listed in the Vietnam Red Data Book (2007) and IUCN 2014 Redlist of Threatened Species. Based on 67 Mackinnon lists, the Nycticorax nycticorax was the most abundant species in the sanctuary with the frequency of 50.75%. 51
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.