Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid 25 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid 697 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid 1
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------- NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO THỎA ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ MADRID Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 62386001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN NĂNG TS. GVC. LÊ VĂN BÍNH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi ....... giờ , ngày .... tháng ... năm 20.. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc Gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU ............................................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu và các vấn đề đã được nghiên cứu ............................ 4 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu tiếp .......... 5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU................................................................................... 6 2.1. Khái niệm về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ..................................................... 6 2.2. Đặc điểm điều chỉnh pháp lý về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ........................ 7 2.3. Tác động của hệ thống đăng ký quốc tế tới người sử dụng .......................... 9 2.4. Các yếu tố bảo đảm việc sử dụng hiệu quả hệ thống đăng ký quốc tế ....... 10 2.5. Xu hướng phát triển của hệ thống đăng ký quốc tế .................................... 11 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN SỬ DỤNG HỆ THỐNG MADRID ................. 11 3.1. Tình hình gia nhập hệ thống ....................................................................... 11 3.2. Thực tiễn sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế .......... 12 3.3. Thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại một số thành viên ......................... 13 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG MADRID TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................................................................................ 15 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống ...... 15 4.2. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký quốc tế ................................................... 16 4.3. Các biện pháp bảo đảm khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống .. 16 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 18 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài là một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thương mại, kinh tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid (hệ thống Madrid) giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đạt được quyền đối với nhãn hiệu của mình ở nước ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hệ thống Madrid bởi những ưu điểm vượt trội so với phương thức nộp đơn quốc gia: tiết kiệm thời gian hơn, tiết kiệm chi phí hơn và đặc biệt là, đơn giản hơn về mặt thủ tục và dễ dàng hơn trong việc quản lý nhãn hiệu sau khi đăng ký. Ưu điểm của hệ thống Madrid được nhân lên cùng với sự gia tăng số lượng Thành viên là các quốc gia và tổ chức liên Chính phủ: với cùng một đơn đăng ký, bằng một ngôn ngữ và một khoản lệ phí duy nhất, chủ nhãn hiệu có khả năng đạt được sự bảo hộ tại ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hệ thống Madrid cũng tồn tại một số nhược điểm làm hạn chế việc sử dụng hiệu quả phương thức đăng ký này. Việc nghiên cứu nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế, đặc biệt là các điều ước tự do thương mại như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương [172], Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam [155] là vô cùng cần thiết. Những lý do cơ bản trên đã thúc đẩy nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid” làm luận án tiến sỹ luật học của mình. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu của luận án nhằm góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về hệ thống Madrid; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc tế và quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Phù hợp với mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hệ thống Madrid; Hai là, nghiên cứu thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại Việt Nam và một số Thành viên; Ba là, nghiên cứu các tác động của hệ thống đối với người sử dụng và nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid; Bốn là, đánh giá nhu cầu hoàn thiện pháp luật quốc tế và quốc gia về hệ thống Madrid; Năm là, kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật quốc tế và pháp luật của Thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Phạm vi nghiên cứu của luận án là vấn đề đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid tại Việt Nam và một số Thành viên của hệ thống Madrid, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thực thi các cam kết quốc tế. Luận án nghiên cứu các vấn đề sau đây: Một số vấn đề lý luận cơ bản, khái niệm và những đặc điểm điều chỉnh pháp lý về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, những yêu cầu cơ bản và quy trình thẩm định tại văn phòng quốc tế và cơ quan đăng ký quốc gia; những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống, những tác động từ hệ thống Madrid đối với người sử dụng, các yếu tố đảm bảo sử dụng hiệu quả hệ thống, xu hướng phát triển 2 của hệ thống Madrid; thực tiễn áp dụng hệ thống Madrid tại một số Thành viên: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam; một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật quốc tế nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống Madrid và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật của Thành viên, trong đó có Việt Nam; một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid. 4. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án làm rõ và khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; Hai là, luận án phân tích, so sánh thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại một số Thành viên, khái quát xu hướng gia nhập hệ thống và so sánh các điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng hệ thống tại một số Thành viên như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản và Việt Nam; những tác động của hệ thống Madrid đối với người sử dụng; phân tích những yếu tố đảm bảo việc sử dụng hiệu quả hệ thống; Ba là, luận án làm rõ nhu cầu hoàn thiện pháp luật quốc gia và quốc tế về đăng ký quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do; nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid; Bốn là, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ sở lý luận và hoàn thiện pháp luật quốc tế và quốc gia về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Luận án cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích cho người sử dụng hệ thống để áp dụng pháp luật và sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp, người nộp đơn/đại diện 3 người nộp đơn; cho một số cơ quan khi xây dựng, hoạch định chính sách và pháp luật, thực thi pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về luật, kinh tế, thương mại… và cho các tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu, quan tâm đến lĩnh vực đăng ký quốc tế nhãn hiệu. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và các vấn đề đã được nghiên cứu Trên cơ sở kết quả khảo sát các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về hệ thống Madrid, nghiên cứu sinh thấy rằng, về mặt số lượng, các công trình nghiên cứu tương đối nhiều, đề cập đến hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở các góc độ và ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, một số những vấn đề lý luận, một số khái niệm cơ bản về đăng ký quốc tế nhãn hiệu cần được phân tích và hoàn chỉnh, các nguyên tắc và quy trình cơ bản cần được hệ thống hóa, những tác động của hệ thống đối với người sử dụng cần được đánh giá khách quan nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng trong thực tiễn. Vấn đề áp dụng pháp luật và thực trạng sử dụng hệ thống Madrid đã được quan tâm nhiều, song phần lớn chỉ được thể hiện dưới các bài viết trên tạp chí, trang web, trong các hội thảo, hội nghị với nội dung cung cấp các thông tin ngắn gọn, xúc tích về các công việc mà các Thành viên của hệ thống đã tiến hành để thực thi điều ước quốc tế, những thuận lợi và khó khăn của người sử dụng hệ thống, những kết quả đạt được và những thách 4 thức của các quốc gia khi đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư. Một số công trình nghiên cứu chỉ phân tích thực tiễn áp dụng hệ thống Madrid tại các quốc gia đơn lẻ hoặc so sánh hai hoặc một vài quốc gia với nhau, chưa có một công trình phân tích thực trạng áp dụng pháp luật quốc tế về đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong sự nghiên cứu so sánh tại nhiều quốc gia. 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu tiếp Về mặt số lượng, các công trình nghiên cứu đề cập đến đăng ký nhãn hiệu ở các góc độ và ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu của các công trình này thường dừng lại ở mức độ khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật quốc tế, thực tiễn áp dụng hệ thống Madrid, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do. Một vài khía cạnh liên quan tới hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid tại Việt Nam và một số quốc gia cũng đã được đề cập, song chưa có một tài liệu nào nghiên cứu sâu và đề cập đầy đủ các khó khăn, cản trở từ phía người sử dụng hệ thống Madrid với tư cách là người nộp đơn, thẩm định viên và/hoặc cơ quan đăng ký quốc gia/quốc tế hoặc các khó khăn, cản trở từ chính các quy định của hệ thống Madrid để từ đó đề xuất các khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Luận án tiếp tục nghiên cứu các nội dung sau đây: phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; phân tích và so sánh thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại một số quốc gia như: 5 Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam; Khái quát những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống Madrit từ phía người sử dụng; Phân tích và làm rõ sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật quốc tế và quốc gia cũng như nhu cầu sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid; và trên cơ sở đó, đề xuất/khuyến nghị, phương hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU 2.1. Khái niệm về đăng ký quốc tế nhãn hiệu Nhãn hiệu là một trong những đối tượng được bảo hộ theo các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó quyền sở hữu chủ yếu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký nhãn hiệu là hành vi của cá nhân, tổ chức nộp đơn để được xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua việc ghi nhận/công nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu nhãn hiệu, bao gồm cá nhân và pháp nhân, thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, có cơ hội được pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách nộp đơn trực tiếp, theo Công ước Paris, tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia nơi họ là công dân hoặc có trụ sở kinh doanh hợp pháp và được cấp đăng ký quốc gia nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo pháp luật quốc gia. Hệ thống đăng ký khu vực, ví dụ EU, Benelux, OAPI có giá trị tương đương hoặc thay thế đăng ký quốc gia, tuân theo các nguyên tắc cơ bản của Công ước Paris tạo điều kiện cho các các nhân, pháp nhân là công 6 dân của thành viên hoặc có trụ sở kinh doanh tại thành viên đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia trong khu vực một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là một cách thức đơn giản và hiệu quả để các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký và bảo hộ quyền nhãn hiệu tại nước ngoài thuộc thành viên của hệ thống. Trên cơ sở một đơn/đăng ký quốc gia/khu vực, với một đơn quốc tế được nộp cho văn phòng quốc tế, với một khoản lệ phí, người nộp đơn có thể sở hữu một đăng ký quốc tế với các chỉ định thành viên, theo lựa chọn, tới 134 quốc gia/vùng lãnh thổ của hệ thống. Những điểm khác biệt cơ bản giữa đăng ký quốc gia/khu vực và đăng ký quốc tế được nghiên cứu sinh tổng hợp và phân tích để làm rõ ưu điểm và nhược điểm của phương thức nộp đơn quốc tế theo hệ thống Madrid so với nộp đơn trực tiếp theo công ước Paris. 2.2. Đặc điểm điều chỉnh pháp lý về đăng ký quốc tế nhãn hiệu Hệ thống Madrid được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế, độc lập với nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan tới Thỏa ước Madird. Những khác biệt cơ bản giữa hai điều ước này được tác giả khái quát và phân tích, từ đó làm rõ quy trình đăng ký quốc tế, những quy định về đơn quốc tế và những điều khoản là trở ngại đối với người sử dụng. Các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện theo Quy chế chung của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư, Hướng dẫn về thủ tục đối với đơn đăng ký theo Thỏa ước và Nghị định thư, và các điều ước quốc tế khác có liên quan tới đăng ký nhãn hiệu, như Công ước Paris, Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa/dịch vụ, Thỏa ước Vienna về phân loại yếu tố hình, vv. 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.