Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 24 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 249 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 41
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỤC LỤC TÊN MỤC STT Trang Lời cam đoan Danh mục các thuật ngữ viết tắt Mở đầu 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC Những vấn đề pháp lý cơ bản về thừa kế theo di chúc 6 1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về di chúc 6 1.1.2 Thừa kế theo di chúc 12 Những vấn đề lý luận chung về hình thức di chúc 15 1.2.1 Khái niệm hình thức của di chúc 15 1.2.2 Vai trò của hình thức di chúc đối với việc thực hiện pháp luật về 16 1.1 1.2 thừa kế 1.2.3 Yêu cầu và các nhân tố tác động đến quy định pháp luật về hình 18 thức của di chúc 1.3 Hình thức của di chúc theo quy định của pháp luật một số 23 nƣớc trên thế giới 1.3.1 Quy định về hình thức của di chúc theo Bộ luật dân sự của nước 23 Cộng hòa Pháp 1.3.2 Quy định về hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự Nhật Bản 25 1.3.3 Quy định của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan về hình thức 26 của di chúc 1.2.4 Quy định về hình thức di chúc theo pháp luật Hoa Kỳ 27 Kết luận Chƣơng 1 32 CHƢƠNG 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC DI CHÚC Ở VIỆT NAM 1 2.1 Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ Luật Hồng Đức 33 2.2 Hình thức của di chúc theo quy định của pháp luật thời Pháp 35 thuộc 2.3 Hình thức của di chúc theo pháp luật Việt Nam trƣớc năm 36 2005 2.3.1 Hình thức của di chúc theo quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 36 1990 Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 1995 38 2.4 Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 41 2.4.1 So sánh các quy định pháp luật về hình thức di chúc theo Bộ luật 41 2.3.2 dân sự 1995 và những sửa đổi, bổ sung năm 2005 2.4.2 Những bất cập, hạn chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật 44 về hình thức của di chúc Kết luận Chƣơng 2 59 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÌNH THỨC DI CHÚC TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC DI CHÚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc tại tòa 61 án nhân dân 3.1.1 Khái quát tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế tại toà án 61 3.1.2 Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức di 63 chúc 3.1.3 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại trong quá trình giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc 2 72 3.2 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc 73 trong giai đoạn hiện nay 3.2.1 Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc trong giai 73 đoạn hiện nay 3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc trong giai đoạn hiện nay Kết luận chung Danh mục tài liệu tham khảo 3 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế tài sản là một quan hệ pháp luật dân sự vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào tài sản thừa kế cũng thuần tuý mang tính lợi ích kinh tế, nó còn ẩn chứa trong đó những giá trị tinh thần mà sự cao thấp còn do quan niệm và tình cảm của mỗi người thừa kế đối với người để lại di sản. Chính vì vậy, việc thừa kế tài sản trong thực tiễn diễn biến rất phức tạp. Pháp luật dân sự quy định việc thừa kế tào sản có thể thực hiện theo luật hoặc theo di chúc. Di chúc là sự bày tỏ ý chí của người để lại di sản nhằm định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình cho một hoặc nhiều người sau khi người đó chết. Bộ Luật Dân sự Việt Nam giành cả một Chương (Chương XXIII) với 28 Điều (từ Điều 646 đến 673) quy định về thừa kế theo di chúc. Trong đó, có quy định về hình thức di chúc. Mặc dù đã có các quy định về hình thức di chúc nhưng vấn đề hình thức di chúc vẫn còn nhiều điểm gây tranh luận cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua thực tế hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự tranh chấp tài sản thừa kế liên quan đến Di chúc đặc biệt là hình thức của Di chúc. Người ta tố cáo nhau đã nguỵ tạo di chúc, lập di chúc giả hoặc thông đồng với người có trách nhiệm để làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản của người chết hoặc chiếm đoạt quyền hưởng di sản thừa kế của người khác. Những tranh chấp này còn dẫn đến nhiều vụ án mạng rất đau lòng khi những người ruột thịt đánh giết nhau để tranh giành tài sản thừa kế. Vậy, tại sao pháp luật đã quy định rõ nhưng vẫn xảy ra tranh chấp xung quanh hình thức của Di chúc? Những vấn đề đã và đang đặt ra cho các nhà làm luật là làm thế nào để xác định một di chúc hợp pháp: - Tiêu chí xác định người lập di chúc đang ở trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc là tiêu chí cảm tính của người chứng thực di chúc? - Yếu tố nào xác định người lập di chúc hoàn toàn không bị đe doạ hoặc cưỡng ép (đe doạ, cưỡng ép phải trực tiếp hay là cả gián tiếp)?... 4 - Cách thức công chứng, chứng thực di chúc nói chung và di chúc của người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ? - Giá trị thực tế của di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực? - Việc ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trong trường hợp lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn? Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực có trách nhiệm gì về sự trung thực ghi chép đúng, đầy đủ, chính xác ý nguyện bằng lời của người để lại di chúc? .v.v.và .v.v. Để giải quyết những bất cập của thực trạng nói trên, đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn các quy định về hình thức di chức theo pháp luật dân sự Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều nhà luật học nghiên cứu về vấn đề thừa kế và tài sản thừa kế theo Bộ Luật dân sự Việt Nam. Có thể nêu một số công trình đã được công bố trong thời gian gần đây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài như: “Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ Luật dân sự Việt Nam của Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn; “Chế định về thừa kế trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam” của Thạc sỹ Đinh Duy Thanh;”Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt nam theo quy định của pháp luật từ năm 1945 đến nay” của Tiến sỹ Phùng Trung Tập và đặc biệt là đề tài “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam” của Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết ... Kết quả nghiên cứu thể hiện trong những luận án nói trên cho thấy: Các tác giả tập trung phần lớn vào việc phân tích, trình bày các nội dung của các quy định có liên quan của Luật thực định về thừa kế nói chung; có chỉ ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định pháp luật cũng như một số vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất phương hướng khắc phục các quy định pháp luật về thừa kế; nhưng có thể nói rằng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về một đề tài có phạm vi hẹp và sâu sắc như đề tài do tác giả lựa chọn. 5 Những vấn đề lý luận hoặc là đang bỏ ngỏ hoặc là còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như: - Các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp? Làm thế nào để xác định đúng đắn điều kiện minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc? Biểu hiện của hành vi cụ thể hay là cảm tính của người có thẩm quyền chứng thực, công chứng? Trong khi đó các tranh chấp về thừa kế theo di chúc chỉ phát sinh khi đến thời điểm mở thừa kế (người để lại di sản thừa kế đã chết)... - Thế nào là di chúc không có giá trị pháp lý vì hình thức trái với quy định của pháp luật? Trong khi Điều 649 chỉ quy định vẻn vẹn về hình thức di chúc là : “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được bằng văn bản thì có thể di chúc miệng...” Về tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài, tác giả chưa có điều kiện thu thập và đánh giá một cách đầy đủ, xin phép được tiếp tục thu thập và trình bày khi xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu chi tiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về hình thức Di chúc thông qua việc phân tích các quy định của Pháp luật Dân sự hiện hành về Di chúc, hình thức di chúc, đánh giá thực trạng những tranh chấp dân sự liên quan đến hình thức di chúc và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc ở nước ta. Nhằm mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài dự kiến có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra như: + Khái niệm, đặc điểm hình thức Di chúc; + Cơ sở lý luận về hình thức di chúc; + Một số vấn đề về công chứng, chứng thực di chúc; - Đánh giá thực trạng các tranh chấp Dân sự về tài sản thừa kế liên quan đến hình thức Di chúc. - Nghiên cứu tham khảo tài liệu của nước ngoài liên quan đến đề tài. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức di chúc. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tác giả sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và có tính phổ cập như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hoá. Đặc biệt, trên cơ sở phân tích các bản án dân sự về giải quyết các tranh chấp tài sản thừa kế liên quan đến hình thức di chúc sẽ cho thấy những bất cập hiện nay của pháp luật khi quy định về vấn đề hình thức di chúc, làm cho đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao; góp phần đáng kể làm rõ những lý luận trong quá trình hoàn thiện các quy đinh pháp luật về hình thức di chúc. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của Pháp luật Dân sự Việt Nam trong khuôn khổ đề tài sẽ không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc hạn chế các tranh chấp dân sự liên quan đến hình thức di chúc, hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về hình thức di chúc. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận về di chúc, thừa kế theo di chúc và hình thức của di chúc, tạo nền tảng lý luận cho việc phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc; - Luật văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định về hình thức di chúc theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ rõ được những bước phát triển trong các quy định pháp luật về di chúc và hình thức di chúc; - Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau: 7 Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận chung về thừa kế theo di chúc và hình thức của di chúc Chƣơng 2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về hình thức di chúc ở Việt Nam Chƣơng 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp hình thức di chúc tại toà án nhân dân và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc ở Việt Nam hiện nay 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về di chúc và thừa kế theo di chúc 1.1.1.1. Khái niệm di chúc Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”[8]. Theo quy định tại điều 646 Bộ luật dân sự 2005, di chúc được hiểu là “sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. 1.1.1.2. Đặc điểm của di chúc Một là, di chúc thể hiện ý chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình. Hai là, di chúc ghi nhận sự chuyển dịch tài sản của người để lại di sản cho người được hưởng thừa kế sau khi người đó chết. Ba là, di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu nó đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Bốn là, di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật từ thời điểm người lập di chúc chết. Năm là, Di chúc luôn trong tình trạng có thể bị người lập ra nó huỷ bỏ. 1.1.1.3. Di chúc hợp pháp và nội dung của di chúc Di chúc hợp pháp: Điều 652 BLDS 2005 Nội dung của di chúc: Điều 653 của BLDS 2005 1.1.2. Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc là việc để lại di sản và việc hưởng di sản theo ý chí của người chết được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói của người đó trước khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế nhằm bảo đảm cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của người đó, tuy nhiên sự định đoạt đó chỉ hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC 9 1.2.1. Khái niệm hình thức của di chúc Bộ luật Dân sự quy định di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. 1.2.2. Vai trò của hình thức di chúc đối với việc thực hiện pháp luật về thừa kế Thứ nhất, hình thức của di chúc là cơ sở xác định cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai, di chúc là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ tài sản của người nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Thứ ba, hình thức của di chúc là một trong những căn cứ để xác định tính hợp pháp của di chúc và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến thừa kế 1.2.3. Yêu cầu và các nhân tố tác động đến quy định pháp luật về hình thức của di chúc 1.2.3.1. Yêu cầu của quy định pháp luật về hình thức di chúc Thứ nhất, để hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp phát sinh từ hình thức của di chúc, pháp luật về thừa kế theo di chúc cần xác định cụ thể tiêu chí về trạng thái minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc, vì đây là vấn đề quan trọng nhất khi giải quyết tranh chấp về hình thức của di chúc. Thứ hai, liên quan đến các quy định công chứng, chứng thực di chúc, đặc biệt là việc lập di chúc của người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ; việc xác định giá trị thực tế của di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực; việc ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trong trường hợp lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân cấp xã... Vì đây là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các tranh chấp về hình thức của di chúc. Thứ ba, về hình thức của di chúc cần phải làm rõ là người lập di chúc thường xuyên nhắc nhở về việc phân chia di sản khi còn sống có được coi là di chúc miệng hay không? Vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp phân chia di sản thừa kế bằng lời nói khi còn sống. 1.2.3.2. Các nhân tố tác động đến pháp luật về hình thức của di chúc Thứ nhất, trình độ phát triển của pháp luật về thừa kế theo di chúc. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.