Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng 319 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng 1 Lượt đọc Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng 6
Đánh giá Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Triển khai thí điểm tại chi nhánh Đà Nẵng
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỒ THỤY HOÀI TRINH ỨNG DỤNG E-CRM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng- Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM Phản biện 1: TS. Đường Thị Liên Hà Phản biện 2: PGS. TS. Trần Chí Thiện Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 03 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại hội nhập như hiện nay, việc sử dụng các công nghệ hiện đại để gia tăng hiệu quả phục vụ và sự hài lòng của khách hàng đang trở thành định hướng mà ngành Ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (ECRM) là từ vựng thông dụng mới nhất và được coi là một trong những công cụ hiệu quả để hỗ trợ các Ngân hàng theo đuổi định hướng này dựa trên các công cụ của kinh doanh trực tuyến. Xuất phát từ nhu cầu giao dịch ngân hàng trực tuyến và những lợi ích mà hệ thống này mang lại, tôi quyết định tìm hiểu về giải pháp ứng dụng E-CRM tại Ngân hàng TMCP An Bình. Nhằm hỗ trợ công tác Quản trị quan hệ khách hàng được hiệu quả hơn thông qua việc tạo được sự kết nối và duy trì mối quan hệ tốt hơn với khách hàng qua kênh Ngân hàng điện tử. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng tới các mục tiêu cần đạt được như sau: - Xây dựng một cơ sở lý luận vững chắc về E-CRM - Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CRM thông qua dịch vụ Ngân hàng Điện tử tại TMCP An Bình_ Chi nhánh Đà Nẵng. - Đề xuất được các giải pháp nhằm ứng dụng thành công hệ thống E-CRM tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển hệ thống E-CRM tại NH TMCP An Bình. - Phạm vi nghiên cứu + Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ứng dụng hệ thống E-CRM tại Ngân hàng 2 + Về không gian: Nghiên cứu triển khai thí điểm tại ngân hàng ABBANK– Chi nhánh Đà Nẵng + Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có thể được triển khai trong 2 năm tới 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp mô tả. - Tham khảo các tài liệu về E-CRM. - Phương pháp mô hình hoá - Phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc - Khảo sát, chuyên gia, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát. 5. Bố cục của đề tài Nội dung đề tài gồm có 3 chương không kể phần mở đầu và kết thúc: Chương 1: Lý luận chung về Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E - CRM) Chương 2: Thực trạng ứng dụng CRM thông qua dịch vụ Ngân hàng Điện tử tại ABBANK Chương 3: Đề xuất các giải pháp ứng dụng E-CRM tại NH TMCP An Bình- triển khai thí điểm tại Chi nhánh Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Đề tài đã tham khảo một số các nghiên cứu cụ thể của những tác giả sau: - Nghiên cứu của tác giả Srinivas Anumala Bollampally & Kishore Kumar Reddy (2007), “Benefits of E-CRM for Banks and their Customers”. - Lưu Thị Thu Hường (2012), eBusiness & eCommerce – Quản trị theo chuỗi giá trị số. 3 - Nghiên cứu của tác giả Philip Zaayman, “Functional requirements of E-CRM solutions for the South African SME sector”. - Nghiên cứu của tác giả Mittal & Raj eev K u mr a, R.K. ( 2 0 0 1 ) , “ E-CRM in Indian Banks”. - Satish Chandra and Ted J. Strickland, Jr. Department of Computer Information Systems College of Business and Public Administration University of Louisville (2004), “Technological differences between CRM and E-CRM”. - Nghiên cứu của tác giả Daminni Grover (2011), “Effective Customer Relationship Management through E-CRM”. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ (E-CRM) 1.1. Tổng quan về Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) 1.1.1. Khái niệm và quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Khái niệm Một khái niệm tổng quát nhất về Ngân hàng điện tử có thể được mô tả như sau: “Ngân hàng điện tử bao gồm tất cả các dạng của giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hoá nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng”. b. Các giai đoạn phát triển ngân hàng điện tử Nhìn chung, hệ thống Ngân hàng điện tử được phát triển qua các giai đoạn sau: · Brochure-Ware ( Website quảng cáo) · E-commerce (Thương mại điện tử) · E- business (Quản lý điện tử) · E-Bank (Ngân hàng điện tử) 1.1.2. Khái niệm về Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management, có nghĩa là Quản trị quan hệ khách hàng. “Quản trị Quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh doanh hướng vào việc tìm kiếm lựa chọn và duy trì quan hệ với những khách hàng có giá trị nhất”. 1.1.3. Sự phát triển của Quản trị quan hệ khách hàng. Tiền đề của CRM là chương trình PIM (Personal Information Manager – Quản lý thông tin cá nhân). Từ nhu cầu đó, PIM phát triển thành CMS (Contact Management System – Hệ thống quản lý 5 giao tiếp). Từ CMS người ta phát triển thành SFA (Sales Force Automation) để tự động hoá các tác vụ bán hàng. Thuật ngữ CRM hiện nay đã được nâng lên tầm chiến lược: nhiệm vụ của Quản trị quan hệ khách hàng là nhiệm vụ của toàn bộ Tổ chức để cùng hướng tới khách hàng và mục tiêu cuối cùng là giảm chi phí, tăng doanh thu từ các khách hàng mục tiêu, quan trọng nhất là tạo được lợi thế cạnh tranh từ chính hoạt động CRM của mình 1.1.4. Khái niệm về Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) Cho đến nay, thuật ngữ về E-CRM được nhìn nhận và đưa ra định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, với khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã lựa chọn định nghĩa sau đây: “E-CRM là hoạt động để quản trị quan hệ khách hàng (CRM) bằng cách sử dụng Internet, trình duyệt web hoặc các điểm liên lạc điện tử khác”. 1.1.5. Các chức năng của 1 mô hình E-CRM cần có tại hệ thống NH. · E-CRM hoạt động tạo ra sự tương tác giữa khách hàng và ngân hàng dựa trên nền tảng của các thiết bị Ngân hàng điện tử. · E-CRM phân tích giúp Ngân hàng nhận biết các khách hàng tiềm năng thông qua việc phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng để tạo ra các cơ hội kinh doanh. · E-CRM hợp tác có nhiệm vụ quản trị các kênh giao tiếp với khách hàng, bao gồm kênh giao tiếp và kênh phân phối. 1.1.6. Tầm quan trọng của E-CRM đối với lĩnh vực Ngân hàng Ø Khách hàng muốn tương tác với các Ngân hàng bất cứ khi nào và ở đâu mà thuận lợi cho họ 6 Ø Giảm chi phí và giúp tổ chức tăng doanh thu đó chính là lợi ích mà E-CRM mang lại. Ø Các Ngân hàng đang đặt khách hàng ở trung tâm chiến lược phát triển của họ. Ø Cá nhân hoá thông tin là một thành phần quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào của Ngân hàng. Ø Sử dụng các ứng dụng công nghệ mới để liên hệ với KH. Ø Đưa ra số liệu thống kê cho các hoạt động chung của CRM. 1.1.7. Sự khác nhau giữa E-CRM và CRM Có thể khái quát hoá sự khác nhau của CRM và E-CRM trong hệ thống ngân hàng qua 2 bảng tổng hợp sau: Bảng 1.2: Sự khác nhau về công nghệ Tiêu chí CRM E-CRM Liên hệ Thông qua các CN, Sử dụng môi trường Internet, với KH PGD, điện thoại, và fax công nghệ không dây… Hệ thống giao diện Sử dụng các hệ thống Chú trọng nhiều tới hệ thống phần mềm tự động hoá tương tác với KH bên trong NH. Các yêu cầu của KH sẽ tự Chú trọng tới việc động lưu thông tin vào các quản trị dữ liệu kho dữ liệu Hệ thống máy tính KH KH phải cài đặt các Không có các yêu cầu này phần mềm khác hoặc bởi vì khách hàng sử dụng sử dụng các thiết bị trình duyệt khác Phục vụ Được thực hiện vào Phục vụ các yêu cầu tại mọi yêu cầu giờ giấc quy định và tài lúc mọi nơi. KH có khả năng của KH quầy giao dịch tùy chỉnh yêu cầu của mình 7 Các ứng dụng mạng Hệ thống sử dụng nội Hệ thống cho KH sử dụng, bộ, thiết kế dựa trên thiết kế dựa trên nhu cầu của chức năng của công khách hàng. việc và các sản phẩm. Hệ thống bảo dưỡng Nhiều thời gian tham Giảm thời gian và chi phí. gia bảo trì, vì hệ thống Thực hiện và bảo trì có thể tồn tại ở các địa điểm diễn ra tại một vị trí và trên khác nhau một máy chủ. C R M EC R M Dữ liệu K.hàng Dịch vụ K.hàng Phân tích các đặc điểm K.hàng Kho dữ liệu: -Thông tin khách hàng -Lịch sử g.dịch -Thông tin sp Phân tích giao dịch: -Tiểu sử KH -Lịch sử giao dịch trong quá khứ Marketing mục tiêu: -Dịch vụ tĩnh -Dịch vụ 1 chiều -T.gian và không gian giới hạn Dữ liệu web: -Thông tin khách hàng -Lịch sử tương tác -Thông tin sản phẩm Phân tích giao dịch:Tiểu sử,lịch sử giao dịch trong quá khứ Phân tích hoạt động:Các hoạt động thăm dò One to one Marketing: -Dịch vụ thời gian thực -Dịch vụ 2 chiều -Vào mọi lúc -Từ mọi nơi Hình 1.2: Sự khác nhau giữa CRM và E-CRM 1.1.8. Sự tương tác của KH trong E-CRM Công nghệ Internet mang lại giá trị cho E-CRM trong đó có sự gia tăng tương tác với khách hàng mà không cần phải giao dịch 8 trực tiếp. Khách hàng có sự tiện lợi và khả năng để có được thông tin mà không cần phải dựa vào nhân viên giao dịch mà thông qua Internet và các phương tiện điện tử. 1.1.9. Các thành phần của E-CRM E-CRM bao quát toàn bộ các chức năng của bộ phận front – office (trực tiếp tiếp xúc với KH), hỗ trợ các bộ phận back – office (thực hiện các yêu cầu của KH) và bộ phận phân tích các hoạt động 1.1.10. Cấu trúc của công nghệ E-CRM Một hệ thống E-CRM phải được cập bởi khách hàng, nhân viên và các nhà quản trị trong ngân hàng, từ tất cả các điểm hỗ trợ truy cập và trên cơ sở giao dịch 24/7. Hình 1.6: Cấu trúc của hệ thống E-CRM
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.