Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 395 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 59 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 215
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÀO KHẮC LƯU PHÁT HUY VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Tư Phản biện 1: TS. Dương Anh Hoàng Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Đính Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 09 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội và là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể nói rằng, lịch sử xã hội là do bản thân quần chúng xây dựng nên và chính quần chúng là động lực thúc đẩy lịch sử tiến lên không ngừng. Mọi sự kiện lớn lao, mọi thay đổi cách mạng xảy ra trong xã hội nếu không được quần chúng tích cực tham gia, ủng hộ thì không thể thành công được. Lịch sử dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân. Đó là một chân lý mà không ai có thể chối cãi được. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân đã được khẳng định, như Nguyễn Trãi đã nói: Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết. Là người tiếp thu, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Cách mạng là quần chúng tự mình giải phóng mình. Lực lượng của quần chúng là vô địch. Lịch sử thế giới cũng như lịch sử nước ta đã chứng minh rằng một khi quần chúng đã giác ngộ, được tổ chức lại và kiên quyết vùng dậy thì không có khó khăn nào là không thể vượt qua, không có việc gì là không thể làm nổi. Hơn 83 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam. Thực tế ở nước ta đã chứng minh, tuy trình độ phát triển kinh tế nước ta lạc hậu hơn so với các đế quốc chủ nghĩa mấy trăm năm, nhưng do chúng ta dựa trên sức mạnh của quần chúng, phát động được tính tích cực cách mạng của quần chúng nên chỉ trong một thời gian không dài, chúng ta đã đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc, thống nhất đất nước. Nếu không có quan niệm đúng đắn về vai trò của quần chúng, không có sự lãnh đạo của Đảng ta, một đảng gắn bó mật thiết với quần chúng, thì không thể có thắng lợi vĩ đại và nhanh chóng 2 như vậy. Trải qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong lãnh đạo Đảng đã phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân, hướng họ cùng chung sức xây dựng vì một nước Việt Nam giàu mạnh. Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, từ đó đến nay bằng sự đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, so sánh với các tỉnh và thành phố khác thì thành phố Đà Nẵng bây giờ là một trong những thành phố phát triển năng động của cả nước, là trung tâm phát triển kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Những kết quả mà Đà Nẵng đã đạt được, nhất là cách làm, không chỉ khẳng định vị thế của một thành phố năng động, nhiều tiềm năng mà còn trở thành một cách thức, mô hình phát triển thu hút sự quan tâm nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm đối với nhiều địa phương khác trong cả nước. Mà một trong những thành công và bài học nổi bật trong nhưng năm qua là Đà Nẵng đã biết huy động và phát huy vai trò trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của nhân dân thành phố thông qua mở rộng sự tham gia của người dân trong giải quyết bài toán quản lý và quy hoạch đô thị, trong giải tỏa, đền bù và tái định cư....đây chính là yếu tố quyết định, là điều kiện tiên quyết cho những thành quả đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác vận động, phát huy sức mạnh của toàn dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố hiện nay còn tồn tại những mặt yếu kém nhất định như: Công tác vận động quần chúng ở một số nơi chưa làm một cách triệt để, một số cán bộ còn có phong cách làm việc quan liêu, gây nhũng nhiễu phiền hà cho nhân dân; việc bố trí tái định cư cho những hộ giải tỏa vẫn còn chưa kịp thời, đôi lúc còn quá chậm trễ; thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” chưa được công khai đầy đủ tại một số đơn vị; một số chính sách đền bù, hỗ trợ ban hành chậm, chưa kịp thời so với từng thời điểm dẫn đến người dân chưa đồng tình và khiếu nại kéo dài…Do đó, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần đề ra nhiều biện pháp, phương pháp, cách thức nhằm phát huy cao độ sức dân của thành phố, góp phần vào công tác quy hoạch đô thị để phát triển thành phố - xứng đáng là thành phố trọng điểm của miền Trung - Tây Nguyên, là thành 3 phố “đáng sống”. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên cấp bách trên, tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Triết học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng vai trò của nhân dân Đà Nẵng trong quy hoạch đô thị từ năm 2000 đến nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khảo sát việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân vào quá trình quy hoạch đô thị ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, thông qua một số tư liệu, tài liệu nghiên cứu về vấn đề trên từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp: Lôgic - lịch sử; lý luận kết hợp với thực tiễn; phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; đối chiếu và so sánh,…Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu; báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm nội dung chính là 2 chương, 4 tiết. Chương 1: Lý luận chung về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Chương 2: Phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong quá trình quy hoạch đô thị ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình tiếp cận và nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh và ở nhiều mức độ khác nhau về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử nói chung và việc vận dụng vào từng giai đoạn lịch sử, cũng như ở mỗi địa phương nhất định. Cuốn sách Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, của 4 GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả cho rằng, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tích cực củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước, làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kết hợp với tính dân tộc, tính nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Theo tác giả, để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một trong những nhiệm vụ cơ bản là phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, quản lý điều hành xã hội bằng pháp luật, có hiệu lực, hiệu quả, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Trong cuốn Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, của PGS, TS. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Các tác giả đã nêu rõ vai trò quyết định của nhân dân trong lịch sử, về nhu cầu, lợi ích thiết thực của nhân dân, cũng như quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các nguồn lực vốn có trong dân: nguồn lực của cải, tài chính, nguồn lực sức lao động, nguồn lực trí tuệ; luận giải quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các giải pháp liên quan đến nhận thức, chính sách, thiết chế, thể chế, giáo dục nhằm phát huy các nguồn lực của nhân dân trong xây dựng và chấn hưng dân tộc; thực trạng phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân trong quá trình đổi mới ở nước ta; mục tiêu và những giải pháp phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong sách Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam, của Hội đồng lý luận Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách đã bàn đến quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã thật sự trở thành nguồn sức mạnh và truyền thống vô cùng quý báu của cách mạng hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, công tác quần chúng cần tiếp tục được đổi mới, cải cách, không chỉ để theo kịp, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, mà còn để xác định tầm nhìn có tính chiến lược và lâu dài. Đây không phải là vấn đề ra đời từ ý muốn chủ quan của những người cộng sản, mà xuất phát từ thực tế khách quan của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước trong bối cảnh mới. 5 Hay cuốn Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng, của GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Thông qua nguồn tư liệu phong phú đã được chắt lọc, bằng những luận chứng khoa học và súc tích, tập thể tác giả cuốn sách đã tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này, từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong thế kỷ XXI. Trong Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ triết học của Trần Văn Đặng, Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Khoa học Huế, 2006. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quần chúng nhân dân cũng như những kết quả đạt được, những hạn chế việc vận dụng quan điểm đó của Đảng ta vào thực tiễn đất nước. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã nêu ra một số giải pháp, kiến nghị để phát huy tốt hơn nữa vai trò của quần chúng nhân dân thời gian đến. Ngoài các công trình đã bàn luận một cách tương đối có hệ thống thì còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như bài “Vai trò vĩ đại của quần chúng trong giai đoạn cách mạng mới” của GS.Vũ Khiêu, Tạp chí triết học số 5, 1974; Nguyễn Thị Lan, “Đà Nẵng, tạo sự đồng thuận trong quá trình phát triển thành phố”, Tạp chí Cộng sản, số 3, 2006; Vũ Lân, “Công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Dân vận, số 12, 2010; ThS. Phan Thanh Giản, “Thực trạng và một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho nhóm dân sai tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2 (81), 2007; Nguyễn Thị Lan, “Tăng cường công tác dân vận chính quyền nhằm xây dựng sự đồng thuận xã hội”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4 (107), 2011; bài của PGS.TS. Trương Minh Dục, “Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng và quản lý đô thị qua kinh nghiệm thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. Trên cơ sở kế thừa thành quả của những người đi trước, luận văn góp một phần vào nghiên cứu một cách khoa học vấn đề phát 6 huy vai trò của quần chúng nhân dân, đồng thời phục vụ cho công tác của bản thân tác giả sau này. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ 1.1. QUAN NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ 1.1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước C.Mác về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử Vấn đề vai trò của quần chúng nhân trong lịch sử triết học đã bàn đến rất nhiều và đã có rất nhiều quan điểm rất khác nhau. Đa số các quan điểm đều không nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của nhân dân và mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân trong tiến trình lịch sử nhân loại. Các tư tưởng tôn giáo cho rằng, mọi sự thay đổi trong lịch sử xã hội là do ý chí của đấng tối cao, do mệnh trời tạo nên và trao quyền cho các cá nhân thực hiện. Ngược lại, các nhà triết học thuộc chủ nghĩa duy tâm lại đề cao vai trò của các vĩ nhân và cho rằng, quần chúng nhân dân chỉ là “bầy cừu ngoan ngoãn” là một công cụ biết nói không hơn không kém, quần chúng nhân dân chỉ là “lực lượng tiêu cực”, là “phương tiện” mà các vĩ nhân cần đến để đạt mục đích của mình. Lý luận đó biện hộ cho sự thống trị của những giai cấp bóc lột. Những nhà duy vật trước C.Mác cũng tỏ ra bất lực vấn đề này. Vì họ vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Tuy không tin vào đấng tối cao, thượng đế, thần linh, nhưng họ cho rằng nhân tố quyết định sự phát triển xã hội và của lịch sử nhân loại là tư tưởng đạo đức, là vĩ nhân, và những vĩ nhân sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu. Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng, phủ nhận vai trò của vĩ nhân hoặc không lý giải được một cách khoa học vai trò của quần chúng trong lịch sử. 1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng nhân dân, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử a. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen C.Mác và Ph.Ăngghen, là người đầu tiên đã phát hiện ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử và xác định mối quan hệ đúng đắn vai trò của cá nhân và của quần chúng nhân 7 dân trong lịch sử phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và khẳng định, quần chúng là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Điều đó được thể hiện trên ba nội dung: Một là, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Hai là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội diễn ra trong lịch sử xã hội loài người. Ba là, quần chúng nhân dân chẳng những đóng vai trò quyết định trong sản xuất vật chất, trong cách mạng xã hội mà còn sáng tạo những giá trị văn hoá tinh thần cho lịch sử nhân loại. Tất cả những nền văn học nghệ thuật lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ văn học nghệ thuật dân gian. b. Quan điểm của V.I.Lênin Thời đại mà V.I.Lênin sống đã có những thay đổi lớn, phong trào quần chúng nhân dân diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi, chính trên nền tảng thực tiễn đó mà quan niệm về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã thể hiện sự vượt trội hơn hẳn cả từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định: Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất của xã hội - cái quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Là nhân tố quyết định sự vận động của lịch sử xã hội loài người; các cuộc cách mạng trong lịch sử chỉ thực sự là cuộc cách mạng khi có sự tham gia của lực lượng hàng chục triệu người và chỉ có lực lượng này mới làm nên sự thành công của cuộc cách mạng. Khi cách mạng thành công thì vai trò của quần chúng trong công cuộc xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội cũ càng thể hiện rõ. Một cuộc cách mạng xã hội vĩ đại, sâu sắc, triệt để như vậy không thể là sự nghiệp của một cá nhân, của một đảng, mà phải là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân. Đó không phải là sự nghiệp riêng của tổ chức đảng lãnh đạo cách quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng mà đó là sự nghiệp của quần chúng, nếu không có lực lượng quần chúng tham gia vào thì sự nghiệp xây dựng một xã hội mới sẽ không thể thực hiện được. Và 8 một đảng muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì không thể thiếu việc liên hệ máu thịt với nhân dân Như vậy, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, phải trải qua một thời gian dài tới khi chủ nghĩa Mác ra đời thì chân lý “quần chúng sáng tạo ra lịch sử” mới được nêu lên. Từ khi có được nhận thức đúng về vai trò của quần chúng và nhận thức ấy được ăn sâu vào hàng triệu con người thì lịch sử biến chuyển nhanh chóng lạ thường, tính tích cực và sáng tạo cách mạng của quần chúng được biểu lộ vô cùng mạnh mẽ, thời gian phát triển lịch sử được rút ngắn, nhất là những thời kỳ cách mạng. 1.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân a. Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân được hình thành là kết quả của sự kết hợp những yếu tố. Một là, những tư tưởng về lấy dân làm gốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã có nhiều vị vua, vị tướng nhận thức đúng đắn được vị trí, vai trò của nhân dân, luôn đề cao tư tưởng trọng dân, gần dân, tin tưởng nhân dân, yêu thương, hoà mình cùng với dân, chăm lo cho dân, biết dựa vào dân. Tư tưởng và truyền thống đó luôn được các thế hệ ông cha ta kế thừa và phát huy trong quá trình xây dựng đất nước cũng như đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền hoà bình của đất nước. Hai là, việc nghiên cứu và tham gia các hoạt động thực tiễn của cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam đã tạo nên cho Hồ Chí Minh sự hoàn thiện về nhận thức vai trò của quần chúng nhân dân. Ba là, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của phương Đông và phương Tây. Người đã tiếp thu tư tưởng “Dân là gốc nước” của Nho giáo. Các nhà Nho có xác định đầy đủ vai trò của dân mới xác định được
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.