Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 597 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 7 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 32
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------/------------ BỘ NỘI VỤ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TRUNG THÔNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI – NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. HÀ THỊ SÁU Phản biện 1: TS NGUYỄN NGỌC THAO Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN VĂN TẠO Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402, Nhà C - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 10 giờ 00 ngày 21 tháng 05 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Thực hiện chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng đã thể hiện vai trò là mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Với việc thu hút vốn dư thừa để chuyển sang những nơi có nhu cầu, ngân hàng giúp cho sự bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lui lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán, hỗ trợ thanh toán… Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng. Nó mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng thậm chí là lợi nhuận chủ yếu đối với một số ngân hàng nhỏ. Mặc dù với xu hướng hiện đại hóa Ngân hàng, cùng với việc giảm tỷ lệ lợi nhuận từ thu nhập tín dụng tăng tỷ lệ lợi nhuận từ thu dịch vụ nhưng hoạt động tín dụng vẫn nắm phần cốt lõi đối với các ngân hàng hiện nay. Như ta đã biết, hoạt động tín dụng gắn liền với rủi ro tín dụng ngay cả đối với các khoản tín dụng có tài sản thế chấp. Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới cũng đã phát triển những luật lệ, những biện pháp, những cách thức, công cụ … nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro mà hoạt động tín dụng mang đến. Xác định tầm quan trọng cũng như là những khó khăn trong việc quản trị, hạn chế rủi ro tín dụng thì các ngân hàng ở Việt Nam đang phải dần dần từng bước hoàn thiện các công cụ cảnh báo, ngăn ngừa, ngăn chặn cũng như là xử lý các khoản nợ xấu của mình. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và kinh nghiệm thực tế làm việc tại lĩnh vực ngân hàng trong nhiều năm nên tôi đã chọn “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình” là đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề muôn thủa của các NHTM và luôn là đề tài được quan tâm bởi tính thời sự cũng như cấp bách của các ngân hàng, đặc biệt nó càng được quan tâm hơn nữa trong thời gian gần đây khi mà khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ trên thế giới và ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu như sau: - Đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh nam Thừa Thiên Huế” - của tác giả Hoàng Ngọc Mạnh - Học viện Hành chính quốc gia năm 2012 - Đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đại Dƣơng – Chi nhánh Thăng Long” - của tác giả Nguyễn Quốc Việt - Học viện ngân hàng năm 2013 - Đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị” - của tác giả Phạm Phú Phúc - Học viện Ngân hàng năm 2012 - Đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế” năm 2012 của tác giả Lê Thị Ngọc Châu - Học viện Hành chính quốc gia. - Đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế” năm 2013 của tác giả Đinh Khắc Nhật Tảo - Học viện hành chính quốc gia. - Đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV – Nam Định” năm 2014 của tác giả Vũ Thị Thanh Bình - Học viện hành chính quốc gia. Các đề tài nêu trên đã đưa ra những lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng phát sinh tại các chi nhánh Ngân hàng. Các bài viết đã nêu lên những thực trạng khách quan và những tồn tại mang tính chủ quan 2 trong quản trị điều hành quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng; các sách lược, phương án và công cụ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và cũng đã có những đề xuất mang tính thiết thực giúp hoàn thiện bộ máy và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng ở địa phương. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại phạm vi ở một chi nhánh của một ngân hàng mà chưa có công trình nghiên cứu nào trên phạm vi toàn ngân hàng. Điều này cũng là một hạn chế của các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên vì công tác Quản trị rủi ro tín dụng cần phải được thống nhất, tập trung trên phạm vi toàn ngân hàng chứ không chỉ dừng ở phạm vi một chi nhánh. Với xu thế hiện nay, các ngân hàng luôn mong muốn tạo nên sự tập trung quản lý nghiệp vụ ở Hội sở, các chi nhánh chỉ tồn tại như các điểm giao dịch trực tiếp với khách hàng. Như vậy, với những vấn đề nêu trên nên học viên đã chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình” để làm công trình luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng - Học viện Hành chính quốc gia. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn tập trung hệ thống hóa những lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP. Phân tích những kinh nghiệm và bài học về quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận văn phân tích một cách khách quan thực trạng quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP An Bình. Đưa ra đánh giá thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng còn tồn tại của ngân hàng. Luận văn đưa ra định hướng phát triển và các mục tiêu cụ thể trong quản trị rủi ro ngân hàng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP . - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình trong khoảng thời gian 3 năm từ 2014 đến 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và logic. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, diễn giải, quy nạp... đối chứng so sánh, trừu tượng hóa khoa học để thấy điểm mạnh, điểm yếu của quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, từ những vấn đề lý luận kết hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quản lý theo chuẩn mực quốc tế để đề ra giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế. Trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thì có thể khẳng định nghiệp vụ tín dụng là quan trọng nhất vì các hoạt động trong lĩnh vực này có sự ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải đảm bảo được là hoạt động tín dụng luôn ổn định thông qua việc quản trị rủi ro tín dụng. Muốn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được tốt thì ngân hàng cần hiểu và thực thi quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng nhất. - Ý nghĩa thực tiễn: Do nhu cầu thực tiễn mà hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP phải luôn hoàn thiện đáp ứng về môi trường kinh doanh cũng như công nghệ kinh doanh ngân hàng, nhất là với diễn biến 4 nợ xấu tràn ngập tại các ngân hàng, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng TMCP, nơi mà năng lực quản trị vẫn còn chưa mạnh. Đề tài tiếp cận và phân tích có hệ thống về các công tác quản trị rủi ro tín dụng và các công tác liên quan của Ngân hàng TMCP An Bình. Từ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đưa ra các phương án, giải pháp tối ưu hóa quản trị rủi ro tín dụng thống nhất từ Hội sở đến từng chi nhánh ngân hàng. Đề tài viết ở phạm vi toàn ngân hàng của ngân hàng TMCP tạo điều kiện lãnh đạo ngân hàng có một cái nhìn tổng thể bức tranh quản trị rủi ro tín dụng mà từ đó có thể đưa ra sách lược đúng đắn nhất cho công tác này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì Luận văn được chia làm 3 chương bao gồm: Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình. 8. Các nội dung chính 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 2. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Theo chuẩn mực quốc tế Basel II thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Nhằm mục đích xác định đối tượng rủi ro tín dụng để thực hiện biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro mà Rủi ro tín dụng có thể được phân thành các loại như sau: - Rủi ro tài sản đảm bảo - Rủi ro tín dụng - Rủi ro thanh toán - Rủi ro trước thanh toán - Rủi ro tái tài trợ - Rủi ro bảo lãnh phát hành 6 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Nguyên nhân thuộc về ngân hàng Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng Nguyên nhân thuộc về ngƣời vay Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng Nguyên nhân khác Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Trong Dự thảo Thông tư năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng có giải nghĩa “Hệ thống quản lý rủi ro là tập hợp các cơ cấu tổ chức, phân cấp uỷ quyền, chiến lược, chính sách, quy trình, hạn mức rủi ro, hệ thống thông tin quản lý để nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Do đó, Quản trị rủi ro tín dụng có thể hiểu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình, … liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong điều hành hoạt động ngân hàng Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng 7 Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD (Probability of Default) - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. 1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Bƣớc 1: Nhận diện Cơ sở cho việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là việc xác định những rủi ro tiềm tàng và rủi ro hiện có trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Bƣớc 2: Đánh giá, đo lƣờng Đánh giá rủi ro nhằm làm nổi bật những thay đổi về giá trị nợ quá hạn để phân tích sâu hơn. Làm nổi bật rủi ro tín dụng do các khoản nợ quá hạn. Cho thấy sự giảm sút về chất lượng của danh mục tín dụng qua thay đổi cơ cấu của từng loại rủi ro. Bƣớc 3: Kiểm soát Ngân hàng thương mại phải có hệ thống theo dõi, kiểm soát chất lượng của danh mục tín dụng hàng ngày và thực hiện các biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm. 1.2.3.2 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng - Chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên một chính sách tín dụng phù hợp, thống nhất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình trong công tác cấp tín dụng cho khách hàng. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.