Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 558 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 57 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 97
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH HUỆ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUCHI NHÁNH HUẾ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI Phản biện 1:…………………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị, vị thế của nước ta ngày càng có những chuyển biến tích cực nhờ những bước phát triển vượt bậc về kinh tế và sự ổn định về mặt chính trị. Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, năm 2007 Việt Nam xếp thứ 6 về mức độ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2008 đến 2014 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng, nền kinh tế tài chính Việt Nam cũng lâm vào khủng hoảng đòi hỏi các ngành các lĩnh vực phải có biện pháp quản lý và phòng ngừa các rủi ro, phải có những chuyển biến tích cực để phù hợp thích nghi với điều kiện mới, tình hình mới. Trong đó, ngành Tài chính – Ngân hàng có nhiều chuyển biến đáng kể và được xã hội rất quan tâm, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng, có những điều chỉnh trong chính sách tài chính tiền tệ sao cho hiệu quả và phù hợp hơn. Trong thời gian này, các NHTM quốc doanh phải tiến hành cổ phần hóa, các NHTM cổ phần không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh với nhau. Đây là cơ hội để nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân muốn tạo ra sự đột phá trong sản xuất kinh doanh cũng như tăng khả năng cạnh tranh để có thể trụ được trong môi trường mở này, điều mà họ cần bây giờ là nguồn vốn kinh doanh. Nắm bắt được 1 điều này, các ngân hàng đã nhanh chóng mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ, một mặt nhằm thu hút vốn nhàn rỗi, mặt khác đẩy mạnh hoạt động cho vay lấy để lấy thu bù chi và có lãi. Tất cả điều này đã tạo nên môi trường cạnh tranh sôi động và gay gắt trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, trong điều kiện các ngân hàng đua nhau đẩy mạnh hoạt động tín dụng như vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn, điều này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Làm thế nào để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng có thể duy trì và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay của ngân hàng phải năng động, an toàn và hiệu quả là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý ngân hàng phải quan tâm hàng đầu. Không nằm ngoài quy luật chung đó, các ngân hàng ở Huế cũng tăng cường khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cho mình. Ở Huế, hiện 4 NHTM Nhà Nước đã tạo được chổ đứng vững vàng trên thị trường, các NHTM cổ phần còn lại phải nỗ lực hết mình để tạo được uy tín và nắm giữ một thị phần nhất định. Điều này càng đặc biệt hơn với ACB Huế khi Chi nhánh chỉ mới chính thức thành lập và hoạt động từ 2005, chưa có điều kiện hiểu rõ và xâm nhập sâu vào thị trường hoạt động, quy trình hoạt động và quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 2. Mục đích nghiên cứu 2 - Làm rõ những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng có thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Rủi ro tín dụng xuất hiện trong quá trình cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng. 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng - Nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên - Nguyên nhân từ môi trường kinh tế 4 - Nguyên nhân từ phía người vay - Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết, đo lường, xây dựng và thực thi các chính sách quản lý, giám sát và kiểm tra rủi ro nhằm bảo đảm rủi ro thấp ở mức 1.2.2. Các công cụ sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - Giới hạn tín dụng đối với khách hàng - Tỷ lệ về khả năng chi trả 1.2.3. Phân loại nhóm nợ a. Khái niệm Phân loại nợ là việc phân chia các khoản nợ trong danh mục cho vay của TCTD vào các nhóm khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của khoản nợ đó đối với TCTD b.Quy định chung - Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. - Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ 5 của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 1.2.4. Phân loại nhóm nợ a. Phân loại nhóm nợ theo thời gian quá hạn b. Phân loại nhóm nợ theo định tính. 1.2.5. Dự phòng chung- dự phòng cụ thể a. Dự phòng chung b. Dự phòng cụ thể 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Địa chỉ : 01 Trần Hưng Đạo, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại : 0234. 3571175 Fax : 0234. 3571234 Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 Ngân hàng được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005. Ngân hàng ra đời tại thời điểm đã có 4 NHTM Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triên Nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương) và 3 NHTM cổ phần khác (Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á, VPBank) hoạt động trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Chi nhánh chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình. Kết 7 quả, NHTM Cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế đã được thừa nhận và được nhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tín cậy. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ngân hàng TMCP Á Châu đã có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Sắp tới chi nhánh sẽ mở thêm 3 Phòng giao dịch điều này sẽ mở rộng thêm mạng luới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho chi nhánh. 2.1.2. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Cơ cấu tổ chức của ACB Huế hiện nay như sau Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc Dưới Ban giám đốc có : 2 bộ phận kinh doanh và 1 bộ phận vận hành 2.1.3. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế a. Nội dung hoạt động - Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng. - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép. - Hoạt động bao thanh toán. b. Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế - Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.