Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 545 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 4
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ...…/...… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG THUỲ LINH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG THẢN Phản biện 1: ................................................. Phản biện 2: ................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ...…., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường………………… - TP…………… Thời gian: vào hồi … giờ … tháng …năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành tài chính - ngân hàng. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng trong nước đã làm cho thị trường tài chính - ngân hàng trong những năm qua hết sức sôi động. Nếu chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, một lĩnh vực kinh doanh tiềm ẫn nhiều rủi ro thì các ngân hàng khó có thể duy trì và cải thiện được chỉ tiêu lợi nhuận. Điều này đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hoá nguồn thu, tích cực tìm kiếm, cung cấp và phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng mới. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong những năm qua thì xu hướng điện tử hoá các dịch vụ ngân hàng đang là một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng hiện đại. Nhất là hiện nay khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu của khách hàng về SPDV ngân hàng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự thay đổi tập quán, thói quen của người dân cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin dẫn đến xu thế sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và đời sống ngày càng cao. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ vào tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Các ngân hang có thể đưa ra thị trường được nhiều sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử đang dần dần trở thành một nguồn thu quan trọng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là hướng đi mang tính chiến 1 lược cho mỗi ngân hàng trong điều kiện canh tranh, hội nhập cũng như xây dựng ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với tư cách là một Ngân hàng thương mại Nhà nước và là định chế tài chính lớn nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam, đã xác định xu hướng phát triển các lợi thế cạnh tranh là thông qua việc đổi mới kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt động làm chiến lược canh tranh tất yếu trên bước đường phát triển của mình. Trong thời gian qua, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn bôc lộ những tồn tại và hạn chế như: sản phẩm dịch vụ chưa mang tính đồng bộ, chưa tạo ra được tiện ích thật sự cho khách hàng trong quá trình sử dụng, sản phẩm chưa thật sự đa dạng, nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử chưa cao,… Xuất phát từ lý do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Qua tìm hiểu, tác giả đã tìm thấy một số đề tài nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử tại nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đã dành được nhiều sự quan tâm và đánh giá của các học giả. Vì vậy, tác giả đã sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu dưới đây để làm nền tảng lý luận và minh chứng cho những nhận định được trình bày trong đề tài. Cụ thể: 1. “ Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, David Cox, năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu này phần nào 2 đã trình bày được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, là nền tảng lý luận cho luận văn. 2. “ Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu” năm 2012 của tác giả Lưu Thanh Thảo, Trường Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề cơ bản của dịch vụ ngân hàng điện tử, ưu và nhược điểm của các dịch vụ ngân hàng điện tử, tính tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những nội dung này giúp tác giả tạo nền tảng lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử cho đề tài. 3. “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Quảng Nam”, năm 2011 của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa, Trường Đại Học Đà Nẵng. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua phiếu điều tra thực tế và đưa ra một số giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng thông tin, số liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh giai đoạn 2013-2016. Bên cạnh đó, trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học khác về dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên các đề tài này đứng ở nhiều khía cạnh, gốc độ và thời gian khác nhau. Do đó, đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” mà tác giả đã lựa chọn là công trình khoa học độc lập của tác giả, không trùng lặp hoàn toàn với các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3 Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Việt Nam- Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý thuận và thực tiễn liên quan đến Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Luận văn đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2013 – 2016, các giải pháp đề xuất đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. - Về không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, logic, tổng hợp... Đồng thời chú trọng đến việc kết hợp với quan sát các hoạt động thực tiễn. Bên cạnh các phương pháp đó luận văn còn vận dụng các kiến thức của các môn học nghiệp vụ NHTM, quản trị NHTM, thương mại điện tử và những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ NH. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4 Với đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Bình” tác giả hi vọng góp phần làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Về lý luận: Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Quảng Bình nói riêng. - Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, học tập về dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTM; đồng thời là cơ sở để xây dựng chính sách và đề xuất các giải pháp khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ NHĐT tại Agribank chi nhánh Quảng Bình, mang đến cho KH sự tiện lợi khi giao dịch, góp phần vào sự phát triển của NH trong tương lai. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được thể hiện qua 3 chương như sau : Chương 1: Cơ sở khoa học về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thưc trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 5 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆNTỬ 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng 1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động khác có liên quan. Trong đó TCTD là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại a. NHTM là trung gian tài chính b. NHTM là trung gian thanh toán c. Kinh doanh đa dạng và nhiều rủi ro 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng 1.1.2.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng  Tính vô hình:  Tính không đồng nhất:  Tính không thể tách rời:  Tính không lưu giữ được: 1.1.3. Phân loại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng - Dịch vụ ngân hàng bán buôn: - Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: - Dịch vụ ngân hàng truyền thống: - Dịch vụ ngân hàng hiện đại: 1.1.4. Các kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng thương mại 6  Kênh phân phối truyền thống:  Kênh phân phối hiện đại: 1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm ngân hàng điện tử Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng điện tử a. Có hàm lượng công nghệ cao, được phát triển dựa trên nền tảng CNTT hiện đại b. Nhanh chóng, thuận tiện c. Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh d. Cung cấp dịch vụ trọn gói 1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.3.1. Dịch vụ thẻ a. Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ: b. Các hoạt động chính của dịch vụ thẻ c. Thẻ thanh toán và thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ 1.2.3.2. Call/Contact Center 1.2.3.3. Internet Banking 1.2.3.4. Mobile Banking 1.2.3.5. Phone Banking 1.2.3.6. Home Banking 1.3. Lý luận chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử được hiểu một cách đơn giản là hoạt động của NH nhằm tăng về quy mô, số lượng và chất lượng cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 7 1.3.2. Cơ sở khách quan của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại Xuất phát từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng KHCN và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế Sự thay đổi trong xu hướng sản xuất và tiêu dùng. Sự tồn tại của bản thân NH. 1.3.3. Vai trò phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - Đối với các ngân hàng thương mại - Đối với khách hàng - Đối với nền kinh tế 1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại a. Chỉ tiêu định lƣợng - Số lượng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử được cung cấp - Số lượng KH sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử - Số lượng và doanh số giao dịch của NHĐT b. Chỉ tiêu định tính - Sự thuận tiện - Sự tin cậy - Khả năng đáp ứng - Bảo mật và an ninh hệ thống 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.3.5.1. Các nhân tố khách quan a. Môi trường kinh tế - xã hội b. Môi trường pháp lý c. Môi trường công nghệ d. các nhân tố từ phía khách hàng 1.3.5.2. Các nhân tố chủ quan 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.