Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 432 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 57 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 48
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/…………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HÀ HỒNG NGỌC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN THU Phản biện 1: PGS.TS. Lê Chi Mai Phản biện 2: TS. Nguyễn Xuân Thành Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế, số 201 Phan Bội Châu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 ngày 23 tháng 11 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Phân cấp quản lý NSNN là một nội dung quan trọng của quản lý NSNN. Phân cấp quản lý NSNN không chỉ liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà còn liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề KT - XH. Trong những năm qua, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành các luật liên quan đến quản lý NSNN. Đặc biệt, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã có những quy định mới về phạm vi thu, chi, bội chi; quy định rõ hơn về thẩm quyền điều chỉnh dự toán, công khai, minh bạch, giám sát của cộng đồng; phân cấp mạnh mẽ quyền hạn trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương; đi cùng với tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các chủ thể quản lý. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác phân cấp, quản lý NSNN đã được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế: Quy trình NSNN chưa được chuẩn hóa và thống nhất hóa; các chỉ tiêu tài chính, ngân sách còn chưa đồng bộ; phân cấp quản lý chưa rõ nét gây nên tình trạng chồng chéo 1 trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan quản lý NSNN, mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất những giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến đề tài, đã có một số công trình khoa học đã được công bố nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế" có giới hạn thời gian từ năm 2011 đến năm 2018. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN; + Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế; + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Vấn đề phân cấp quản lý NSNN; + Về không gian: Tại tỉnh Thừa Thiên Huế; + Về thời gian: Giai đoạn 2011 - 2018 và định hướng đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại về tài chính; Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Kế thừa có chọn lọc của các công trình khoa học đã được công bố. - Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp đối chiếu và so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Đề tài nêu rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý NSNN để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng thực hiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thực tiễn: Đề tài đánh giá đúng thực trạng phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế, những kết quả đạt được, những 3 hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Khái niệm, mục đích, căn cứ và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Theo Điều 8, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13: “Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách”. Như vậy, có thể thấy, phân cấp quản lý NSNN bao gồm thẩm quyền quyết định và quản lý NSNN; Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN tập trung vào phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan đến thẩm quyền quyết định và thẩm quyền quản lý NSNN. 1.1.2. Mục đích phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Thứ nhất, nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất. Thứ hai, phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT - XH một cách cụ thể. Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ TW đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. 5 Thứ tư, phân cấp quản lý NSNN sẽ khuyến khích việc cung cấp hàng hóa công cộng ngày càng hiệu quả. Thứ năm, phân cấp quản lý NSNN tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng NSNN. 1.1.3. Căn cứ thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Thứ nhất, phân cấp quản lý NSNN là nội dung quan trọng trong quản lý NSNN được thiết kế xây dựng trên nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề KT - XH. Thứ hai, hệ thống NSNN của mỗi quốc gia thường được phân thành các cấp tương ứng với hệ thống bộ máy nhà nước. Thứ ba, căn cứ vào đặc điểm hoạt động QLNN của mỗi quốc gia. Thứ tư, căn cứ vào tính hiệu quả của việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công của chính quyền các cấp. 1.1.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Thứ nhất, phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với phân cấp quản lý KT - XH của đất nước. Thứ hai, phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo NSTW giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo nguyên tắc phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. 6 Thứ tư, phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo công bằng trong phân cấp NS. Thứ năm, phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm soát NSNN. 1.2. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, định mức ngân sách nhà nước - Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp bội chi; phân bổ NSNN theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ…. - Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ NSTW, giám sát việc thi hành pháp luật về NSNN. - Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án về luật, pháp lệnh và các dự án khác về NSNN; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN… - Bộ Tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về NSNN trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý NSNN… - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển KT - XH của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân…. 7 - Ngân hàng Nhà nƣớc có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chímh trong việc lập dự toán NSNN đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi NSNN… - Các Bộ, Ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán NSNN theo ngành, lĩnh vực phụ trách… - Hội đồng Nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ NSĐP… - Uỷ ban Nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ NSĐP, dự toán điều chỉnh NSĐP… 1.2.2. Phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 1.2.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Trung ương - Về nguồn thu ở Trung ương: gồm: + Các khoản thu NSTW hưởng 100%; + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP. - Về nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: + Chi đầu tư phát triển + Chi dự trữ quốc gia. + Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ… + Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. + Chi viện trợ. + Chi cho vay theo quy định của pháp luật. + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính TW. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.