Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng 27 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng 563 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng 0
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NHÀN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 2: PGS.TS PHAN DIÊN VỸ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với gia tăng rủi ro. Với các đặc trưng của cho vay tiêu dùng nên rủi ro trong cho vay tiêu dùng luôn cao hơn các loại hình cho vay khác. Vì vậy, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là vấn đề cấp bách hiện nay. Nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng – địa phương luôn nằm trong top những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, đây là một lợi thế rất lớn để ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng (SHB) tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng cao khiến cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng càng trở nên thiết yếu. Thời gian qua, tại Chi nhánh cũng đã triển khai hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng hiệu quả của công tác này vẫn chưa được như mong đợi. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận cơ bản liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của các NHTM - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng. 2 - Đề xuất các khuyến nghị tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng trong thời gian tới. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ 3. TÀI - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại SHB CN Đà Nẵng + Về không gian nghiên cứu: Tại SHB CN Đà Nẵng + Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung làm rõ công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của SHB CN Đà Nẵng trong giai đoạn 2015 – 2017. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa lý luận cơ bản liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của các NHTM. + Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phỏng vấn cán bộ tại các phòng ban, phương pháp tổng hợp các văn bản, phương pháp thống kê phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp diễn dịch để có bức tranh toàn cảnh về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, các ký hiệu chữ viết tắt, các bảng biểu, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng. Chương 3: Một số khuyến nghị tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại SHB CN Đà Nẵng. 6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này, tác giả đã nghiên cứu một số sách, bài báo cùng các luận văn thạc sĩ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng thương mại. - Luận văn “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu – CN Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Trường An. - Luận văn “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang. - Luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, CN Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Duy Hiền - Bài viết “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu” của tác giả Nguyễn Đào Tố. - Bài viết “Bàn về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng” của NCS Nguyễn Quang Hiện. Bài viết đăng trên tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12/2015.. - Bài viết “Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra” của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. 4 - Bài viết “Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ ngân hàng ANZ” của Ths, NCS Nguyễn Như Dương. - Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng, hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm qua phát triển khá mạnh. Cùng với sự phát triển của Thành phố, tại Chi nhánh cũng đã tăng trưởng dư nợ các khoản vay tiêu dùng mua nhà, mua căn hộ, ô tô, du học, thẻ tín dụng…Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2017 là 505 tỷ, tăng gần 60% so với năm 2016 và 174% so với năm 2015. Tăng trưởng dư nợ cũng đi kèm với gia tăng rủi ro. Nếu như nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng năm 2015 là 2 tỷ chiếm tỷ lệ 1,1% thì năm 2017, nợ quá hạn là 17,6 tỷ, chiếm tỷ lệ 3,5%. Chính vì vậy, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng được Chi nhánh đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng được thực hiện tại SHB CN Đà Nẵng trong những năm qua. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về kiểm soát rủi ro tín dụng, đề tài đã hệ thống hóa các lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Đề tài đi theo hướng làm rõ các nội dung trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại các NHTM, những biện pháp mà các NHTM có thể sử dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và các tiêu chí để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Trên cơ sở nền tảng lý luận này, đề tài vận dụng vào việc xem xét đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng. Từ việc phân tích đó, rút ra những mặt làm được, những hạn chế, tồn tại mà SHB CN Đà Nẵng đang gặp phải trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp SHB CN Đà Nẵng có thể hoàn thiện hơn công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng a. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng, qua đó ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng. b. Đặc điểm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có các đặc điểm đặc thù sau: + Phục vụ cho đối tượng là cá nhân và hộ gia đình với mục đích vay là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. + Quy mô các món vay thường nhỏ và số lượng các món vay lại lớn, nhu cầu vay thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, mức thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng, rủi ro trong cho vay cao và lãi suất cũng cao hơn so với các loại hình cho vay khác. 1.1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng - Căn cứ mục đích vay vốn: cho vay cư trú và cho vay phi cư trú - Căn cứ vào phương thức hoàn trải: Cho vay trả góp, cho vay phi trả góp và cho vay tuần hoàn - Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp. 1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng + Đối với ngân hàng + Đối với người tiêu dùng 6 + Đối với nền kinh tế. 1.2 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 1.2.3 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền gốc, tiền lãi hoặc cả hai) từ các khoản cấp tín dụng và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ. 1.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh: phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng + Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài: + Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn + Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 1.2.6 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng + Tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng + Tác động đến nền kinh tế xã hội 1.3 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 1.3.3 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu, chuyển giao rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong cho vay tiêu dùng. 7 1.3.4 Sự cần thiết phải kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Việc kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. 1.3.5 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng a. Sử dụng các biện pháp né tránh/từ bỏ rủi ro + Từ chối cho vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. + Giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. b. Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng + Phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. + Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay. + Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro + Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng cho vay tiêu dùng c. Sử dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng + Thực hiện đúng quy trình về đảm bảo tiền vay. + Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng + Áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng d. Sử dụng các biện pháp trung hòa rủi ro tín dụng + Sử dụng các hợp đồng phái sinh. + Chứng khoán hóa. e. Sử dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng + Mua bảo hiểm: + Bán nợ 8 1.3.6 Các tiêu chí đánh giá kết quả của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5/Tổng dư nợ: - Tỷ lệ nợ từ nhóm 3 – nhóm 5/ Tổng dư nợ - Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng dư nợ - Biến động trong cơ cấu nhóm nợ - Tỷ lệ trích lập dự phòng/Tổng dư nợ KẾT LUẬN CHƢƠNG I
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.