Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 27 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 1 MB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 1
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH HOÀNG VŨ LÂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC B ẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 2: TS. Nguyễn Phú Thái Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 8 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân. Sự có mặt của Ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội. Nhận thức được vị trí và vai trò đó, các Ngân hàng thương mại ở nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trên mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bản thân nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn và phức tạp nhất có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân. Vì thế, để nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay, bảo đảm an toàn thu hồi vốn và lãi đúng hạn, Ngân hàng thường áp dụng hàng loạt các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trong đó, công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản có vai trò rất lớn, giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó mà không thanh toán được khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, hiện nay, công tác bảo đảm tiền vay tại các Ngân hàng thương mại của Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đã ảnh hưởng không ít đến hiệu 2 quả kinh doanh của Ngân hàng cũng như sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Vì thế, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu nhằm nhìn nhận và đánh giá lại công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong thời gian qua để từ đó đề xuất ra những khuyến nghị thích hợp góp phần hoàn thiện công tác này của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng trong thời gian đến. 2. Mục tiêu của đề tài Phân tích công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Từ những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết như sau: - Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay liên quan gì đến những đặc trưng của hoạt động cho vay? - Nội dung của công tác bảo đảm tiền vay là gì? - Tiêu chí đánh giá công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản là gì? - Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản? - Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2016? - Những mặt thành công và những vấn đề còn hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp 3 và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng? - Cần đề xuất những khuyến nghị gì nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng? 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu thập, đánh giá thông tin và thẩm định tài sản bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu nói trên liên quan đến: + Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Hội sở và 14 Chi nhánh loại 2 trực thuộc: Chi nhánh Quận Liên Chiểu, Chi nhánh Quận Thanh Khê, Chi nhánh Quận Sơn Trà, Chi nhánh Quận Cẩm Lệ, Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn, Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Chi nhánh Huyện Hòa Vang, Chi nhánh Chợ Mới, Chi nhánh Chợ Cồn, Chi nhánh Khu công nghiệp Đà Nẵng, Chi nhánh Khu công nghiệp Hòa Khánh, Chi nhánh Tân Chính,Chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Chi Lăng và 20 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trên địa bàn. + Phòng Pháp chế, Phòng Kiểm tra kiếm soát nội bộ. + Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay: Tòa án, Thi hành án, Cơ quan đăng ký tài sản tại các cấp Thành phố, quận huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các vấn đề liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2014 4 đến năm 2016. + Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng. + Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đà Nẵng. + Phạm vi về thời gian: Việc khảo sát, đánh giá thực trạng chỉ tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2014-2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thu thập, đọc, tổng quan tài liệu; thực hiện đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại các Ngân hàng thương mại. - Phần khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng: Nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu bằng cách: + Phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng, bao gồm cán bộ tín dụng Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng pháp chế, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay và khách hàng vay vốn nhằm nhận diện các vấn đề thực tại trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. 5 + Thu thập thông tin, số liệu và các tài liệu liên quan từ Phòng Kế hoạch Nguồn vốn như dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm theo từng loại tài sản, dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm theo các hình thức cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành trong tương lai, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, kết quả phân loại nợ của dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tỷ lệ thu hồi nợ xấu có tài sản bảo đảm… năm 2014, 2015, 2016. + Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu số liệu các năm thuộc thời gian nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. - Phần giải pháp: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic, tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức lý luận, kiến thức thực tiễn và các giải pháp đề xuất. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 6 nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo một số bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ đã được công bố có nội dung tương tự làm nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn như sau: * Các bài báo trên các tạp chí khoa học - Bài viết “Khó khăn vướng mắc trong nhận tài sản bảo đảm cấn trừ nợ hiện nay” của tác giả Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Thu, Thạc sỹ Nguyễn Văn Thọ, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Linh, Tạp chí Ngân hàng số 12, năm 2014. - Bài viết “Một số góp ý cho dự thảo nghị định về giao dịch bảo đảm: Góc nhìn từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm” của tác giả Luật sư Tiến sỹ Bùi Đức Giang và Trần Quang Vinh, Tạp chí Ngân hàng số 21, năm 2016. - Bài viết “Xác lập biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo Bộ Luật dân sự 2015” của tác giả Luật sư Tiến sỹ Bùi Đức Giang, Tạp chí Ngân hàng số 18, năm 2016. - Bài viết “Định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng: Những tồn tại và đề xuất” của tác giả Thạc sỹ Trần Thị Bích Nhân, Tạp chí Tài chính số tháng 8 năm 2016. Các tạp chí Phát triển kinh tế, Kinh tế phát triển, Khoa học và công nghệ, Khoa học kinh tế chưa có bài viết nào được công bố có liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại các Ngân hàng thương mại trong 2 năm gần đây. * Các luận văn thạc sỹ đƣợc công bố tại trƣờng Đại học kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu: - Luận văn “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hải Vân” của tác giả Hồ Hưng Nghiệp, năm 2014. 7 - Luận văn “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phù Mỹ Bình Định” của tác giả Huỳnh Lê Trang, năm 2015. - Luận văn “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk” của tác giả Đỗ Quang Điệp, năm 2016. - Luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Ngô Huy Bảo, năm 2015. Tuy nhiên, từ năm 2014 - 2016, có rất nhiều ngân hàng đã được chọn để nghiên cứu về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng thì chưa từng được thực hiện nghiên cứu. Ngoài ra khoảng trống về mặt pháp lý đối với các loại tài sản như quyền sử dụng đất trong trường hợp quyền sử dụng đất được thu hồi không đầy đủ chưa được các đề tài trên xem xét đánh giá. Do đó nhìn nhận những khoảng trống về không gian cũng như các khoảng trống về pháp lý nói trên sẽ được tác giả nghiên cứu để hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại đơn vị tác giả công tác. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm hoạt động cho vay b. Phân loại cho vay c. Đặc trưng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Thứ nhất, hoạt động cho vay có hình thái tiền tệ. Thứ hai, bản chất của hành vi cho vay là ứng trước cho khách hàng. Thứ ba, đối tượng, kỹ thuật cho vay phong phú. 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm rủi ro tín dụng b. Tác động của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng 1.2. BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay 1.2.2. Chức năng của bảo đảm tiền vay Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Thứ hai, bảo đảm tiền vay nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong quan hệ tín dụng Thứ ba, bảo đảm tiền vay góp phần khắc phục sai sót nghiệp vụ
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.