Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây 20 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây 398 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây 2 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây 34
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HOÀNG THỊ ÁI LIÊN- C00661 HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 6034010201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS- TS: LƯU THỊ HƯƠNG HÀ NỘI –NĂM 2018 MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động tín dụng luôn được xem là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với những tổn thất cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Với nhận thức đó, Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây thường xuyên quan tâm đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù vậy mức độ hạn chế rủi ro tín dụng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, cùng với tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng sẽ gia tăng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động, tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng là một đòi hỏi cấp bách đối với Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn, đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thị xã Sơn Tây” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp tăng cường hạn chế RRTD tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế RRTD của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế RRTD tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. - Đề xuất giải pháp tăng cường hạn chế RRTD tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM - Phạm vi nghiên cứu: Hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. Số liệu phân tích tập trung chủ yếu vào các năm trong giai đoạn 2015-2017. Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2018-2020. Đề tài được nghiên cứu trên góc độ Chi nhánh ngân hàng. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp được sử dụng: 2 * Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp nghiên cứu tại bàn - Sử dụng tư liệu các giáo trình về hoạt động của ngân hàng thương mại, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tín dụng của ngân hàng. - Sử dụng các số liệu thực tế trên các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Agribank - Chi nhánh thị xã Sơn Tây trong giai đoạn 2015-2017. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục biểu, bảng và sơ đồ, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. Chương 3: Giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại a. Khái niệm Tại Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới coi: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín dụng hay tài chính”. Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc: hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm; bảo đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”. Tại Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng: - Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoán vốn ngắn hạn là chủ yếu. - NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà các hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. b. Đặc điểm của NHTM NHTM là tổ chức kinh doanh có điều kiện, NHTM phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật, nghĩa là chỉ khi NHTM thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về vốn, phương án kinh doanh…thì mới được phép hoạt động trên thị trường. 4 c. Hoạt động cơ bản của NHTM - Hoạt động huy động vốn Hoạt động này bao gồm huy động các nguồn tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch và phi giao dịch), các khoản đi vay (vay từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các ngân hàng thương mại, NHNN và các tổ chức tín dụng khác), tiền nhận ủy thác đầu tư, tiền góp vốn liên doanh. - Hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. - Hoạt động trung gian Các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của các khách hàng như thanh toán, thu hộ, chuyển tiền, ủy thác… Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại cũng cung cấp các loại hình dịch vụ có liên quan đến tài chính như dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh… Các hoạt động này có độ rủi ro thấp hơn hoạt động cho vay và đầu tư trong khi vẫn đem lại nguồn thu lớn. 1.1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM a. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động tín dụng - Khái niệm: Theo luật các TCTD năm 2010 “ Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” - Đặc điểm của hoạt động tín dụng + Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; + Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; + Quá trình vận động và phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; + Hoạt động Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. b. Các hình thức tín dụng * Căn cứ vào mục đích vay vốn 5 - Tín dụng bất động sản - Tín dụng công thương nghiệp - Tín dụng nông nghiệp - Tín dụng đầu tư tài chính. * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung hạn - Tín dụng dài hạn * Căn cứ vào bảo đảm tín dụng - Tín dụng có bảo đảm - Tín dụng không có bảo đảm * Căn cứ vào chủ thể vay vốn - Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn - Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ - Tín dụng cho các tổ chức tài chính * Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay - Tín dụng hoàn trả nhiều lần - Tín dụng hoàn trả một lần - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu c. Quy trình tín dụng Một quy trình tín dụng căn bản gồm các bước: Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Phân tích tín dụng Bước 3: Ra quyết định tín dụng Bước 4: Giải ngân Bước 5: Giám sát tín dụng Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng 1.1.2. Rủi ro tín dụng của NHTM 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của NHTM Rủi ro tín dụng được rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau, chẳng hạn như : - Theo quan điểm của Sauders và H. Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn” . - Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế:”Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng 6 vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”. - Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam, thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”[9]. Trong luận văn này, khái niệm RRTD được hiểu theo “Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam” 1.1.2.2. Hậu quả khi xảy ra rủi ro tín dụng a. Hậu quả đối với ngân hàng Khi xảy ra RRTD, ngân hàng không thu được khoản tiền gốc và tiền lãi, nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn b. Hậu quả đối với nền kinh tế RRTD xảy ra khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, chất lượng cuộc sống giảm sút. 1.2. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm Hạn chế RRTD là ngăn ngừa khả năng xảy ra RRTD và xử lý tổn thất khi RRTD xảy ra nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. 1.2.2. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng - Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. - Xử lý tổn thất khi xảy ra RRTD - Phái sinh tín dụng 1.2.2.1. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng: - Biện pháp ngăn ngừa RRTD - Biện pháp xử lý nợ xấu: - Biện pháp xử lý nợ: 1.2.2.2. Phái sinh tín dụng Phái sinh tín dụng là một công cụ tài chính cho phép chuyển giao RRTD từ một bên này sang một bên khác mà không nhất thiết 7 phải chuyển giao tài sản liên quan. Các công cụ phái sinh tín dụng chủ yếu gồm: - Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS): - Hoán đổi toàn bộ thu nhập (TRS): - Quyền chọn hoán đổi RRTD (CDSO): - Chứng chỉ liên kết tín dụng (CLN): - Nghĩa vụ được bảo đảm (CDO): 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hạn chế rủi ro tín dụng + Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại + Quản trị RRTD nếu được thực hiện tốt thì RRTD sẽ được hạn chế với mức độ lớn và ngược lại + Mức độ giảm của các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn + Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép của NHTW 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan - Quản trị rủi ro tín dụng - Quy trình tín dụng - Chính sách tín dụng - Thẩm định tín dụng - Trình độ của đội ngũ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp. 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan - Nhóm nhân tố từ phía khách hàng vay vốn - Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế 1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số NHTM a. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank b. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Các hoạt động chủ yếu 2.1.3.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây luôn xác định huy động vốn là một trong các mục tiêu trọng yếu quyết định đến hoạt động kinh doanh. 2.1.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và nợ xấu Đứng trước nhu cầu mở rộng quy mô khi chuyển từ một ngân hàng huyện, thị lên chi nhánh cấp 1 (năm 2009), và được Agribank tạo điều kiện cấp vốn, Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây đã có một thời gian tăng trưởng tín dụng nóng, tổng dư nợ của chi nhánh đã có nhiều biến đổi. Năm 2009, tổng dư nợ là 1.010 tỷ đồng. Nhưng năm 2010, tổng dư nợ đã là 1.362 tỷ đồng, tăng 352 tỷ đồng, tốc độ tăng xấp xỉ 35%. Năm 2011, tổng dư nợ đã là 1.740 tỷ đồng, tăng 378 tỷ đồng, tốc độ tăng xấp xỉ 28%. Năm 2012, tổng dư nợ đã là 1.828 tỷ đồng. Và đỉnh của đà tăng dư nợ là năm 2013, tổng dư nợ là 1.860 tỷ đồng. Năm 2014 giảm 445 tỷ đồng, còn 1.415 tỷ đồng, nhưng đến năm 2015 tổng dư nợ đã dần phục hồi đạt 1.565 tỷ đồng. Năm 2016 tổng dư nợ là 1.755 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng. Năm 2017 là 2.000 tỷ đồng 2.2. THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank - CN TX Sơn Tây Là ngân hàng được đánh giá là chủ lực, kinh doanh và phục vụ trên địa bàn Thị xã Sơn Tây. Những năm qua Agribank CN TX Sơn Tây luôn xác định thi trường, khách hàng truyền thống và chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Song bên cạnh đó, Agribank CN TX Sơn Tây cũng chủ động nâng cao, phát triển thị phần sang các lĩnh vực kinh tế khác nhằm thu hút các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp. 9 Trong 3 năm từ 2015, 2016, 2017 tổng dư nợ tại Agribank CN TX Sơn Tây có nhiều biến đổi, có sự tăng trưởng rõ nét. Năm 2015, tổng dư nợ là 1.565 tỷ đồng, năm 2016 tăng 1.755 tỷ đồng, đến năm 2017 tổng dư nợ đạt 2.000 tỷ đồng. 2.2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank - CN TX Sơn Tây 2.2.2.1. Các biện pháp mà chi nhánh đang thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng a. Thẩm định xét duyệt vay vốn, đánh giá khách hàng. Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt vốn vay và cũng là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra tại Agribank CN Thị xã Sơn Tây. Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi cho vay này, các cán bộ tín dụng xem xét, phân tích đánh giá tư cách, tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn và dự án mà khách hàng đưa ra. b. Thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ hoặc không chịu trả nợ, có ý định chây ỳ. Mặt khác các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thường được soản thảo rất chi tiết và chặt chẽ, nên các cán bộ Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá các hoạt động của khách hàng vay có tuân thủ điều kiện ghi trong hợp đồng vay; tiến triển và kết quả hoạt động dự án có khả quan như dự kiến hay không. Điều này lý giải tại sao các tổ chức tín dụng cho vay nói chung thường dành nhiều thời gian và công sức cho các hoạt động kiểm toán và thu thập thông tin đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện dự án của khách hàng. Và đây cũng là biện pháp quan trọng mà Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Kết quả là Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây đã phát hiện kịp thời khả năng khách hàng có thể sử dụng vốn vay sai mục dích, có biện pháp ngăn chặn. c. Đánh giá rủi ro định kỳ, xếp loại khách hàng Việc đánh giá rủi ro của khoản vay được thực hiện đối với tất cả các khách hàng để Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây có điều 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.