Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng 378 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng 1
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - CN Đà Nẵng
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH SỸ BÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC ÁCHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI Phản biện 1: PGS.TS LÊ VĂN HUY Phản biện 2: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 08 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường ngân hàng của Việt Nam đang ở giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Sự ổn định, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững và cải thiện. Nguy cơ đổ vỡ hệ thống NHTM được đẩy lùi; sở hữu chéo trong hệ thống NHTM giảm, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh... Các Ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của năng lực quản trị rủi ro đối với sự sống còn và phát triển của mình. Việc quản trị rủi ro tín dụng là một công tác hết sức cần thiết đối với các NHTM bởi tín dụng là hoạt động mang lợi nhuận cao cho các ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro phức tạp nhất và khó lường nhất. Do đó để đảm bảo được nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính, đặc biệt là thực hiện cam kết mở cửa hoàn toàn trên lĩnh vực tài chính ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ để giải quyết tốt công tác này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, để các Ngân hàng Việt Nam không bị “lép vế” trước sự thâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Đà Nẵng, việc nghiên cứu, đo lường và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của BacABank-ĐN. 2 Ngay từ khi mới thành lập vào tháng 02/2012, BacABank-ĐN đã xác định phân khúc mục tiêu cho mình đối tượng chủ đạo là KHCN, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp tài chính trọn gói cho KHCN là trọng tâm trong quá trình hoạt động. Với định hướng đó, trong những năm qua BacABank-ĐN đã không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng KHCN. Thêm vào đó, Hội sở của BacABank đã không ngừng nghiên cứu để cho ra đời danh mục sản phẩm tín dụng KHCN đa dạng, nhiều tiện ích và cạnh tranh đồng thời công tác quảng bá cũng được chú trọng để mang sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng. Không chỉ riêng BacABank mà nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của tín dụng KHCN và đã có những chiến lược để phát triển hoạt động này. Đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM, thực tế các NHTM tại các nước phát triển tỷ trọng tín dụng KHCN chiếm đến gần 70% dư nợ. Nói đến tín dụng KHCN là nói đến độ sinh lời cao gắn với rủi ro lớn. Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, sự biến động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tại Việt Nam là những ví dụ điển hình cho thấy những nguy cơ rủi ro đối với tín dụng KHCN. Mở rộng, phát triển tín dụng KHCN là xu hướng đúng đắn và đảm bảo mang lại thu nhập cao cho ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn có khả năng tác động xấu đến ngân hàng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Với những đặc thù của tín dụng KHCN, đặt ra yêu cầu phải kết hợp một cách chặt chẽ giữa việc mở rộng với việc quản trị rủi ro. Việc mở rộng tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu đi liền với nó là việc quản trị rủi ro. Từ xu hướng chung và sau một thời gian công tác tại Phòng thẩm 3 định KHCN tại BacABank-ĐN, cá nhân tôi nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng KHCN vì vậy tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á- CN Đà Nẵng”. 2. Mục đích nghiên cứu Một là: Nêu ra những vấn đề lý thuyết cơ bản của tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. Hai là: Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BacABankĐN trong các năm gần đây. Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam nói chung và tại BacABank-ĐN nói riêng. Ba là: Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận dạng, đo lường, phân tích các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BacABank-ĐN để nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của trong giai đoạn các năm 2014 – 2016, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BacABank-ĐN. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là: 4  Phương pháp phân tích định tính, định lượng để đo lường rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng hay với danh mục tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Phương pháp chuyên gia: Tác giả có sử dụng nghiên cứu và đánh giá của một số chuyên gia.  Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng như các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM, về quy trình quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng hệ thống NHTM.  Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhân tố gây ra rủi ro và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại BacABank-ĐN.  Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trong bối cảnh và điều kiện đặc thù tại BacABank-ĐN. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:  Chương 1: Một số vấn đề Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.  Chương 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á-CN Đà Nẵng.  Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á- CN Đà Nẵng. 5 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo ngân hàng. Ở trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu, thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, cụ thể: - Đỗ Thùy Dung (2009), “Rủi ro tín dụng – một cách tiếp cận lượng hóa”, Tạp chí ngân hàng, (số 11 tháng 06 năm 2009). [3] - Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. [12] - Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [9] - Lê Thị Hiệp Thương (1996), Các biện pháp của ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [18] - Nguyễn Đức Tú (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân [19] Từ những giá trị tham khảo của các tài liệu, công trình nghiên cứu cùng với thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng là những cơ sở lý luận và thực tiễn giúp tác giả thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á- CN Đà Nẵng”. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng Tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả. 1.1.2. Phân loại tín dụng  Căn cứ thời hạn cho vay:  Căn cứ vào mục đích cho vay:  Theo đối tượng khách hàng:  Khách hàng doanh nghiệp  Khách hàng tổ chức tài chính  Khách hàng cá nhân  Căn cứ vào phương thức cho vay: 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng của NHTM Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các quan niệm về rủi ro tín dụng đều hội tụ với nhau về bản chất đó là: Rủi ro tín dụng là khả năng (xác xuất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng được cấp tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với NH. 7 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng  Rủi ro mang tính gián tiếp  Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp  Rủi ro mang tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng a. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro  Rủi ro giao dịch:  Rủi ro lựa chọn  Rủi ro bảo đảm  Rủi ro nghiệp vụ  Rủi ro danh mục:  Rủi ro nội tại  Rủi ro tập trung b. Căn cứ vào phương diện quản lý và giám sát của ngân hàng  Rủi ro tín dụng nhận diện được:  Rủi ro tín dụng chưa nhận diện được: 1.2.4. Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng  Hệ số nợ quá hạn:  Tỷ lệ nợ xấu:  Phân loại nợ:  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: 8 1.2.5. Những nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng a. Những nhân tố từ phía khách hàng vay vốn b. Những nhân tố từ phía ngân hàng c. Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh 1.2.6. Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng a. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng b. Đối với khách hàng c. Đối với nền kinh tế - xã hội 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng a. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận. b. Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.