Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định 286 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định 72
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ THU PHONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Thao Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông đã thâm nhập mạnh mẽ vào nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng. Điều này đã giúp ngành ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới với ứng dụng công nghệ cao, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử, một trong những sản phẩm mới của các ngân hàng đang bắt đầu phát triển và đem lại nhiều lợi ích nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Chi nhánh Bình Định được thành lập muộn hơn nhiều Chi nhánh khác trong hệ thống nên tham gia vào lĩnh vực ngân hàng điện tử cũng trễ hơn. Sau một thời gian triển khai dịch vụ trong cán bộ nhân viên và phổ biến rộng rãi đến khách hàng, hiện nay tuy bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh Bình Định cũng gặp phải nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi đã chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định” cho khoá luận tốt nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Trương Bá Thanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định. Trên cơ sở phân tích đánh giá đó, đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng 2 điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định. - Phạm vi nghiên cứu: · Về mặt lý luận: đề tài tập trung tìm hiểu về cơ sở lý luận về sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. · Về mặt thực tiễn: đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Định, tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu thu thập từ năm 2010 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp là chủ yếu. Trên cơ sở hiểu biết lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử và kinh nghiệm thực tiễn tại SCB Bình định, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho ngân hàng. Những giải pháp này mang tính ứng dụng cao và phù hợp với tình hình thực tiễn tại SCB Bình định. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. - Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình định. - Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình định. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1 . TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1 . Quan niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là EBanking) là dịch vụ ngân hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hoá nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử đang được các ngân hàng ứng dụng và triển khai hiện nay là: Dịch vụ cung cấp qua ATM, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Enternet Banking, Thanh toán qua POS, Call center, Kiosk Ngân hàng. 1.1.2 . Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử a. Đối với nền kinh tế Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hoá, giảm lượng giao dịch tiền mặt, tăng cường và củng cố thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho nhà nước có thể giám sát các hoạt động kinh tế, đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Ngân hàng điện tử góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch của đất nước, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. b. Đối với ngân hàng - Khai thác và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Ngân hàng có nhiều thuận lợi để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại là tiền đề cho sự đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng 4 như: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, Internet Banking, Home Banking, Phone Banking …. - Tăng khả năng cạnh tranh và phát triển - Ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng tìm kiếm, tạo lập và duy trì được một hệ thống khách hàng rộng lớn và bền vững mà không cần phải mở thêm chi nhánh trong nước cũng như ngoài nước. Ngân hàng điện tử đã thu hút khách hàng nhờ vào việc mang lại cho khách hàng những tiện ích vượt bậc, mang lại những dịch vụ trọn gói từ việc ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán….để tạo nên những sản phẩm với tiện ích đồng bộ. - Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngân hàng có thể lưu trữ thông tin khách hàng, phân loại khách hàng theo những tiêu chí khác nhau, tìm kiếm thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó tạo điều kiện chăm sóc khách hàng tốt hơn và tiết kiệm được chi phí. Từ đó phát triển hơn nữa mối quan hệ với khách hàng và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng. Tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, các NHTM phải phát triển thành ngân hàng đa năng với mạng lưới và chi nhánh rộng khắp toàn cầu, đa dạng hóa các hình thức sản phẩm dịch vụ. Để làm được điều đó cần sự hỗ trợ rất lớn của công nghệ thông tin. c. Đối với khách hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử là một kênh giao dịch giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ điểm 5 nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Tiện ích lớn nhất mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại là sự tiện ích và nhanh chóng. Khách hàng không cần phải mất thời gian đến ngân hàng để thực hiện giao dịch mà chỉ cần gửi một tin nhắn, gọi một cuộc điện thoại hoặc vào mạng internet tại bất cứ nơi nào là có thể giao dịch được. Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng quản lý việc sử dụng tiền một cách tốt hơn trong kinh doanh. Ngoài ra phí giao dịch đối với dịch vụ ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua internet. Bên cạnh đó với dịch vụ ngân hàng điện tử, các bên liên quan có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép khách hàng tiết kiệm đựơc chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán, trao đổi. Với người tiêu dùng thì họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hoá, dịch vụ một cách nhanh chóng. Khi giao dịch qua ngân hàng điện tử khách hàng không phải mang theo nhiều tiền mặt cho nên giảm thiểu được rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn và thời gian kiểm đếm. 1.2 . PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự tăng trưởng về quy mô và gia tăng về thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Hướng đến phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn trên cơ sở 6 nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, gia tăng hiệu quả kinh doanh trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ. 1.2.2. Nội dung phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - Phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử - Phát triển chủng loại sản phẩm dịch vụ - Phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ - Kiểm soát rủi ro đối với các dịch vụ ngân hàng điện tử b. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - Mục tiêu phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử thể hiện ở các chỉ tiêu: + Số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. + Số lượng lắp đặt máy ATM, POS. + Các kênh phân phối và phương thức cung cấp dịch vụ. + Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử. - Mục tiêu phát triển chủng loại sản phẩm dịch vụ thể hiện ở các tiêu chí: + Số lượng các sản phẩm hiện có. + Số lượng các sản phẩm mới chuẩn bị triển khai. - Mục tiêu phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ + Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. + Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Sự hài lòng của khách hàng. + Độ an toàn, bảo mật. - Mục tiêu kiểm soát rủi ro thể hiện qua các tiêu chí: 7 + Tỷ lệ nợ xấu của dịch vụ thẻ + Tỷ lệ thẻ không hoạt động + Tỷ lệ giao dịch không thành công khi sử dụng dịch vụ NHĐT. + Mức độ rủi ro trong việc sử dụng dịch vụ. 1.3 . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.3.1. Các nhân tố bên trong - Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ - Nguồn lực tài chính - Chất lượng nguồn nhân lực - Khả năng cung ứng dịch vụ 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài - Môi trường pháp lý - Môi trường kinh tế xã hội + Sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin + Sự hiểu biết và chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dân + Trình độ và thu nhập của người dân KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1.1. Đặc điểm, tình hình chung của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Bình Định SCB chi nhánh Bình Định là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có trụ sở tại 01 Nguyễn Tất Thành, P.Lý 8 Thường Kiệt, TP Quy Nhơn. Hệ thống tổ chức hoạt động của SCB Bình Định chủ yếu tập trung ở TP Quy Nhơn, chỉ có một đơn vị nằm ngoài TP Quy Nhơn là PGD An Nhơn có trụ sở tại 61 Quang Trung, P.Bình Định, TX An Nhơn, Tỉnh Bình Định. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh a. Lĩnh vực huy động vốn Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh Bình Định. Thông qua việc huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanh như tiếp nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi của dân cư làm cho ngân hàng trở thành trung gian tài chính có mối quan hệ rỗng rãi với đông đảo khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với nhiều chính sách chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất luôn được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và với một thái độ phục vụ tận tâm đến khách hàng, cho đến nay SCB Bình định đã đạt được mức tăng trưởng khá ổn định. Tính đến cuối năm 2013 chi nhánh Bình Định đã huy động được hơn 1000 tỷ đồng. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Bình Định Năm Chỉ tiêu 1. Tổng huy động vốn Năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm 2011 2012 2013 1,135,924 1,052,825 929,630 1,029,340 2. Tốc độ tăng trưởng -7.32% -11.70% 10.76% 3. Phân loại theo đối tượng - Tiền gửi TCKT - XH - Tiền gửi dân cư 82,171 49,524 16,759 12,476 1,053,753 1,003,301 912,871 1,016,864 Nguồn: Báo cáo tài chính SCB
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.