Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định 297 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định 7
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ LỆ CHI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2012 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Đặng Văn Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 01 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp thủy sản đang có những bước tăng trưởng và phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn chủ động khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu chung là chỗ đứng trên thị trường và lợi nhuận. Có lợi nhuận, DN mới có thể tồn tại, mới có thể kết hợp được ích lợi của doanh nghiệp và công nhân viên, có điều kiện để tái sản xuất giản đơn và mở rộng quy mô cho doanh nghiệp. Muốn được như thế, các DN phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng nhiều cách: quản lý chi phí chặt chẽ, sản phẩm của mình đạt chất lượng cao nhưng giá thành hạ thu hút khách hàng... Doanh nghiệp có thể kiểm soát, tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả thì công tác kế toán phải được tổ chức, xây dựng thật chặt chẽ, hợp lý, kịp thời đúng với yêu cầu, nhạy bén với công việc và phải đảm trách được tất cả nhiệm vụ công việc ở bộ phận mình. Tuy nhiên, những thông tin của kế toán tài chính đều mang tính quá khứ, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã qua, nên không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Kế toán quản trị với chức năng cung cấp các thông tin quá khứ, hiện tại và cả tương lai cho các nhà quản lý sẽ là công cụ hỗ trợ tốt cho nhà quản trị trong việc điều hành DN. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ, các Công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào có 2 nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều Công ty. Trong bối cảnh này, các DN chế biến thủy sản tại Việt Nam ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ, chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa học cùng với đặc điểm của ngành ảnh hưởng ít nhiều đến hạch toán chi phí. Hiện nay trong Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định mới chỉ có hệ thống KTTC là tương đối hoàn chỉnh còn hệ thống KTQT thì còn tồn tại nhiều hạn chế. Xét thấy công tác kế toán quản trị chi phí áp dụng vào thực tiễn là việc hết sức quan trọng trong công tác kế toán tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định và cần tìm ra những giải pháp thích hợp để đổi mới phương thức quản lý của Công ty nói riêng và sự phát triển ngành chế biến thủy sản nói chung. Vì lý do trên nên tác giả chọn “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, hệ thống hóa về mặt lý luận các phương pháp kế toán quản trị chi phí trong DN sản xuất. Luận văn nêu thực trạng hệ thống KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. Qua đó phân tích, đánh giá, đưa ra những ưu và nhược điểm của công tác KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. Từ những cơ sở trên, tác giả đề ra các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện công tác KTQT chi phí nhanh, chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định trong việc quyết định các 3 phương án tối ưu cho DN vào thời buổi kinh tế khủng hoảng và cạnh tranh khốc liệt này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn liên quan đến kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. Nêu giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. - Phạm vi nghiên cứu tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định ngoài hoạt động chế biến thủy sản còn có các hoạt động sản xuất nước mắm, nuôi trồng, mua bán thủy sản, xăng dầu…Tuy nhiên hiện nay, giá trị hoạt động chế biến thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy luận văn tập trung vào nghiên cứu và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho hoạt động chế biến thủy sản của Công ty (tại Nhà máy chế biến haỉ sản đông lạnh An Hải). Thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến những năm sắp tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như điều tra phỏng vấn trực tiếp, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu giữa thực tiễn với lý thuyết về KTQT để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong DNSX. 4 Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí ở Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Việc nghiên cứu về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng đã được rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu từ những năm 1990. Bắt đầu từ năm 2000, nhiều tác giả đã nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể của KTQT áp dụng riêng cho các DN kinh doanh dịch vụ và DN sản xuất. Tác giả Đặng Kim Cương (2000) nghiên cứu về “Vận dụng kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp”. Tác giả nêu thực trạng kế toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản để vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức bộ máy, thiết lập trung tâm chi phí, hệ thống chứng từ sổ sách tài khoản, áp dụng phương pháp phân bổ chi phí theo hoạt động, lập dự toán ngân sách của Công ty nhằm cung cấp thông tin kế toán hữu ích kịp thời cho nhà quản trị ra quyết định quản lý. Tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”. Trong luận văn này cũng nêu một số ứng dụng kế toán quản trị các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang áp dụng nhưng cách tập hợp báo cáo, thông tin chưa đủ chính xác, việc phân tích chi phí chưa chú trọng đúng mức nên giảm tác dụng kiểm soát chi phí toàn diện. Tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt 5 Nam”. Luận văn này, tác giả cũng chỉ mới đi vào xây dựng hệ thống đặc thù của các doanh nghiệp dệt, mà thực tiễn và lý thuyết có khi lại có sự chênh lệch chưa lộ diện. Tác giả Lê Mai Nga (2005) với nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán quản trị ở các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng. Luận văn này tác giả cũng chỉ đề cập đến công tác tổ chức KTQT tại một số doanh nghiệp ngành cơ khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị riêng cho ngành cơ khí. Tác giả Dương Tùng Lâm (2005), “Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” - Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng. Luận văn này chủ yếu nghiên cứu KTQT chi phí kết hợp với doanh thu trong doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi. Với luận án “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Thủy (2007). Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án này đang trên đường xây dựng thí điểm mô hình KTQT chi phí trong một số doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, không đi sâu vào hoàn thiện một quy trình cụ thể của ngành. Ngoài ra còn có đề tài nghiên cứu của các tác giả Đoàn Thị Lành (2008) “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt ở Đà Nẵng” - Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2008) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở các Công ty cà phê Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đak Lak”; tác giả Đào Thị Minh Tâm (2009) nghiên cứu về “Kế 6 toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”; tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm (2010) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Viễn thông Quảng Ngãi” Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng; tác giả Lê Thị Huyền Trân (2011) “Kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ” - Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng...Qua các tài liệu trên, cho thấy các tác giả đã nghiên cứu cụ thể việc ứng dụng kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí vào nhiều loại hình doanh nghiệp, không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mà cả các doanh nghiệp sản xuất, bởi tính linh hoạt của kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí là rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng DN. Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã khái quát, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp và đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về công tác kế toán quản trị chi phí áp dụng cho một doanh nghiệp chế biến thủy sản cụ thể nào, trong khi các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và vài năm sau này là đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu... Do vậy, luận văn nghiên cứu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định là một biểu hiện cụ thể đóng góp vào ngành chế biến thủy sản cái nhìn toàn vẹn hơn về chi phí trong ngành ở nước ta hiện nay. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Bản chất, vai trò kế toán quản trị chi phí a. Bản chất kế toán quản trị chi phí Bản chất KTQT chi phí là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh trong sổ kế toán, hệ thống hóa các thông tin theo trình tự dễ hiểu và giải trình quá trình phân tích theo chỉ tiêu cụ thể phục vụ nhà quản lý nội bộ DN quyết định phương án SX kinh doanh. b. Vai trò kế toán quản trị chi phí KTQT chi phí là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về chi phí cho các nhà quản lý, giúp họ thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Vai trò của thông tin kế toán về chi phí với nhà quản trị được biểu hiện qua các chức năng cơ bản là lập dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra - đánh giá việc thực hiện dự toán và ra quyết định. 1.1.2. Sự phát triển của KTQT ở các nước và vận dụng tại Việt Nam a. Sự phát triển của KTQT ở các nước Kế toán quản trị (KTQT) đã hình thành, phát triển nhanh về lý luận, thực tiễn trong các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Quá trình đó vừa tạo nên những điểm chung và khuynh hướng riêng của mỗi DN và ở từng nước: KTQT trong DN ở các nước Châu Âu,KTQT ở Nhật,KTQT ở một số nước k.vực Đông Nam Á. b. Áp dụng kinh nghiệm xây dựng KTQT vào Việt Nam 8 1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DN SẢN XUẤT Chi phí trong doanh nghiệp được xem xét với nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể, chi phí sẽ được phân loại theo các tiêu thức phân loại như sau: 1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Chi phí phát sinh trong các DN SX, xét theo công dụng: a. Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC b. Chi phí ngoài sản xuất gồm hai khoản mục: chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN 1.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận Theo phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại là chi phí sản phẩm (product costs) và chi phí thời kỳ (period costs) 1.2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí a. Chi phí khả biến (Variable costs) b. Chi phí bất biến (Fixed costs) c. Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) 1.2.4. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí tránh được và chi phí không tránh được Chi phí lặn (sunk costs) Chi phí chênh lệch (differential costs) Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.