Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu 314 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu 1 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu 7
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU HUY GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 2: TS. HỒ HỮU TIẾN Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 9 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nóng, nhu cầu vốn để đáp ứng tăng trưởng kinh tế là rất cao, các năm qua dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam liên tục tăng trưởng trên 30% mỗi năm, qua đó càng làm cho nhu cầu tăng trưởng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng trở nên bức thiết. Mục tiêu tăng cường huy động vốn đồng loạt được tất cả các ngân hàng triển khai quyết liệt, huy động vốn trở thành mặt trận chiến lược giữa các ngân hàng. Trong các năm qua, công tác huy động vốn lại chưa được các chuyên gia tài chính ngân hàng đầu tư nghiên cứu tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đó là do việc nhận thức về vai trò của các yếu tố chủ quan tác động đến kết quả huy động vốn chưa đúng mực, và cũng do quan điểm kinh doanh của ban điều hành ngân hàng thường cho rằng nghiệp vụ huy động vốn không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà chỉ có cho vay mới đem lại lợi nhuận. Đây chính là yếu tố làm cản trở cho việc đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc về tăng cường huy động vốn cho một ngân hàng thương mại. Để tăng cường huy động vốn tại mỗi ngân hàng, ở mỗi thời điểm lại phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của ngân hàng và phụ thuộc vào các yếu tố thị trường ở thời điểm hiện tại. Do đó việc nghiên cứu tăng cường huy động vốn của một ngân hàng cụ thể tại một thời điểm cụ thể luôn là duy nhất. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu là một ngân hàng mới tham gia thị trường ngân hàng đô thị từ năm 2006, so với các ngân 2 hàng thương mại hiện có trên thị trường, thì GPBank vẫn còn quá non trẻ. Thương hiệu GPBank chưa được nhiều người biết đến, với xuất phát điểm thấp, nhưng bù lại, GPBank lại có được sức trẻ trong con người và công nghệ mới, để cùng tranh đua với các ngân hàng đàn anh trên thị trường. Với mong muốn được góp một phần vào quá trình nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại GPBank, tác giả thực hiện luận văn này để tổng hợp lại lý thuyết và thực tiễn huy động vốn của GPBank, qua đó đề ra các “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận tăng cường huy động vốn - Nghiên cứu thực trạng GPBank - Đề xuất giải pháp tăng cường HĐV tại GPBank 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu: § Về nội dung: hoạt động huy động vốn của GPBank § Về phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến hết năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; thống kê, điều tra, khảo sát 5. Bố cục đề tài: Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận và ba chương nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng cường huy động vốn tại NHTM Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tại GPBank Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại GPBank 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Đề tài tăng cường huy động vốn ít thu hút được sự quan tâm nghiên cứu, mỗi đề tài thực hiện nghiên cứu về một NHTM cụ thể, trong một giai đoạn kinh tế khác nhau, do đó tuy cách tiếp cận và cơ sở lý luận hầu như là đồng nhất giữa các đề tài, nhưng phần đánh giá thực trạng mỗi ngân hàng là khác nhau, do đặc thù của từng ngân hàng, nên hầu như đề tài chỉ có ý nghĩa sử dụng cho chính ngân hàng được nghiên cứu, và chỉ phù hợp với giai đoạn được nghiên cứu. Việc thực hiện một đề tài nghiên cứu vừa có tính chiến lược cho toàn hàng vừa có tính hướng dẫn thực hiện cho một chi nhánh, sẽ là một đề tài khó, do khả năng có thể tiếp cận cùng lúc trên 2 phương diện: lãnh đạo và thừa hành là rất hạn chế. Ngoài ra công tác huy động vốn thường ít được giới lãnh đạo ngân hàng quan tâm so với công tác tín dụng, do mức độ rủi ro trong nghiệp vụ thấp hơn mảng tín dụng, do tập quán kinh doanh ngân hàng lâu nay là khách hàng tự tìm đến ngân hàng để giao dịch tiền gửi… Kể cả trong các giáo trình nghiệp vụ ngân hàng hiện nay, cũng dành rất ít số trang cho nghiệp vụ huy động vốn. Với GPBank đây là nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ toàn hàng trong một luận văn thạc sỹ. Để thực hiện luận văn này, tác giả cần phải có điều kiện để tiếp cận cơ sở dữ liệu kinh doanh gốc của GPBank trong giai đoạn 2008-2012, do có rất nhiều tài liệu có tính nhạy cảm nên tác giả phải cân nhắc và chọn lọc các dữ liệu được phép công bố hoặc không làm ảnh hưởng đến tính bảo mật trong kinh doanh của GPBank. Đồng thời dữ liệu từ các ngân hàng trên toàn ngành là các dữ liệu đã được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả chỉ là người tổng hợp và phân tổ lại các dữ liệu này cho phù hợp với mục tiêu của đề tài. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHTM 1.1.1 Vốn chủ sở hữu: § Vốn điều lệ § Các loại quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu § Thặng dư vốn cổ phần § Chênh lệch đánh giá lại tài sản § Lợi nhuận chưa phân phối 1.1.2 Vốn huy động tiền gửi: a) Vốn huy động từ dân cư b) Vốn huy động từ tổ chức phi tín dụng c) Vốn huy động từ tổ chức tín dụng 1.1.3 Vốn vay - phi tiền gửi: a) Vốn vay từ NHNN b) Vốn vay các TCTD 1.1.4 Vốn nhận ủy thác - vốn khác a) Vốn nhận ủy thác b) Các khoản phải trả 1.2 NHIỆM VỤ CỦA HĐV TRONG KINH DOANH NH 1.2.1 Nhiệm vụ huy động vốn của NHTM - Huy động nguồn vốn đáp ứng được yêu cầu về lượng và chất cho hoạt động sử dụng vốn của một ngân hàng thương mại. - Tăng trưởng quy mô tài sản. - Duy trì thị phần trên thị trường - Đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN 5 - Là cơ sở tiếp cận khách hàng để bán chéo các sản phẩm khác 1.2.2 Ý nghĩa của công tác huy động vốn - Quyết định chi phí đầu vào của ngân hàng - Thể hiện uy tín thương hiệu của ngân hàng - Thể hiện năng lực kinh doanh của nhân viên ngân hàng 1.3 TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN 1.3.1 Nội dung tăng cường huy động vốn Tăng cường huy động vốn là một quá trình bao gồm nhiều nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau: § Tăng quy mô vốn huy động trong tổng nguồn vốn § Tăng thị phần huy động vốn § Hợp lý hóa cơ cấu vốn huy động § Chi phí huy động vốn bình quân đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng 1.3.2 Tiêu chí đánh giá tăng cường huy động vốn của NHTM a) Mức tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động Là kết quả tất yếu mà tất cả các giải pháp đặt ra phải giải quyết được nhằm tăng trưởng về số dư huy động và tăng trưởng về số lượng khách hàng. Sự tăng trưởng về quy mô thể hiện qua số lượng tăng tuyệt đối qua các kỳ kế toán, và tỷ lệ tăng giữa các kỳ kế toán. b) Mức tăng trưởng thị phần huy động tiền gửi Nguồn vốn từ tiền gửi, luôn là cấu phần quan trọng, trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, và là cơ sở để xác định thị phần giữa các ngân hàng. Tỷ lệ tăng huy động tiền gửi của ngân hàng cao hơn tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn huy động trên thị trường. Mức tăng trưởng thị phần huy động tiền gửi phản ảnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn trên thị trường. 6 c) Tính chất hợp lý của cơ cấu nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động của ngân hàng để tài trợ cho danh mục tài sản theo định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo ngân hàng. Do đó tính chất của nguồn vốn tài trợ cho tài sản nào phải phù hợp với tính chất của tài sản đó. d) Mức độ phù hợp của chi phí huy động vốn đối với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ Về mặt lý thuyết, nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tỷ lệ thuận với chi phí huy động vốn. Ngân hàng sẽ quyết định lựa chọn giữa gia tăng doanh số huy động hay gia tăng hiệu quả hoạt động khi quyết định mức chi phí huy động vốn. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn a) Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng § Các quy định của pháp luật Có 2 loại quy định, đó là: quy định về việc buộc phải huy động đủ một lượng vốn nhất định và quy định về những loại nguồn vốn mà một NHTM không được phép huy động. Các quy định này thường do Chính phủ hoặc đại diện là NHNN đặt ra nhằm mục tiêu đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động liên tục và ổn định. § Tình hình kinh tế trong và ngoài nước Ngân hàng kinh doanh dựa trên khả năng tích lũy và tiêu thụ vốn của nền kinh tế, khi kinh tế suy thoái thì khả năng tích lũy vốn giảm do thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu thụ vốn giảm do nhu cầu tiêu dùng thấp sản xuất đình trệ. Và ngược lại khi nền kinh tế thịnh vượng thu nhập của toàn nền kinh tế gia tăng khả năng tích lũy tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng, kích thích tăng trưởng sản xuất kinh doanh, qua đó làm tăng nhu cầu sử dụng vốn đầu tư. 7 § Chính sách tài khóa của Chính phủ Chính phủ Việt Nam hiện là khách hàng lớn nhất của hệ thống ngân hàng thương mại, khi Chính phủ quyết định tăng cường đầu tư công, cho phép gia tăng bội chi ngân sách, thì một phần nguồn vốn xã hội lại được huy động để phục vụ cho chi tiêu của Chính phủ. Đồng thời khi Chính phủ quyết định tăng cường chi tiêu công sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển và các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để đầu tư mở rộng sản xuất nhằm phục vụ các đơn hàng của Chính phủ. § Chính sách tiền tệ của Chính phủ Với chủ trương mở rộng hay thắt chặc chính sách tiền tệ, Chính phủ điều tiết thị trường ngân hàng theo định hướng đã được xác lập trước, bằng các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu chứng từ có giá dành cho các TCTD với NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, ban hành lãi suất cơ bản để điều phối lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM, quy định cụ thể lãi suất trần và lãi suất sàn đối với tiền gửi và tiền vay… § Sự cạnh tranh của thị trường Các NHTM phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các NHTM khác nhắm vào các yếu tố lãi suất, thương hiệu, mạng lưới, chất lượng dịch vụ, mối quan hệ liên kết,…Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các kênh hấp thụ vốn khác cũng tác động mạnh đến khả năng huy động vốn của ngân hàng, như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, đầu tư vào kim loại quý, đô la,… b) Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng § Thương hiệu của ngân hàng Đối với khách hàng bên ngoài, thương hiệu của ngân hàng là sự bảo đảm cho khả năng thanh toán khi đến hạn chi trả. 8 § Chính sách lãi suất Lãi suất huy động luôn là điều kiện tiên quyết để lựa chọn kênh sử dụng vốn của những người có mục tiêu sử dụng vốn như một khoản đầu tư, đối tượng này thường chấp nhận mức rủi ro cao để được nhận mức lợi tức cao hơn, và thông thường mục tiêu của họ là ngắn hạn. Đối với những người sử dụng vốn như là một khoản tích lũy cho tương lai thì yếu tố lợi tức có thể được xem nhẹ hơn, đó là do những người này có mục đích dài hạn, họ cần một sự đảm bảo cho tương lai, cũng như có thể phòng chống rủi ro từ người nhận vốn, và cũng là do các khoản tích lũy thường có giá trị thấp nên người đầu tư vốn ít coi trọng ý nghĩa của lợi tức nhận được. § Sản phẩm huy động vốn Mỗi thể nhân hay pháp nhân đều có nhu cầu và mục đích khác nhau, do đó ngân hàng nào càng có được hệ thống sản phẩm huy động phù hợp với mục đích và nhu cầu của khách hàng thì mới có thể huy động được vốn, đồng thời cũng là điểm khác biệt để tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường. § Chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng Xu hướng của kinh doanh ngân hàng hiện nay là dựa trên các mối quan hệ. Do đó việc chăm sóc và phục vụ khách hàng là yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển cơ số khách hàng. § Mối quan hệ và liên kết Xu hướng ngày nay các ngân hàng thường tổ chức bán chéo các sản phẩm dịch vụ của mình cho một khách hàng, khi một khách hàng cần vay tiền họ sẽ được ngân hàng tư vấn và đôi lúc là ép buộc sử dụng đồng thời các sản phẩm khác của ngân hàng. Các ngân hàng khai thác tối đa một khách hàng sẳn có để gia tăng doanh số ở các mảng kinh doanh, do công sức để khai thác một khách hàng này nhỏ
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.