Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 629 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 0
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LIKHIT SAETERN NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC Ở TỈNH XAYNHABULY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2016 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Phản biện 1: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 2: PGS. TS Vũ Thanh Sơn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402 nhà A Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi: 14 giờ 00 phút ngày 23 tháng 12 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính quốc gia hoặc trên trang web của Khoa Sau đại học Học viện Hành chính quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong bộ máy hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh là cấp có vai trò quan trọng, vừa là cấp chỉ đạo, điều hành hoạt động của địa phương, vừa là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước từ cấp trung ương. Bộ máy HCNN là quan trọng, song nếu không có đội ngũ công chức thì bộ máy hành chính đó vô hiệu, không thể hoạt động được, đội ngũ công chức mới là nhân tố vận hành sự hoạt động của bộ máy hành chính nói riêng và nền hành chính nói chung, là lực lượng quyết định sự thành công bại hoặc thất bại của nền công vụ. Để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại đòi hỏi đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) phải được đào tạo cả về phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn sâu về quản lý nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết về quản lý hành chính và có kỹ năng thực hành. Không có đội ngũ công chức giỏi chuyên nghiệp thì không thể xây dựng một nền công vụ có chất lượng cao, quản lý nhà nước có hiệu quả. Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước, tỉnh Xay Nha Bu Ly đã rất chú trọng đến chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh. Thực hiện cải cách hành chính nhà nước, tỉnh Xay Nha Bu Ly đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức. Những năm qua, do được quan tâm nên chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng và thái độ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Điều này đã được khẳng định trên 1 thực tế, qua công việc hàng ngày của công chức. Dù vậy, so với yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính năng động, hiện đại và hiệu quả thì chất lượng, năng lực của đội ngũ công chức vẫn còn nhiều hạn chế. Thái độ, đạo đức công vụ cũng là vấn đề đáng quan tâm khi mà công chức còn sách nhiễu người dân, tâm lý ỷ nại, dựa dẫm vẫn còn…. Về năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Về năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm không chỉ gây trở ngại cho việc cải cách hành chính mà còn gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tất cả những hạn chế đó của đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Xay Nha Bu Ly đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức, làm giảm thiện cảm của người dân đối với nền công vụ, làm tổn hại về kinh tế và uy tín của nhà nước. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề một cách khoa học, đưa ra một số giải pháp để có thể cải thiện năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức của tỉnh nên tác giả đã chọn đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn * Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực nói chung của cán bộ, công chức: - Luận văn của Đuông Pha Chăn (2005), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp huyện của tỉnh Sa La Văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Luận văn đã đi và nghiên cứu năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của một huyện cụ thể của Lào. 2 - Tác giả Vũ Huy Từ: “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 76, tháng 5/2002. Tác giả đã nói đến năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, nhưng tiếp cận từ góc độ giải pháp để tăng cường năng lực. Một số giải pháp tăng cường năng lực cho cán bộ cơ sở như nâng cao chất lượng đầu vào (tuyển dụng); thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng… - Tô Thị Kim Hoa: “Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2007. Luận văn đã đề cập đến năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở nhưng là năng lực quản lý, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Đăng Thanh: “Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. Đề tài cũng đề cập đến năng lực quản lý nhưng là năng lực quản lý của chính quyền thành phố thuộc tỉnh. * Nhóm công trình nghiên cứu về năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ công chức dưới khía cạnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hiệu qủa thực thi công vụ: - Luận văn của Khăm Chăn Khăm Vông Chay năm 2006 với đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt tỉnh Phon g Sa Ly”.Luận văn đã đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Phong Sa Ly, trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ này. - Luận văn của Nylaxay Tayphakhanh năm 2010 với đề tài “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ công chức lãnh đạo cấp 3 huyện ở tỉnh Cham Pa Sac, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Luận văn này cũng đi vào đánh giá năng lực của cán bộ, công chức, nhưng tập trung vào đối tượng là cán bộ, công chức cấp huyện thuộc tỉnh. - Oulaphom Lakhonesam, “Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, luận văn Quản lý công, bảo vệ năm 2015. Luận văn tìm hiểu năng lực quản lý của công chức quản lý, chứ không phải năng lực thực thi công vụ của công chức. - Phommalth Sommai, “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ, công chức chủ chốt tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào”, luận văn Quản lý hành chính công, bảo vệ năm 2010. Luận văn nghiên cứu năng lực lãnh đão của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ chủ chốt của tỉnh Viêng Chăn. - Ngô Thành Can, Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính, Bản tin Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, số 1/2013. Bài viết nói về cải cách hành chính nhưng tiếp cận từ góc độ chất lượng thực thi công vụ, đây được coi là chìa khóa thành công của công cuộc cải cách hành chính. - Nguyễn Thanh Thuyên: “Nâng cao năng lực thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2005. Luận văn tìm hiểu năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Bình Phước, nhưng luận văn chỉ đi vào 1 vấn đề của thực thi công vụ đó là năng lực quản lý hành chính nhà nước. 4 - Nguyễn Thanh Cường: “Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công chức cấp huyện nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh từ nay đến hết năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, 2010. Luận văn đề cập năng lực thực thi của công chức nhưng trên cơ sở hiệu quả thực thi của công chức huyện nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh. - Oulaphom Lakhonesam, “Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, luận văn Quản lý công, bảo vệ năm 2015. Luận văn tìm hiểu năng lực quản lý của công chức quản lý, chứ không phải năng lực thực thi công vụ của công chức. Các công trình trên, mỗi công trình nghiên cứu đều thể hiện nội dung về năng lực cán bộ, công chức nhưng góc độ tiếp cận của mỗi công trình là khác nhau. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý, chất lượng quản lý của đội ngũ công chức hoặc đội ngũ công chức lãnh đạo. Tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về năng lực TTCV của công chức cấp tỉnh. Đề tài của tác giả đã đi vào năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức của một tỉnh cụ thể của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp tỉnh và thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly. - Nhiệm vụ: 5 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với khả năng và điều kiện, đặc thù của tỉnh nhằm nâng cao năng lực công chức cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Xay Nha Bu Ly. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tiếp cận và nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan hành chính (CQHC) nhà nước dựa trên các yếu tố cấu thành năng lực, kết quả thực thi công vụ (TTCV). + Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực TTCV của công chức CQHC nhà nước trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly giai đoạn 2011 - 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, điều tra khảo sát thực tế, thống kê, so sánh số liệu, phương pháp chuyên gia trao đổi với một 6 số cán bộ, công chức chủ chốt của một số cơ quan của tỉnh Xay Nha Bu Ly. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lưc thực thi công vụ của công chức CQHC nhà nước, qua đó bổ sung và phát triển lý luận của khoa học quản lý công, khoa học quản lý nguồn nhân lực. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức CQHC nhà nước ở tỉnh Xay Nha Bu Ly, qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền tham khảo để xây dựng chính sách, triển khai những hoạt động cụ thể nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Chương 2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức CQHC nhà nước tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH 1.1. Khái quát về công chức cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh 7 1.1.1. Khái niệm công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Điều 2 của Luật cán bộ, công chức năm 2015 của Lào ghi: Cán bộ - công chức là công dân Lào được bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Xây dựng đất nước Lào và các đoàn thể ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc công tác tại trụ sở đại diện cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài và tổ chức quốc tế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ đó có thể hiểu: Công chức cơ quan HCNN cấp tỉnh là những người được tuyển dụng vào làm việc cho cơ quan HCNN cấp tỉnh, được hưởng lương từ ngân sách của địa phương, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đại diện cho nhà nước cấp tỉnh trong thực thi công vụ thuộc phạm vi một tỉnh. 1.1.2. Vị trí, vai trò công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Công chức cơ quan HCNN cấp tỉnh có vị trí, vai trò chung của người công chức. Công chức là lực lượng trực tiếp của nhiệm vụ quản lý nhà nước, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của cách mạng; là người bảo đảm cho Nhà nước giữ vững được bản chất giai cấp công nhân và Đảng giữ được vị trí cầm quyền. Công chức cơ quan HCNN cấp tỉnh là cầu nối giữa chính quyền địa phương với nhân dân, là nhân tố bảo đảm cho bộ máy cơ quan HCNN cấp tỉnh vận hành thông suốt, có hiệu quả; đảm bảo cho việc quản lý nhà nước ở địa phương theo pháp luật, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức cơ quan HCNN cấp tỉnh là tạo ra nhân tố 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.