Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 27 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 577 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 3
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ THU KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công tác kiểm soát TTHC tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua do Sở Tư pháp tham mưu thực hiện (từ năm 2013 đến tháng 10/2017) đã từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, thể chế, việc kiểm soát TTHC có chuyển theo hướng công khai, minh bạch; cơ chế “một cửa liên thông”, “một cửa hiện đại” tạo nhiều thuận lợi cho tổ chức, công dân trong giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kiểm soát TTHC của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như thời gian giải quyết TTHC còn kéo dài, vượt quá thời gian quy định; công tác rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC chưa được các cơ quan trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên; việc phối hợp giải quyết TTHC giữa các cơ quan còn chậm, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức; hoạt động niêm yết công khai TTHC tại một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đúng quy định; một số người đứng đầu cơ quan chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm soát TTHC. Qua thực tiễn hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là cải cách TTHC và xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua nghiên cứu, tham khảo các sách, đề tài, sổ tay và bài viết cho thấy, công tác cải cách TTHC và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa đã được các tác giả đề cập, phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau và đưa ra nhiều giải pháp để từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên đối với 1 công tác kiểm soát TTHC đây là nhiệm vụ mới được triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay, vì vậy vấn đề về công tác kiểm soát TTHC chưa được đề cập nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị một cách đầy đủ, thấu đáo, đặc biệt là hoạt động kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài về công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh để nghiên cứu là cần thiết trong tình hình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Đề tài nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về hoạt động kiểm soát TTHC dưới góc độ lý luận và xuất phát từ thực tiễn hoạt động này ở tỉnh Quảng Ngãi, qua đó nêu lên kết quả, chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu các văn bản pháp lý về kiểm soát TTHC; hoạt động kiểm soát TTHC của UBND tỉnh Quảng Ngãi do Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi thực hiện từ năm 2013 đến hết năm 2017. Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh nói chung và UBND tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về Chính phủ phục vụ Nhân dân và các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về CCHC. Đồng thời tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp đối chiếu, so sánh. 2 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn tổng hợp và làm rõ hệ thống lý luận về hoạt động kiểm soát TTHC; đưa ra một số nhận định, đánh giá về hoạt động này đối với công tác cải cách TTHC hiện nay. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh nói chung và UBND tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, góp phần đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong công tác CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm soát thủ tục hành chính; Chương 2 Thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi; Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Cơ sở lý luận chung về thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là trình tự và cách thức do văn bản quy phạm pháp luật quy định để các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền hành chính thực hiện những hoạt động cụ thể trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, cung cấp dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành chính trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân nhằm đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong xã hội khi tổ chức thực thi pháp luật. 3 Về mặt lý luận, TTHC có những đặc trưng cơ bản sau: Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các TTHC liên quan;TTHC là công cụ pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao một cách thống nhất, thông suốt, công khai, minh bạch và hiệu quả; TTHC còn là công cụ để các tổ chức, cá nhân trong đó có doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính TTHC có những đặc điểm sau: TTHC được điều chỉnh bằng các quy phạm TTHC, được pháp luật hành chính quy định cụ thể và có tính bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình quản lý hành chính; TTHC diễn ra theo trật tự các bước nhất định; TTHC được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước; TTHC có tính đa dạng và phức tạp. 1.1.3. Phân loại thủ tục hành chính Việc phân loại TTHC được xác định trên những tiêu chí cơ bản sau: theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước; theo công việc của cơ quan nhà nước; phân loại dựa trên tính chất quan hệ công tác. 1.1.4. Vai trò của thủ tục hành chính đối với công tác quản lý hành chính nhà nước TTHC là cơ sở pháp lý quan trọng hình thành nên các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, công cụ để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính; TTHC có vai trò quan trọng trong công tác CCHC, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; TTHC biểu hiện trình độ văn hóa, văn hóa giao tiếp, mức độ văn minh của nền hành chính nhà nước ; 4 TTHC là yếu tố ảnh hưởng chung đến sự phát triển về kinh tế - xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư. 1.2. Tổng quan về công tác kiểm soát thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm về kiểm soát, kiểm soát thủ tục hành chính Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Kiểm soát TTHC có đặc điểm, hoạt động kiểm soát TTHC do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tuân thủ theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ được pháp luật quy định; công tác kiểm soát TTHC mang tính pháp chế, thể hiện tính chất quyền lực nhà nước, có nội dung rộng, toàn diện với những nhiệm vụ khác nhau như: tham gia ý kiến đối với quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; thẩm định TTHC; rà soát, đánh giá và đơn giản hóa TTHC; công bố, công khai TTHC; kiểm tra công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC. 1.2.2. Vị trí và vai trò của công tác kiểm soát thủ tục hành chính Thứ nhất, kiểm soát TTHC bảo đảm tính chặt chẽ của hệ thống TTHC. Thứ hai, kiểm soát TTHC là giải pháp hữu hiệu để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ cải cách TTHC. Thứ ba, hoạt động kiểm soát TTHC tạo cơ sở cho mọi TTHC được công khai, minh bạch và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC. 5 Thứ tư, kiểm soát TTHC giúp cho cơ quan hành chính nhà nước các cấp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thứ năm, kiểm soát TTHC có thể huy động các cấp, các ngành và Nhân dân cùng chung tay cải cách TTHC. 1.2.3. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính Giữa CCHC với cải cách TTHC và kiểm soát TTHC luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau; nhiệm vụ cải cách TTHC là một trong những nội dung của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 20112020. Muốn cải cách được TTHC đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm soát TTHC; hoạt động kiểm soát TTHC là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, từ khâu soạn thảo văn bản QPPL cho đến việc tổ chức thực hiện, rà soát, đánh giá TTHC và kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC. Vì vậy, có thể khẳng định kiểm soát TTHC là phương thức để thực hiện cải cách TTHC. 1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính và nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính Một là, kiểm soát TTHC phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, CCHC; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC. Hai là, kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực 6 hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. Ba là, kiểm soát TTHC được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC. Việc quy định TTHC phải đảm bảo các nguyên tắc: đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC. 1.2.5. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh 1.2.5.1. Nhiệm vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Thứ nhất, tham gia ý kiến đối với quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Việc lấy ý kiến đối với quy định TTHC trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL được xem là một công đoạn bắt buộc trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC; được tiến hành trước khi gửi thẩm định và trách nhiệm thuộc về cơ quan chủ trì soạn thảo. Được xem là hoạt động chuyên môn; người tham gia ý kiến phải căn cứ quy định pháp luật, dựa trên kiến thức chuyên môn về TTHC, kiểm soát TTHC và kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra đánh giá, nhận xét và quan điểm đồng ý hay không đồng ý với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL. Thứ hai, thẩm định quy định về thủ tục hành chính 7 Theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, việc thẩm định quy định về TTHC được giao cho Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu thực hiện trên cơ sở đã có văn bản tham gia ý kiến về quy định TTHC của cơ quan kiểm soát TTHC. Nội dung thẩm định quy định TTHC phải đảm bảo các nguyên tắc theo Điều 7 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thứ ba, đánh giá tác động của quy định thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính Đánh giá tác động của TTHC được tiến hành theo các tiêu chí về sự cần thiết của TTHC, tính hợp lý, hợp pháp của TTHC và các chi phí tuân thủ TTHC. Việc đánh giá tác động của TTHC do cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện, dựa trên từng biểu mẫu theo hướng dẫn của Phòng kiểm soát TTHC. Đối với công tác rà soát, đánh giá TTHC nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những TTHC không cần thiết, không phù hợp. Thứ tư, công bố và công khai thủ tục hành chính Việc thực hiện công bố TTHC phải đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn quy định; công bố TTHC phải được thực hiện trước khi công khai TTHC và phải theo quy trình chặt chẽ để bảo đảm độ chính xác, tin cậy của các TTHC được công bố; TTHC phải được công bố dưới hình thức quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Thứ năm, tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền phản ánh, kiến nghị về TTHC và thực hiện TTHC. Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.