Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài 244 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài 1 Lượt đọc Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài 0
Đánh giá Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CAO THỊ MỸ PHÚ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH Phản biện 1: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 2: TS. HÀ THANH VIỆT Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 26 tháng 01 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào ngành tài chính ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Tuy nhiên, do đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ. So với các chi nhánh khác trong hệ thống, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh KCN Phú Tài tuy tham gia vào lĩnh vực ngân hàng điện tử muộn hơn, nhưng bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Song, thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Phú Tài vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Trương Bá Thanh, tôi đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh KCN Phú Tài” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh KCN Phú Tài - Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh KCN Phú Tài. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh KCN Phú Tài. - Phạm vi nghiên cứu: o Về mặt lý luận: Luận văn tập trung tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, thực chất là các dịch vụ tiện ích của các NHTM hiện đại với sự ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông. o Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh KCN Phú Tài trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập và xử lý trong thời gian từ năm 2009 đến 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung nghiên cứu nói trên đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, phương pháp toán, thống kê, phương pháp so sánh và các phương pháp khác. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương như sau : - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. - Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Phú Tài. 3 - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Phú Tài. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn sử dụng một số kết quả nghiên cứu dưới đây để làm nền tảng lý luận và minh chứng cho những nhận định được trình bày trong luận văn. Cụ thể như sau: 1. “ Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng”, năm 2012, tác giả Hồ Diễm Thuần. 2. “ David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu này phần nào đã trình bày được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, là nền tảng lý luận cho luận văn. 3. “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Đà Nẵng”, năm 2011, tác giả Lê Thị Triều Thúy. Nghiên cứu đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản và đưa ra một số giải pháp về Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. 4. “Bảo mật và an toàn thông tin - Một trọng tâm trong lĩnh vực phát triển CNTT ngân hàng”, năm 2008, Tạp chí ngân hàng thông qua cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Xuân - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng. 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm tổng quát nhất về Ngân hàng điện tử hay chính xác hơn là các dịch vụ ngân hàng điện tử có thể được diễn đạt như sau: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là EBanking) là các dịch vụ ngân hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. [1],[2] 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử - Giai đoạn 1: Quảng cáo trên Internet (Brochure-ware) là giai đoạn đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. - Giai đoạn 2: Tra cứu thông tin hay vấn tin tài khoản qua mạng ( Internet Banking information) - Giai đoạn 3: Hoạt động ngân hàng qua Internet (Internet Banking) - Giai đoạn 4: Dịch vụ ngân hàng điện tử e-bank (Electronic Banking) 1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Một số dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại đang được ứng dụng hiện nay: - Thanh toán qua POS - Dịch vụ cung cấp qua ATM - Home Banking - Phone Banking 5 - Mobile Banking - Internet Banking 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ NHĐT là sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ ngân NHĐT và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử Các chỉ tiêu phản ánh về mở rộng quy mô dịch vụ NHĐT là: - Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ - Doanh số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử - Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử, tỷ trọng thu từ hoạt động ngân hàng điện tử trên tổng thu nhập ngân hàng. - Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử. - Tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu nói trên b. Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm Các chỉ tiêu phản ánh về hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng, tốc độ gia tăng thị phần, sự phát triển của hệ thống ATM, điểm bán hàng chấp nhận thẻ (POS). c. Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải lưu tâm đến 6 những tiêu chí sau: - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng - Độ thoả mãn của khách hàng: - Độ chính xác d. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử Độ an toàn của dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: An toàn đối với số tiền trong tài khoản, an toàn trong thanh toán cho khách hàng.v.v.. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài a. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. b. Môi trường công nghệ Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với các ngân hàng.. c. Môi trường kinh tế - xã hội Các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cư, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,...sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. 7 d. Thói quen dùng tiền mặt của người dân Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. e. Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng chưa mặn mà với việc chấp nhận thanh toán qua thẻ Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe... đều không ưa chuộng POS cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố bên trong a. Yếu tố hạ tầng kỹ thuật Ở Việt Nam hiện nay mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất.. b. Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực Vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. c. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro. . 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI 2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH PHÚ TÀI 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Tài Vietinbank Phú Tài là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Vietinbank chi nhánh Phú Tài được cấp giấy đăng ký kinh doanh số 0100111948133 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 14/11/2003 có trụ sở tại 218 Lạc Long Quân – TP. Quy Nhơn – tỉnh Bình Định. Hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cho vay, tài trợ thương mại, dịch vụ chuyển tiền chuyển tiền, thẻ ATM, mua bán ngoại tệ... 2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh Phú Tài được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ một thủ trưởng . Hệ thống tổ chức hoạt động của Vietinbank - Chi nhánh Phú Tài trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh, có Phòng giao dịch hoạt động ở các Thị trấn huyện. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh a. Hoạt động huy vốn Về lĩnh vực huy động vốn: bằng chính sách luôn tăng cường chăm sóc khách hàng, thường xuyên thực hiện các chương trình
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.