Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 443 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 2 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 129
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI THỊ HẢI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỊA DANH HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỨC LUẬN Phản biện 1: TS. T rương Thị Nhàn Phản biện 2: PGS. TS. Trương Thị Diễm . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 12 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một giáo viên vùng cao, muốn vận động các em đến trường thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây là vấn đề không thể thiếu. Đặc biệt, trước tình hình cán bộ và người dân gọi và viết tên làng, tên nóc… mắc rất nhiều lỗi và viết một cách tùy tiện. Với đề tài này sẽ đưa ra một vài đề xuất để viết địa danh. Và việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần tìm thấy ý nghĩa, truyền thống, lịch sử văn hóa của huyện Nam Trà My. Đó là lý do khiến tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ địa danh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nguồn gốc, những biến đổi và ý nghĩa của các địa danh trên địa bàn huyện Nam Trà My, chú ý đặc biệt đến các địa danh gắn với phong tục tập quán và gắn với những sự kiện lịch sử có giá trị lịch sử, văn hóa trên huyện Nam Trà My. Và có quy định thống nhất trong cách ghi địa danh Nam Trà My. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi của đề tài là nghiên cứu đặc điểm các địa danh trên địa bàn huyện Nam Trà My. Đề tài chỉ giới hạn trong các địa danh tự nhiên chính là: sông và suối, thác, dốc, thung lũng, núi, hố; đối với địa danh nhân tạo thì giới hạn trong phạm vi địa danh chỉ: châu, quận, huyện, xã, thôn, nóc, làng, tổ, cầu, tràn, đường, khu dân cư, trường, khu căn cứ, mật khu, cầu treo, thị trấn, chợ (bao gồm cả địa danh hành chính hiện hành và địa danh hành chính không còn hiện hành). 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa danh huyện Nam Trà My, các địa danh đã và đang tồn tại trên địa bàn huyện này. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các phương pháp nghiên cứu chính Phương pháp tiếp cận tổng thể, phương pháp lịch sử, cụ thể, phương pháp điền dã, phương pháp thống kê, hệ thống hóa 4.2. Các cách tiếp cận chính Tiếp cận từ các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu địa danh. Tiếp cận từ thực tế điền dã. Bên cạnh đó còn tham khảo những kinh nghiệm sưu tầm, những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh. 5. Bố cục của đề tài Luận văn chia làm ba phần: ngoài phần dẫn luận, kết luận, phần chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và khái quát địa danh huyện Nam Trà My Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Nam Trà My Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa địa danh huyện Nam Trà My 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA DANH HUYỆN NAM TRÀ MY 1.1. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH 1.1.1.Khái niệm địa danh và địa danh học a. Khái niệm địa danh Có thể hiểu địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên hay nhân tạo do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đây là đối tượng khảo cứu của chúng tôi trong luận văn này. b. Địa danh học 1.1.2. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học Vị trí của Địa danh học trong Ngôn ngữ học 4 1.1.3. Phân loại địa danh a. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài Nêu một số cách phân loại của nhà nghiên cứu Pháp, Nga như: A.Dauzat, Ch.Rostaing, G.P. Smoliennaja và M.V. Gorbanevskij, A. V. Superanskaia… Cách phân loại của các nhà nghiên cứu trên đây mới nhìn vào có vẻ khá hợp lý. Tuy nhiên hai nhà nghiên cứu Pháp, một người dựa trên ngữ nguyên, một người dựa vào nội dung của nó để phân loại. Do vậy mà cách phân loại của họ thiếu tính khái quát. Còn với hai nhà nghiên cứu Nga thì cách phân loại khá chi tiết và đầy đủ. Nhưng khi phân loại họ lại chưa chú ý đến các công trình dân sinh và xây dựng nhân tạo khác như cầu, cống, đập…mà đây là một trong những công trình đánh dấu sự tiến bộ của loài người và để lại dấu ấn văn hóa của các dân tộc. b. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam Đưa ra một số cách phân loại của các nhà nghiên cứu Việt Nam: Trần Thanh Tâm, Nguyễn Văn Âu, Còn với Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường… c. Quan niệm của tác giả luận văn * Căn cứ vào loại hình: - Địa danh thiên nhiên, gồm các loại địa danh sau: +Sơn danh: núi, thung lũng, dốc +Thủy danh: sông nước, hố, thác - Địa danh nhân văn, gồm các loại địa danh sau: + Địa danh hành chính; + Địa danh các công trình dân sinh; + Địa danh các công trình di tích lịch sử, văn hóa. * Căn cứ theo ngữ nguyên ta có: 5 - Địa danh có nguồn gốc thuần Việt; - Địa danh có nguồn gốc Xê Đăng; - Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp. * Căn cứ theo số lượng âm tiết ta có: - Địa danh đơn tiết; - Địa danh phức. 1.2. LÝ THUYẾT VỀ TỪ NGỮ 1.2.1. Khái quát về từ Dẫn ra một số khái niệm về từ của một số nhà nghiên cứu để làm cơ sở lý thuyết cho việc phân tích địa danh. Ví dụ: A. May-YêV, M.Solneev,Hồ Lê, Nguyễn Kim, Hoàng Phê, Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Hữu Châu 1.2.2. Khái quát về ngữ Dẫn các khái niệm của Đỗ Thị Kim Liên về các loại cụm từ sau: Cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị, cụm chính phụ. 1.3. KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, SẮC THÁI VĂN HÓA HUYỆN NAM TRÀ MY 1.3.1. Địa lý tự nhiên Huyện Nam Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý Địa hình của huyện khá phức tạp hầu hết là đồi núi, núi ở đây dốc và nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Huyện Nam Trà My nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Đất đai của Trà My có nhiều nhóm. 1.3.2. Địa lí hành chính Vào thời kỳ các vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị. Đến thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc 6 Tượng quận (214 đến năm 205 trước công nguyên), đời nhà Hán thuộc Tượng Lâm (từ năm 206 đến năm 192 sau công nguyên) và từ năm 192 đến cuối thế kỷ XIV thuộc vương quốc Chămpa. Vào thời nhà Hồ (1400-1407), Vùng đất Trà My thuộc Châu Thăng. Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng NamVùng đất Trà My thuộc phủ Thăng Hoa. Ngày 19.3.1947, ta thành lập châu Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay. Tháng 6.1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My được hợp nhất thành huyện Trà My. Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia tách huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay 1.3.3. Vài nét về nguồn gốc dân cư và sắc thái văn hóa của huyện Nam Trà My a. Nguồn gốc dân cư Hiện tại dân số toàn huyện là 24.511 người (tính đến thời điểm tháng 9/2010), chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Xê Đăng chiếm 35,40%, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn Khơ Me của chủng người Nam Đảo, là một tiểu chủng sống lâu đời ở khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên của Đông Nam Á. Người Ca Dong chiếm 54,49% là một nhóm địa phương của dân tộc Xê đăng, Chiếm 0,09% dân số toàn huyện, sống ở các xã vùng thấp đó là người Cor. Bhnoong là một nhóm tộc người thuộc dân tộc Giẻ Triêng chiếm 7,11% sống chủ yếu ở Trà Leng. Số lượng người Kinh ở huyện chiếm 2,84%, dân số toàn huyện, sống chủ yếu ở thị trấn Tắk Pỏ. Thực tế vẫn chưa có một văn bản nào công nhận nhóm 7 người Ca Dong là một dân tộc độc lập. Do vậy, trong suốt luận văn, tôi chỉ dùng tên Xê Đăng để gọi khi nói về dântộc thiểu số ở Nam Trà My. Và nhắc đến Ca Dong khi phân tích yếu tố địa phương có trong địa danh Nam Trà My. b. Sắc thái văn hóa Người Xơ Đăng chỉ “ngủ” ở lưng chừng núi. Đó là không gian họ được quyền sở hữu mà không xâm hại đến các thế giới khác cần được sự tôn trọng. Tên làng thường được đặt theo tên người đứng ra lập làng, theo những đặc điểm tự nhiên trong vùng (làng Cây Chong, làng Cây Đa,…) Trước đây, vai trò chủ đạo trong sinh hoạt sản xuất gia đình do người phụ nữ đảm trách, vai trò, vị trí người phụ nữ trong nhà cao hơn người đàn ông. Đặc biệt, gia đình đồng bào Ca Dong rất quý trọng người con trai về ở rể. Đồng bào Ca Dong không tự dệt vải để làm trang phục chính của mình. Đàn ông thường đóng khố, cởi trần, vào những mùa giá lạnh thì khoác thêm tấm choàng. Phụ nữ, con gái mặc váy ống còn gọi váy chui và yếm che ngực. Đồ trang sức của người Ca Dong thông dụng nhất là vòng bạc, vòng đồng, chuỗi cườm đá... Khi nói đến lễ hội của người Ca Dong thì phải nói đến các lễ hội như lễ hội đâm trâu huê, lễ hội cúng lúa mới và tục cúng máng nước. Đây là những nét đặc trưng trong văn hóa của người Ca Dong. 1.4. TIỂU KẾT Trong chương 1, luận văn tập trung trình bày các cơ sở lý thuyết, các khái niệm cơ bản để làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu địa danh và địa danh học. Và trình bày về vấn đề địa lý, hành chính và văn hóa và dân cư ở huyện Nam Trà My. 8 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH HUYỆN NAM TRÀ MY 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH NAM TRÀ MY XÉT THEO LOẠI HÌNH Bảng 2.1: Kết quả thu thập địa danh huyệnNam Trà My xét theo loại hình Số lượng Địa Tiêu chí Loại hình Thiênnhiên Sơn danh Thủy danh Đơn Tổng danh 112 vị hành chính Nhânvăn Công trình dân sinh 353 Di tích lịch sử, văn hóa Tổng 465 Địa danh không còn Tỷ lệ (%) tồn tại tồn tại 30 0 6,45 0 82 0 17,64 0 238 59 51,18 12,69 53 0 11,40 0 1 2 0,21 0,43 404 61 86,88 13,12 100 24,09 75,91 Dưới đây là chi tiết loại hình địa danh: 2.1.1. Địa danh thiên nhiên 2.1.2. Địa danh nhânvăn 2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH NAM TRÀ MY XÉT THEO NGỮ NGUYÊN 2.2.1.Địa danh có nguồn gốc thuần Việt Kết quả thu được 121 địa danh (26,02%) trong đó:
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.