Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 508 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 5
Đánh giá Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRƢỜNG SƠN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2016 Luận văn đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: …………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………. Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng …..nhà ….. Hội trƣờng bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …..h ……phút ngày …. tháng ….. năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, một trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn bán hàng giả. Những hoạt động này không những ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà còn làm ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, của toàn xã hội, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà nƣớc và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Trƣớc nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nƣớc. Để quản lý vấn đề này, nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tuy vậy, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống hàng giả và gian lận thƣơng mại thời gian qua cho thấy rằng, quy định pháp luật về phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về hàng giả còn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, gây khó khăn cho việc phát hiện, chứng minh vi phạm, thủ tục xử phạt còn phức tạp, thiếu cơ chế đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, nên hiệu quả răn đe thấp, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả đạt kết quả không tƣơng xứng với kỳ vọng và thực tiễn đòi hỏi. Để tìm hiểu một cách có hệ thống từ phƣơng diện lý luận đến thực tiễn về công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan tới đề tài luận văn, có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau đã đƣợc công bố, có thể kể tới nhƣ: - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội; - TS. Vũ Thƣ (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội; Liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề tài khoa học Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Phó tiến sĩ luật học Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ 1 Luật học: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống năm 2001 của Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay năm 1998 của Đỗ Thị Lan. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Mạnh Cƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua khảo sát, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Do vậy, từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hàng giả, buôn bán hàng giả, trách nhiệm hành chính, xử lý vi phạm hành chính, trên cơ sở thực tiễn công tác, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên một địa bàn cụ thể là quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, pháp lý về hàng giả, buôn bán hàng giả; - Hệ thống hóa quy định pháp luật hiện hành về xử lý lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả; - Phân tích và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thời gian qua; - Xác lập nội dung các quan điểm, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm của cơ quan quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội, cụ thể là Đội quản lý thị trƣờng số 2 – Chi cục Quản lý thị trƣờng, thuộc Sở Công thƣơng Thành phố Hà Nội. 2 Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; giai đoạn 2010-2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào nghiên cứu vấn đề khoa học xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu khoa học xã hội là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp quan sát thực tiễn (qua quá trình công tác) với khát quát hóa. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng giả. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng dạy, sinh viên trong các trƣờng đại học luật, đại học hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời quan tâm, nghiên cứu về xử phạt hành chính về hàng giả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng, gồm: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Chƣơng 2: Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội. 3 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 1.1.1.1. Vi phạm hành chính Dƣới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật đƣợc cấu thành bởi các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đƣa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [38]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính đƣa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, Xử phạt vi phạm hành chính là việc ngƣời có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, thì có thể đƣa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính nhƣ sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng chống hàng giả mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 4 Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) về buôn bán hàng giả theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ. 1.1.3. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả Ở phương diện thứ nhất, là các quy định pháp luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau: Thứ nhất, quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (dạng Nghị định), và Bộ ban hành (dƣới dạng Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định). Trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay ở nƣớc ta, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề chung nhất về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính,.... Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả luôn đƣợc hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Đây cũng là quy luật tất yếu của pháp luật. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở tầm các Nghị định theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm. Ở phương diện thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm hành chính về buôn bán hàng giả đối với chủ thể vi phạm. Thứ nhất, hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, do các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả trong đời sống. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện là Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xử phạt còn đƣợc giao trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra ngành công thƣơng,... Thứ hai, hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà nƣớc, từ quyền năng đƣợc phân giao, nhân tài vật lực, phƣơng tiện, con ngƣời, tài chính,.... Thứ ba, hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả phải tuân theo những nguyên tắc và thủ tục đƣợc quy định (thủ tục hành chính về xử phạt hành chính về hàng giả). 5 1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNG GIẢ 1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả Dƣới góc độ pháp lý, vấn đề hàng giả lần đầu tiên đƣợc đề cập kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [46] . Bộ luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất đƣợc ban hành vào năm 1985 [28] quy định Tội làm hàng giả, Tội buôn bán hàng giả tại Điều 176, thuộc nhóm Tội kinh tế. Mặc dù có quy định chi tiết hơn, có chế tài nghiêm khắc hơn Điều 5 của Pháp lệnh năm 1982, Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 1985 không đƣa ra định nghĩa về hàng giả. Văn bản pháp quy đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 10/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐCP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Một trong những quan điểm quan trọng xuyên suốt Nghị định 185/2013/NĐ-CP là các quy định trong Nghị định đều nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, hiện nay, văn bản trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất và buôn bán hàng giả là Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). 1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt Theo quy định hiện hành, các đối trƣợng thuộc diện bị xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả gồm: “1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam. 6 2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam.” (Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2014). 1.2.3. Hành vi vi phạm - Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng: quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả: quy định tại điểm h khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ: Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ và biện pháp xử lý đƣợc quy định theo các văn bản về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nghị định 185 chỉ quy định viện dẫn. 1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả - Các hình thức phạt chính + Hình thức cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185, hình thức này không đƣợc áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định 99/2013/NĐCP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. + Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định 185 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. - Hình thức phạt bổ sung + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ đƣợc áp dụng đối với loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành 7 chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). + Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hƣởng đến môi sinh, môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội; + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trƣờng hợp loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo; + Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện đƣợc các biện pháp này; + Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đƣợc áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lƣu thông trên thị trƣờng [23]; + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tạiĐiều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời vi phạm có thu lợi bất hợp pháp. + Các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định 185. 1.2.5. Thẩm quyền xử phạt Vấn đề thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành đã đƣợc xác định tại Nghị định số 185, nhƣng theo hƣớng viện dẫn tới Luật XLVPHC năm 2012, thì đến lần sửa đổi năm 2014, Nghị định 185 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền của những ngƣời thuộc các lực lƣợng chức năng nêu trên, bằng cách sửa đổi Điều 103, bổ sung thêm các điều là: Điều 103a (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân), Điều 103b (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Hải quan), Điều 103c (Những ngƣời có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng), Điều 103d (Những ngƣời có thẩm quyền của Cảnh sát biển) và Điều 103đ (Những ngƣời có thẩm quyền của Thanh). Các quy định này đã quy định rõ về thẩm quyền, tạo thuận lợi cho việc phát hiện nhanh và xử lý kịp thời vi phạm, không bị chồng chéo, hoặc bỏ lọt vi phạm. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.