Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 7 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 323 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 8
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) Nguyễn Thị Hương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự; Mã số: 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Khắc Hải Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật hình sự; Tội cướp tài sản; Pháp luật Việt Nam; Bộ luật hình sự Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá - hiện đại hoá hiện nay, phải thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường đã mang lại những lợi ích to lớn về mọi mặt như kinh tế, đời sống, xã hội cho nhân dân… Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn luôn có những mặt trái của nó. Hiện nay tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng đáng báo động, diễn biến của các loại tội phạm rất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, tổ chức băng đảng, ổ nhóm, đặc biệt nhóm tội xâm phạm về sở hữu mà nổi cộm là cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… xảy ra liên tiếp và không ngừng gia tăng. Chỉ riêng địa bàn huyện Từ Liêm trong 10 tháng đầu năm 2013, Cơ quan điều tra Công an huyện Từ Liêm đã khởi tố 242 vụ /312 bị can tội xâm phạm về sở hữu trong đó cướp tài sản 24 vụ /33 bị can. Một số vụ đối tượng sử dụng hung khí nguy hiểm đe doạ nạn nhân để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho nhiều người, nhiều vụ không thu hồi được tài sản trả chủ sở hữu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình, an ninh, trật tự xã hội, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Xét về lịch sử luật hình sự Việt Nam, tội cướp tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy định và xét xử theo Luật hình sự khá sớm và hiện nay được quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên trong lý luận và thực tiễn có những nhận thức khác nhau về các dấu hiệu của tội phạm này dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn chưa chính xác và kém hiệu quả. Để đảm bảo truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội thì việc nghiên cứu, phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản về tội cướp tài sản là cần thiết để áp dụng quy phạm này vào thực tiễn xét xử đạt hiệu quả cao đồng thời qua hoạt động xét xử phát hiện những điểm còn vướng mắc, những mặt tồn tại, hạn chế từ đó có những giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng xét xử là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc sĩ luật học để nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề trên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Là một trong những tội phạm khá phổ biến và được quy định từ rất sớm trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Hiện nay đã có những công trình nghiên cứu về tội cướp tài sản ở những cấp độ khác nhau như: khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học và ở những khía cạnh khác nhau như: tội phạm học, khoa học luật hình sự, lý luận và thực tiễn,...Cụ thể: Nhóm thứ nhất, đó là giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo, bình luận khoa học như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Chương XX: Các tội xâm phạm sở hữu, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân (2001) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001) do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên (tái bản năm 2003, 2007); Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2001); Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân (2007) của Tập thể tác giả PGS.TS. Phùng Thế Vắc; TS. Trần Văn Luyện; LS. Thạc sỹ. Phạm Thanh Bình; TS. Nguyễn Đức Mai; Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Đại; Thạc sỹ Nguyễn Mai Bộ; Bình luận khoa học BLHS phần các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (2006) của Th.s Đinh Văn Quế - Chánh án Tòa Hình sự, TANDTC; Sách chuyên khảo sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2005) của GS. TSKH Lê Văn Cảm; Định tội danh (Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2011) của GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS. Trịnh Quốc Toản; Sách chuyên khảo Vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, Nxb Tư Pháp (2006) của tác giả Lê Thị Kim Chung,…. Hầu hết những tài liệu khoa học trên có phạm vi nghiên cứu rộng, bao quát nhiều vấn đề về tội phạm nói chung trong khoa học luật hình sự Việt Nam mà chưa có một công trình nghiên cứu riêng về tội cướp tài sản. Nhóm thứ hai, đó là luận án, luận văn, bài viết và đề tài khoa học như: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Chí (2000); Đấu tranh phòng chống tội Cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ của Đỗ Kim Tuyến (2001); Đấu tranh phòng chống các tội cướp tài sản ở nước ta hiện nay, Luận án cao học của Tào Thị Hoàng Yến (1997) và một số luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Đình Hải về Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, năm 2012; Trần Thị Phường về Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 – 2010, năm 2011; Võ Minh Tiến về Đấu tranh phòng chống tội Cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2006; Hồ Phước Linh về Phòng ngừa tội Cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2011; Đặng Quang Dũng Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong luật hình sự Việt Nam năm 2010,... Bên cạnh đó có một số bài viết trên các báo, tạp chí như: Một số trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm trong tội cướp tài sản, Đặng Văn Phượng - Tạp chí Tòa án nhân số 17/2008, tr 37 – 40; Tội cướp tài sản, Mai Bộ - Tạp chí Tạp chí Tòa án nhân số 3/2007, tr 8 – 13; Tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam, Phạm Văn Báu – Tạp chí Luật học số 10/2010, tr 3 – 9; Về hậu quả chết người ở tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự hiện hành, Phạm Văn Beo Tạp chí Tạp chí Tòa án nhân số 14/2013, tr 13 – 14, 24;…. Nhìn chung những luận án, luận văn và các bài viết trên đã đề cập đến một khía cạnh nào đó của tội cướp tài sản như vấn đề trách nhiệm hình sự, định tội danh, dấu hiệu định khung, đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội cướp tài sản cũng như thực tiễn xét xử tội cướp tài sản trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013. Vì vậy tác giả chọn đề tài tài “Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)” để nghiên cứu chuyên sâu về một loại tội phạm cụ thể cũng như áp dụng chế định này vào trong thực tiễn xét xử. Những vướng mắc, tồn tại trong việc áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục đích: Luận văn có mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận cũng như các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với tội Cướp tài sản, cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, đặc điểm pháp lý hình sự của tội phạm này, làm sáng tỏ những ưu điểm, những tồn tại khi áp dụng vào trong thực tiễn xét xử và đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện một Điều luật cụ thể, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng và Hà Nội nói chung. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam. Thứ hai: Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam. Khái niệm tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự một số nước trên Thế giới. Thứ ba: Qua thực trạng pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội cướp tài sản, từ đó phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội cướp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn huyện Từ Liêm,thành phố Hà Nội. Thứ tư: Những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng Điều luật vào thực tiễn để giải quyết loại án này trong những năm gần đây và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xét xử. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu liên quan đến tội cướp tài sản dưới góc độ luật hình sự và tội phạm học như: khái niệm, dấu hiệu pháp lý hình sự, thực trạng pháp luật hiện hành, thực tiễn xét xử tội cướp tài sản và những vướng mắc, tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét xử tội cướp tài sản trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn Phạm vi: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133, Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) dưới góc độ pháp luật hình sự, đồng thời luận văn cũng đề cập đến một số văn bản pháp luật khác liên quan đến Tội cướp tài sản như Pháp lệnh, Thông tư, Nghị quyết. Thời gian nghiên cứu: Luận văn sử dụng số liệu xét xử sơ thẩm về tội cướp tài sản trên địa bàn huyện Từ Liêm và toàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách hình sự, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn là sự học hỏi và kế thừa những thành công của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, Xã hội học, Luật hình sự,… cũng như các bình luận khoa học, bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp của tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu kết hợp với các tri thức khoa học của các ngành khoa học tương ứng để nghiên cứu luận văn nhằm đạt được mục đích đặt ra. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn Luận văn nghiên cứu tương đối cụ thể và có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam cũng như thực trạng áp dụng điều luật vào trong thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Từ Liêm cũng như toàn thành phố Hà Nội. Về mặt lý luận, luận văn đã giải quyết một số vấn đề như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cướp tài sản, lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật về tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam cũng như khái niệm, đặc điểm về tội cướp trong luật hình sự một số nước trên thế giới. Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích tình hình xét xử tội cướp tài sản trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung giai đoạn 2008 – 2013. Qua đó, chỉ ra được những vướng mắc, tồn tại của pháp luật, những nguyên nhân, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn đời sống ở một địa bàn trọng điểm của cả nước đó là thủ đô Hà Nội. Từ những tồn tại trên, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về tội cướp tài sản, cũng như một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả xét xử loại tội phạm này trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn trong đó giải quyết một số vấn đề chuyên sâu về một tội phạm cụ thể và đang có biểu hiện gia tăng trong giai đoạn hiện và đặc biệt áp dụng vào trong thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và cụ thể về tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam, góp phần hoàn thiện lý luận các quy định về tội cướp tài sản dựa trên kết quả xét xử ở thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, để thấy được những mặt còn tồn tại, nguyên nhân và những giải phải khắc phục nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Và trong một khía cạnh nhất định nào đó, thì kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học, các cán bộ giảng dạy, các nghiên cứu sinh, học viên chuyên ngành Tư pháp hình sự. Đồng thời góp một phần vào việc áp dụng quy phạm pháp luật vào trong thực tiễn. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội cướp tài sản trong giai đoạn hiện nay. References 1. Phạm Văn Báu (2010), “Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (10). 2. Phạm Văn Beo (2013), “Về dấu hiệu hậu quả chết người ở tội cướp tài sản trong BLHS hiện hành”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (14). 3. Thái Chí Bình (2013), “Một vài ý kiến về dấu hiệu chiếm đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt”, (Tòa án nhân dân Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=29521757&article_details 4. Mai Bộ (2007), “Tội cướp tài sản”, Tạp chí Toà án nhân dân, (02). 5. Lê Văn Cảm (1999), “Định tội danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. nhân dân, (4), (6). Lê Cảm (2004), “Lý luận Cấu thành tội phạm trong khoa học Luật hình sự”, Tạp chí Luật học, (2). Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Ngọc Chí (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Công an huyện Từ Liêm (2010), Báo cáo chuyên đề phòng chống tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ngô Huy Cương (2006), Cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội. Đặng Quang Dũng (2010), Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08/NQ – TW ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. Đinh Bích Hà (dịch và giới thiệu) (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, NXB Tư Pháp. Phạm Hồng Hải, (2009), “Cần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 về các nguyên tắc cơ bản và xác định tội phạm hóa, phi tội phạm hóa đáp ứng yêu cầu Cải cách tư pháp”, Tạp chí kiểm sát, (6). Trần Đình Hải (2012), Dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Hiền (dịch và giới thiệu) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hòa (2007), “Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong 20 năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (01). Nông Thị Liên Hương (2010), Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2007 - 2009), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 02/2003 ngày 17/4/2003 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006 ngày 12/5/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội. Trần Minh Hưởng (chủ biên, 2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Lao động, Hà Nội. Đặng Văn Phượng (2008), “Một số trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm trong tội Cướp tài sản”, Tạp chí Toà án nhân dân, (5). Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959, Hà Nội. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nội. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. Quốc hội (1998), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2007), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Lao động. Quốc hội (2012), Bộ luật dân sự năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Văn Quế - Chánh án Tòa Hình sự, TANDTC (2000), Bình luận khoa học BLHS phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Văn Quế - Chánh án Tòa Hình sự, TANDTC (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập II: Các tội xâm phạm sở hữu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Trịnh Quốc Toản – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam – Một số kiến nghị hoàn thiện”, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=3 84 Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/ TANDTC – VKSNDTC – BTP – BCA ngày 25/12/2001 hướng dấn áp dụng một số quy định tại chương XIV “ Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999, Hà Nội. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2008 - 2013), Báo cáo thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm các năm từ 2008 đến năm 2013, Hà Nội. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo kết quả công tác năm 2012 và nhiệm vụ công tác năm 2013 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (khóa XIV), Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Quốc triều hình luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, NXB Công an nhân dân. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Liên bang Nga, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Đỗ Kim Tuyến (2001), Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009), Hà Nội. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Hà Nội. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Mai, Nguyễn Sỹ Đại; Nguyễn Mai Bộ) (2007), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Viện khoa học pháp lý (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Thông báo số 73/TB – VKSNDTC – V3 ngày 20/4/2009, Thành phố Hồ Chí Minh. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Thông báo rút kinh nghiệm khi định tội cướp tài sản, số 507/TBRKN – VPT2 ngày 15/12/2011, Đà Nẵng. Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm (2012), Báo cáo thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự năm 2012, Hà Nội. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Thông báo rút kinh nghiệm số 229 ngày 51. 52. 53. 28/11/2012, Hà Nội. Trịnh Tiến Việt (2006), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghề Luật, (4). Võ Khánh Vinh (1986), “Về khái niệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản của công dân theo Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3). Tào Thị Hoàng Yến (1997), Đấu tranh phòng chống các tội cướp tài sản ở nước ta hiện nay, Luận án cao học Luật, Hà Nội. Website 54. http://thuvienphapluat.vn/archive/Phap-lenh/Phap-lenh-trung-tri-toi-xam--tai-san-riengcong-dan-1970-150-LCT-vb18982t14.aspx. 55. http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=2 5505 56. www. moj. gov.vn 57. www. Tks.edu.vn 58. www.lib.hlu.vn 59. www.lic.vnu.edu.vn 60. www.toaan.gov.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.