Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội

doc
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 32 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 238 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 9
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO HỒNG LIÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG - QUA THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ....................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi .... giờ ...., ngày ..... tháng ..... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM........................................................................8 1.1. Khái niệm môi trường và pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường............................................................................8 1.1.1. Khái niệm môi trường......................................................................8 1.1.2. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường..........11 1.1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường....14 1.1.4. Hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường................16 1.2. Khái niệm, hình thức và đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường............................................20 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường.....20 1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường. . .22 1.2.3. Đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường...27 1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường.........................................................39 1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường............................................................................39 1.3.2. Cơ chế phân định chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về phòng chống tội phạm môi trường ở trung ương và thành phố Hà Nội....................................................46 1.3.3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội...............53 1.3.4. Ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật của các cá nhân, tổ chức về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội...55 1.3.5. Chê độ kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội, xử lý nghiêm minh kịp thời, công bằng mọi hành vi phạm tội về môi trường.......59 1.3.6. Điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội...........................64 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........................................68 1 2.1. 2.1.1. 2.1.2 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.3. 2.4. 2.4.1. 2.4.2. 2.5. 2.5.1. 2.5.2. 2.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng ô nhiễm môi trường và tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội...............68 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở thành phố Hà Nội..................68 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội.....................70 Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường của các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội.....................................71 Hoạt động của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm môi trường............................................................................72 Hoạt động áp dụng pháp luật trong phòng, chống tội phạm môi trường của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền................76 Thực hiện quyền, nghĩa vụ phòng, chống tội phạm môi trường của các tổ chức và cộng đồng........................................................81 Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Hà Nội.....................82 Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý phòng ngừa tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội.......................................83 Xử lý phòng ngừa tội phạm môi trường.........................................83 Xử lý hình sự vi phạm về môi trường............................................87 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội......................................92 Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường.......................................................................92 Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội..........94 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. . .95 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY................................................98 3.1. Quan điểm cơ bản về thực hiện pháp luật về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường...........................98 3.2. Các giải pháp về thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội.........................................................99 KẾT LUẬN.............................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................106 2 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếng nói của thiên nhiên “hãy cứu lấy môi trường” đó là những “Siêu bão” hoành hành, càn quét và phá hủy để con người thấy. Vấn đề bảo vệ môi trường đã, đang trở nên vô cùng cấp thiết được các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường ngày càng diễn ra ở mức độ cao đang đặt con người vào những thảm hoạ của thiên nhiên có thể xảy ra như: Sự nóng lên của trái đất, lỗ hổng tầng ôzôn, tình trạng ngập lụt, lũ quét, hạn hán... Một thực tế không thể phủ nhận là môi trường ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề. Đang hứng chịu hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây nên theo dự báo COP 21 “Việt Nam có thể mất tới 50% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long do mực nước biển dâng tác hại của biến đổi khí hậu, năng suất Nông nghiệp giảm 60%”. Đặc biệt tình trạng con người không có ý thức, vì lợi ích kinh tế mà cố tình phá hủy môi trường cụ thể như: Mùa khô tháng 3,4/2016 ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ hiện tượng thiếu nước ngọt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt, gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi, sản xuất của người dân... và đặc biệt hơn nữa tháng 4/2016 dọc bờ biển từ Miền trung vào tới Quảng Nam, Đà Nẵng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt nguyên nhân do việc xả thải trực tiếp vào môi trường biển của công ty Formosa Hà Tĩnh, gây thiệt hại lớn đối với người dân vùng biển nói riêng và sản xuất thủy sản của cả nước nói chung (thống kê báo cáo thiệt hại do hạn hán,thiên tai tới: hơn 9.430 tỷ, hơn 2 triệu dân sinh sống thiếu nước ngọt, hơn 1 triệu dân chờ viện trợ lương thực của nhà nước); những hiện tượng như Thủy triều đỏ, Tảo nở hoa, “Siêu bão”,hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng.... đều là những biểu hiện của ô nhiễm môi trường đang diễn ra dẫn đến hệ quả của việc Biến đổi khí hậu. Thực tế trên nói với chúng ta, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu nhất thì chúng ta sẽ phải trả giá cho cho những tổn thất mà không chỉ thế hệ hiện tại phải gánh chịu mà cả thế hệ người Việt Nam trong tương lai cũng chung hậu quả của thế hệ trước gây ra. Biện pháp thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu, trong đó là những hoạt động đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của cộng đồng, quốc gia theo hướng đã định, mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, chống các hành vi xâm phạm môi trường là thiết thực, hữu ích nhất để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường là một lĩnh vực khá 4 rộng và trừu tượng, có liên hệ mật thiết với mọi mặt của đời sống xã hội, cho nên việc triển khai vào thực tiễn là việc làm rất khó khăn, cần diễn ra thường xuyên và lâu dài, nhưng trong hoạt động lại vướng rất nhiều bất cập “có nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi vi phạm pháp luật môi trường và tội phạm môi trường, những vấn đề bất cập các quy định của luật với thực tiễn, cách xác định, đánh giá hành vi vi phạm môi trường; chưa thống nhất tiêu chuẩn chung việc xác định mức ô nhiễm môi trường để chủ thể phải chịu trách nhiệm trong cấu thành tội phạm môi trường theo quy định pháp luật; trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể gây ô nhiễm trên thực tiễn”… Để hoạt động thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường thực sự đi vào cuộc sống là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên và có ý nghĩa to lớn trong xây dựng, thực hiện pháp luật nói chung, trong hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường nói riêng. Để mọi người nhận thức, tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành tuân thủ quy định pháp luật, sự áp dụng và thi hành của các chủ thể thực hiện pháp luật khách quan công bằng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về phòng ngừa tội phạm môi trường. Trong tình hình hiện nay. Do đó, học viên đã chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội” Làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội và trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ói riêng có rất nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm, giải quyết. Vì vậy đã giành được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu. Hiện nay, dưới những góc độ khác nhau đã có nhiều đề án, đề tài nghiên cứu sâu… Như giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các học viện, các trường đại học. Thứ nhất: Quan điển, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, phát triển bền vững đã trở thành nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước ta theo xu hướng CNH, HĐH. Nghị quyết của Bộ chính trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối. Chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm 5 phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Là cơ sở pháp lý hình thành các chính sách và chiến lược phát triển của đất nước giai đoạn mới như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đường lối chủ trương của Đảng được cụ thể hóa: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) bằng quan điểm phát triển trong Chiến lược trên được khẳng định: "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Mục tiêu tổng quát: là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thứ hai: Một số công trình nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường: "Lực lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường" của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an (6/2007); "Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp phòng, chống" do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân (2006) làm chủ nhiệm; Đề tài Khoa học "Tội phạm về môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do TS. Phạm Văn Lợi, phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003) làm chủ nhiệm. Những công trình nghiên cứu trên đã làm rõ những vấn đề rất quan trọng trên phương diện lý luận về thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường, nội dung quản lý hoạt động môi trường hiện nay, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường. Thứ ba, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học liên 6 quan đến vấn đề về phòng, chống tội phạm môi trường. Tổng quan lại, có thể thấy những công trình nghiên cứu trên đây đã góp phần làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của vấn đề trên nhiều phương diện. Các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý trên lĩnh vực môi trường ở nước ta hiện nay. Song, chưa có một công trình nào nghiên cứu về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. Luận văn sẽ kế thừa những thành quả của các nghiên cứu trên, làm cơ sở lý luận để giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài khi nghiên cứu thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường. Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội thời gian tới. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội (một số khái niệm cơ bản, nội dung và đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường; chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi phạm tội môi trường) Khảo sát đánh giá những thành tựu và hạn chế thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường; tìm ra nguyên nhân rút ra bài học trong việc quản lý môi trường. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, phòng chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống văn bản qui phạm pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường, vấn đề thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường hiện nay, đặc biệt luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng 7 của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường. Bám sát thực trạng, điều kiện tự nhiên, xã hội ở thành phố Hà Nội, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh điều tra tình hình thực tiễn để đánh giá đúng thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội, thực hiện mục tiêu đặt ra của đề tài. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường. Luận văn bước đầu đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trong thời gian tới. Hướng tới giải pháp chung trong công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trên cả nước. Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy; nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường; Kiểm soát tội phạm môi trường. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm và giải pháp về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM 1.1. Khái niệm môi trường và pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường 8 1.1.2. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.1.2.1. Khái niệm phòng, chống tội phạm môi trường Pháp luật phòng chống tội phạm môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, chống các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nhằm tạo ra môi trường trong lành, đảm bảo phát triển bền vững đất nước. 1.1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường 1.1.4. Hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường: * Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Hiến pháp đã quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường một nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội * Luật, Pháp lệnh Ở tầm Luật và Pháp lệnh; Việc phòng, chống tội phạm môi trường được quy định bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản có nội dung liên quan tới công tác bảo vệ môi trường; Phòng, chống tội phạm môi trường * Thành phố Hà Nội ban hành các văn bản: Các văn bản về triển khai công tác tổ chức các hình thức tuyên truyền giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị phổ biến, tài liệu tờ rơi để các chủ thể thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường nắm rõ nội dung, quy định của luật 1.2. Khái niệm, hình thức và đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường Thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường là quá trình hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các qui định của pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường, làm cho quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội môi trường đảm 9 bảo con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững (Các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân) bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội môi trường nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật môi trường đối với xã hội. 1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường Tuân thủ pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường: Là hình thức thực hiện pháp luật về phòng ngừa tội phạm môi trường và chống các hành vi phạm tội phạm môi trường mà các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật môi trường ngăn cấm Thi hành (Chấp hành pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường): Là hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường mà các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường đã qui định bằng những hành động tích cực. Bên cạnh những quy định mang tính ngăn cấm nhằm hạn chế những hành vi gây ô nhiễm môi trường, pháp luật còn có những quy định mang tính bắt buộc thể hiện những nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Sử dụng pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường: Là hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường trong đó các chủ thể pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường sử dụng các quyền chủ thể mà pháp luật môi trường đã cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường, chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Hình thức này khác với hình thức tuân thủ pháp luật luật, thi hành pháp luật vì đây là hình thực mà nhà nước, thông qua cơ quan của mình hoặc người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật thực hiện các quy định pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước Như vậy, thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội được thực hiện thông qua bốn hình thức: Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. 10 trong đó Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể thực hiện pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. 1.2.3. Đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.2.3.1.Đặc điểm chủ thể thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Môi trường. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, ngành): Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý môi trường thuộc lĩnh vực mình quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. - Quỹ bảo vệ môi trường: Tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. - Tổ chức, cá nhân thực hiện - Chủ thể quản lý nhà nước - Cảnh sát môi trường: Lực lượng chức năng chuyên trách thuộc Công an nhân dân Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm: Cục thuộc Bộ Công an; Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường: Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 1.2.3.2. Đặc điểm về nội dung thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường * Kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái, sự cố ô nhiễm môi trường “Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những hành động xấu đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Hành động kiểm soát phòng, chống tội phạm môi trường là tổng hợp các hành động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm hạn 11 chế tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa hành vi gây ô nhiêm môi trường. bằng các biện pháp mệnh lệnh - Hành chính, kinh tế, hình sự để hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả… * Kiểm soát ô nhiễm không khí “Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật”. Cơ quan quản lý nhà nước “Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời”. * Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Chương VI bảo vệ môi trường nước, đất và không khí tại mục I bảo vệ môi trường nước luật bảo vệ môi trường năm 2014. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường nước, đó là các quyền, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Buộc cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân trực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước * Đánh giá tác động môi trường (ĐMT) Điều 19 luật bảo vệ môi trường quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. “Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án tự mình hoặc tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm”. 1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường 1.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm 12 môi trường quốc gia Hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường đảm bảo chất lượng, tính hệ thống, đồng bộ, chế tài đảm bảo khách quan. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường đặt ra yêu cầu bứt thiết. Để đảm bảo chức năng pháp luật thì hệ thống pháp luật phải thống nhất, không chồng chéo, minh bạch. Để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì biện pháp chính Nhà nước phải thực hiện là việc tạo lập môi trường chính trị, xã hội thuận lợi, nâng cao trình độ pháp lý cho cán bộ quản lý về môi trường và các doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, xác lập đồng bộ cơ chế thực hiện pháp luật. Để pháp luật không có “Lỗ hổng”, pháp luật phát huy được hiệu quả, khả thi, hoạt động tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống là hình thức thiết thực, tổ chức thực hiện tốt, biến những quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường thành những hành vi, xử sự thực tế, hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Nếu không tổ chức thực hiện tốt thực hiện pháp luật thì ý chí nhà nước không đi vào đời sống thực tế, những quy sẽ không đạt hiệu quả. Do vậy, cần đảm bảo hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường chất lượng, hệ thống, đồng bộ, chế tài đảm bảo khách quan. 1.3.2. Cơ chế phân định chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về phòng chống tội phạm môi trường ở trung ương và thành phố Hà Nội Cơ quan nhà nước về phòng chống tội phạm môi trường cơ chế phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trung ương và thành phố Hà Nội đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường. 1.3.3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những điều kiện đảm bảo việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của lực lượng Cảnh sát môi trường càng phải nêu cao hơn nữa, đảm bảo xứng đáng là chiến sĩ của nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tội phạm. Tập trung điều tra, 13 khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm, nhất là tội xâm phạm môi trường... Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm môi trường của các cơ quan chuyên môn. 1.3.4. Ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật của các cá nhân, tổ chức về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội Biểu hiện bằng các hành vi (hành vi hành động, hành vi không hành động) thông qua các hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường của các chủ thể cá nhân, tổ chức ở thành phố Hà Nội trong hoạt động về phòng, chống tội phạm môi trường. 1.3.5. Chê độ kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội, xử lý nghiêm minh kịp thời, công bằng mọi hành vi phạm tội về môi trường 1.3.5.1. Chế độ kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội hành vi phạm tội về môi trường Chế độ kiểm tra, giám sát của nhà nước phát hiện kịp thời, từ đó có biện pháp ngăn chặn đúng lúc, đồng thời có các biện pháp răn đe, giáo dục, chấn chỉnh kịp thời; trên cơ ở đó, góp ý chuẩn bị xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động cuả các chủ thể có hành vi phạm tội môi trường không. Chế độ giám sát xã hội là các hoạt động giám sát rộng rãi, gồm nhiều thành phần tham gia, đó cũng chính là hoạt động dân chủ. Nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan quản lý về môi trường. Giám sát để phát hiện có hành vi tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động giám sát có quyền yêu cầu trả lời vấn đề.... làm sáng tỏ sự việc. 1.3.5.2. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công bằng mọi hành vi phạm tội môi trường Đảm bảo tính nghiêm minh, khách quan công cụ bảo vệ chính sách đường lối. Pháp luật phải nghiêm minh, công bằng không ai đứng trên pháp luật và ngoài vòng quy định của pháp luật. 1.3.6. Điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội 1.3.6.1. Đảm bảo sự tham gia của các nhà khoa học, nhân dân vào xây dựng và thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường Huy động sự tham gia của các nhà khoa học, nhân dân vào xây dựng và thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường là việc thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp 14 vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường 1.3.6.2. Cơ chế tài chính đảm bảo hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường Cơ chế tài chính để tổ chức triển khai hoạt động trong công tác phòng, chống tội phạm môi trường. Đảm bảo tài chính tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật phòng chống tội phạm môi trường. Đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm môi trường sử dụng Ngân sách nhà nước Trả lương, phụ cấp, khen thưởng, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm môi trường một cách chất lượng, hiệu quả. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội là việc quản lý, bảo vệ, ngăn chặn hạn chế hành vi vi phạm pháp luật môi trường, hướng con người sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế bảo đảm tiến bộ xã hội, đất nước phát triển bền vững, môi trường khu vực, toàn cầu được bảo vệ. Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội đòi hỏi thực hiện nhiều biện pháp nhằm mục đích hạn chế những tác động xấu tới môi trường, phát huy những yếu tố tích cực để thực hiện pháp luật môi trường đạt hiệu quả trong đời sống thực. Nắm bắt được cách thức, hình thức thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo thực hiện pháp luật phòng chống tội phạm môi trường trênthực tiễn ở thành phố Hà Nội. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng ô nhiễm môi trường và tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở thành phố Hà Nội 15 Diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người (năm 2015), Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Thành phố có nền kinh tế phát triển năng động, thu hút sức đầu tư lớn từ nước ngoài vào phát triển kinh tế thủ đô. Tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm nghiêm trọng, hiện Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á. 2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội * Thực trạng ô nhiễm môi trường Ô nhiễm nước hồ nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư đều không được xử lý theo đúng quy định. 2/25 cụm công nghiệp (Ngọc Hồi, Phùng Xá) có hệ thống xử lý nước thải, công nghiệp tập trung. Tổng lượng nước thải công nghiệp được xử lý mới chỉ đạt 20-30%, và tại các bệnh viện kiểm tra hệ thống xử lý nước thải 19/110, chiếm tỉ lệ 17,3 %. Việc xử lý nước thải của Hà Nội mới chỉ đạt 480.500m3/ngày đêm trên tổng số 800.000m3 thải ra một ngày đêm. Các bệnh viện (rác thải y tế), khu công nghiệp và làng nghề truyền thống những phế liệu, phụ phẩm trong sản xuất chưa xử lý triệt để là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí rất nghiêm trọng. Hiện nay chất lượng môi trường khí, nước và đất thành phố Hà Nội đều bị ô nhiễm nghiêm trọng biểu hiện đó là công tác vệ sinh môi trường, dịch vụ vận chuyển rác thải ở thành phố, những bãi rác thải sinh hoạt ô nhiễm trầm trọng. Hoạt động dịch vụ sử lý rác thải chưa đáp ứng được lượng xả thải của người dân vào môi trường. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường của các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội Các cấp, ngành có liên qua triển khai hướng dẫn chi tiết, phổ biến những quy định của pháp luật về môi trường tới các tổ chức, cá nhân thực hiện theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố theo định kỳ. Thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung bảo vệ môi trường đảm bảo quy định của pháp luật. Quán triệt triển khai thực hiện luật Bảo vệ môi trường, các khu đô thị nội thành, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và mỗi cá nhân thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường là cơ sở đánh giá hành vi tác động môi trường. 2.2.1. Hoạt động của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm môi trường Tổ chức hoạt động: thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi 16 trường trên thực tế nhiệm vụ đặt ra cụ thể: Nhà nước quản lý; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công trong hành động ngăn chặn không để phát sinh tội phạm môi trường; tuân thủ quy định pháp luật tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định pháp luật môi trường đi vào cuộc sống; phối hợp hoạt động của các chủ thể và cụ thể; dân chủ; khoa học và tiến bộ vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm môi trường: Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xác định ở hai mức độ khác nhau: Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn). Phòng ngừa chung: Là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục. Đây là quá trình toàn xã hội phải tham gia nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm môi trường. Các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm môi trường trên cơ sở chức năng nhiêm vụ của mình, kết hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục xây dựng kế hoạch, nội dung triển khai hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường xảy ra. Phát huy tiềm năng, thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng trong phòng, chống tội phạm môi trường. Phòng chống riêng: (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) là việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của ngành, lực lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích trong hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm môi trường. 2.2.2. Hoạt động áp dụng pháp luật trong phòng, chống tội phạm môi trường của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền Có chính sách hình sự và chiến lược phù hợp nhằm phòng ngừa có hiệu quả các tội phạm môi trường thì việc áp dụng pháp luật trong phòng, chống tội phạm môi trường của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo tính khách quan của pháp luật. Việc chủ động phòng ngừa là việc nên làm của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền thực thi pháp luật hiệu quả. Hoạt động áp dụng pháp luật trong phòng, chống tội phạm môi trường với các nội dung:  Công tác báo cáo hiện trạng môi trường, quan trắc môi trường  Công tác đánh giá tác động môi trường  Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường  Hợp tác quốc tế  Thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật trong phòng, chống tội 17 phạm môi trường của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền Các bộ ngành Các cơ quan chức năng chuyên môn Phòng cảnh sát môi trường công an thành phố Hà Nội Tổ chức nhiều lượt tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tại các quận, huyện và các khu công nghiệp, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường và tố giác, cung cấp thông tin các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đã góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân đối với tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường Tuyên truyền miệng; Tuyên truyền thông qua hình thức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc phát hành bản tin, tài liệu; Kẻ vẽ panô áppích; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các Cuộc Thi tìm hiểu pháp luật; Các cuộc thi tìm hiểu sâu rộng ở các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có nguy cơ vi phạm pháp luật môi trường Bảng 2.1: Thực trạng công tác tổ chức tuyên truyền thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường Phổ biến trực tiếp Số cuộc (Cuộc) (1) 2485 Số lượt người tham dự (Lượt người) (2) 402150 Số tài liệu được phát hành miễn phí (Bản) phát sóng chương trình phổ biến pháp luật môi trường trên đài truyền thanh (tin) Số cuộc thi (Cuộc) Số lượt người dự thi (Lượt người) Tổng số Tổng số (3) 5.628 (4) 168840 (5) 872900 (9) 134830 Thi tìm hiểu Pháp luật môi trường (Nguồn từ: Phòng cảnh sát môi trường công an thành phố Hà Nội) 2.2.3. Thực hiện quyền, nghĩa vụ phòng, chống tội phạm môi trường của các tổ chức và cộng đồng + Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn tham 18 gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm môi trường. Bằng hình thức tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm môi trường nâng cao ý thức cung chung tay bảo vệ môi trường “xanh”. Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm môi trường nói chung trong phạm vi địa phương, nội bộ hội của mình nói riêng. + Cộng đồng: Thực hiện quyền phòng, chống tội phạm môi trường của trong hoạt động xã hội hóa như tẩy chay sản phẩm xuất xứ từ các công ty có hành vi ô nhiễm môi. + Đối với cá nhân: Cần có ý thức, nhận thức về quyền được sống trong môi trường trong sạch, đồng thời với đó cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, gìn giữ môi trường đó không chỉ vì thế hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai. Cá nhân phải nêu cao trách nhiệm cung cấp thông tin và hành động thiết thực vì môi trường cộng đồng chung. Tuân thủ, chấp hành, thực hiện tốt quy định pháp luật môi trường. 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm môi trường của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Hà Nội Doanh nghiệp, tổ chức đã hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, chú ý khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Cụm công nghiệp có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung. Điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề từng bước được cải thiện, môi trường ngày càng tốt hơn. Hà Nội đang tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh ở cụm công nghiệp. + Công dân Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm môi trường nói riêng. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, luật tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa. Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm môi trường và thông báo cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm môi trường. 2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý phòng ngừa tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội 2.4.1. Xử lý phòng ngừa tội phạm môi trường Bảng 2.2: Thực trạng vi phạm môi trường Đơn vị tính: Vụ việc 19 Năm 2010 -2011 Loại vụ việc hành chính Dân sự Hình sự Tổng số 574 73 11 658 2011-2012 2012-2013 653 96 19 768 715 132 27 874 2013-2014 792 157 33 982 20142015 832 179 58 1069 (Nguồn từ: Phòng cảnh sát môi trường công an thành phố Hà Nội) Qua bảng thống kê cho thấy hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong những năm qua tăng liên tục qua các năm. Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường được nâng cao nhưng số lượng, cơ cấu các vụ vi phạm pháp luật môi trường ngày càng tăng trong vòng 05 năm tổng số vụ vi phạm pháp luật môi trường tăng từ: 658 vụ việc (năm 2010-2011) lên 1069 vụ việc (2014-2015) = 441 vụ việc tăng 1,63 lần so với năm trước; các hành v vi phạm pháp luật môi trường chủ yếu xử lý hành chính thể hiện: 574vụ việc (năm 2010-2011) so với tổng vụ việc năm 2010-2011 là 658 vụ việc chiếm 83,1% tổng số vụ việc xử lý vi phạm trong năm; tỷ lệ xử lý vi phạm pháp luật môi trường bằng chế tài hình sự chiếm tỷ lệ nhỏ = 1,67% tổng số vụ xử lý trong năm điều đó cho thấy việc truy cứ trách nhiệm hình sự các chủ thể vi phạm pháp luật hình sự rất hạn chế, cho nên tính răn đe của pháp luật không được phát huy. Hiệu quả thực hiện pháp luật môi trường không cao dẫn đến thực trạng công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường triển khai tốt mà hành vi phạm tội môi trường tăng lên cả số lượng và quy mô. * Thực trạng về xử lý phòng ngừa tội phạm ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hà Nội: Số vụ việc ô nhiễm môi trường nước xảy ra ngày càng nhiều tăng lên cả số lượng và quy mô làm chất lượng môi trường nước giảm mạnh. Bảng 2.2: Số vụ việc ô nhiễm môi trường nước Đơn vị tính: Vụ việc Năm Phạm Vi ô nhiễm Nước mặt Nước ngầm Tổng số 2010 -2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 175 60 235 197 76 273 20 235 92 327 275 178 453 374 198 572 (Nguồn từ: Phòng cảnh sát môi trường công an thành phố Hà Nội) * Thực trạng về xử lý phòng ngừa tội phạm ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hà Nội: Rất khó kiểm soát, công tác kiểm tra khí thải theo quy chuẩn chung không được tiến hành chính xác, quy trình tiến hành công tác kiểm soát còn hạn chế, phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm rất rộng vượt qua giới hạn địa giới hành chính địa phương, vùng lãnh thổ, có nghĩa là trong hầu hết các trường hợp, tổn hại gây ra không chỉ cho bầu khí quyển nơi có nguồn phát thải mà còn xa hơn rất nhiều gây hậu quả nghiêm trọng cho những vùng, lãnh thổ, quốc gia láng giềng, thậm chí cho cả thế giới. Thực tế chưa có vụ việc khởi tố tội phạm môi trường vì có hành vi xả khí thải vào môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. 2.4.2. Xử lý hình sự vi phạm về môi trường Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, mỗi năm toàn lực lượng phát hiện khoảng gần nghìn vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc xử lý hình sự chỉ ở hơn trăm, thậm chí có năm chỉ chục vụ vi phạm. Cụ thể: (số vụ/năm) xử lý hình sự tội phạm môi trường: (2010 -2011) =11vụ; (2011-2012) =19 vụ; (2012-2013) =27 vụ; (2013-2014) =33 vụ; (2014-2015) =58 vụ 2.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội 2.5.1. Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường * Việc triển khai thực hiện Đây là “lỗ hổng” chưa thống nhất giải quyết khắc phục lấp được “lỗ hổng” các cơ quan tố tụng rất khó, hoặc nói là không thể khởi tố hình sự và định tội chủ thể phạm tội môi trường. Nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường; Nội dung và sự thay đổi của luật bảo vệ môi trường năm 2014 so với luật bảo vệ môi trường năm 2005 có thay đổi song sau khi triển khai thực hiện các chủ thể còn ít tìm hiểu. Thực hiện thụ động, chưa chủ động hành động nên việc triển khai thực hiện chỉ là hình thức. * Công tác đánh giá tác động môi trường Do chưa nhận thức, hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật môi trường cũng như thống nhất, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Thực tiễn cơ chế đảm bảo quy định của pháp luật chưa được áp dụng nghiêm. * Việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải của các doanh nghiệp và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Hệ thống nước thải đã được thiết kế, phê duyệt nhưng chưa được xây 21 dựng hoặc xây dựng chỉ ở hình thức chống đối. Việc thu gom, tập trung rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp vẫn chưa đảm bảo triệt để. 2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thứ nhất: Các cơ quan chức năng chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về công tác bảo vệ môi trường - Thứ hai: Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn còn tồn tại một số văn bản, một số quy định chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, vừa thiếu, vừa lạc hậu, vừa chồng chéo. - Thứ ba: Các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường. - Thứ tư: Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường mới thành lập năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn, hiệu quả công tác điều tra, kiểm tra, xử lý còn nhiều hạn chế. - Thứ năm, Kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phục vụ việc học tập, tích lũy kinh nghiệm trong việc tổ chức các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn. 2.6. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội Một là, phải đảm bảo lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố đối với việc thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường. Hai là, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xử lý môi trường thành phố Ba là, xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác môi trường, có năng lực quản lý môi trường, trình độ chuyên môn Bốn là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp, công dân về pháp luật môi trường, về quyền và trách nhiệm nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với môi trường. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường đại được những kết quả nhất định. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh tế đã có ý thức hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các cơ quan quản lý nhà nước đã phát huy được vai trò trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi phạm tội môi trường 22 theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời trạng thực hiện pháp luật về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội cũng đang phản ánh vấn đề thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế đó là áp dụng pháp luật của chủ thể được trao quyền cùng với những nguyên nhân đã được phân tích khách quan, toàn diện, tình trạng phạm tội môi trường xu hướng tăng lên cả ở số lượng, quy mô.Việc xác định những nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường à cơ sở để đề ra những giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Quan điểm cơ bản về thực hiện pháp luật về thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường Phòng, chống tội phạm môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng. Nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Phòng, chống tội phạm môi trường hoạt động Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt. Huy động nguồn lực xã hội, động viên được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.Tăng cường công tác kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật môi trường. đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm lĩnh vực môi trường. Công tác phòng ngừa xã hội “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm” triển khai sâu rộng, ngăn ngừa tội phạm ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp, phát hiện, điều tra, xử lý Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường. Sử 23 dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang để phòng, chống tội phạm môi trường. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh. Coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ cơ sở. Đảm bảo quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường. Đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong thực hiện pháp luật môi trường. Điều tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội môi trường, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường. Xây dựng các Chương trình và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tội phạm môi trường 3.2. Các giải pháp về thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường. Xây dựng đường lối, chính sách của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm môi trường sát thực tiễn, thống nhất quan điểm chỉ đạo, đồng bộ, thống nhất phương thức thực hiện. Hai là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường: thống nhất, đầy đủ, có tính khả thi, tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ba là, Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trên lĩnh vực môi trường của người dân thành phố. Bốn là, Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm môi trường. Năm là, Thực hiện nghiêm minh, phát huy vai trò công tác tư pháp trong lĩnh vực môi trường. Sáu là, Nâng cao năng lực cán bộ chiến sĩ cảnh sát môi trường Bảy là, Tăng cường lực lượng cảnh sát môi trường làm công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tám là: Tăng cường, ưu tiên đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường. Chín là, Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố. Mười là, Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhất là ở cấp cơ sở kiện toàn và tăng cường lực lượng thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các cấp cơ sở, địa phương. Mười một, Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nghiên cứu, 24 trao đổi, ứng dụng khoa học - công nghệ, trang thiết bị nghiệp vụ trong việc phát hiện tội phạm môi trường. KẾT LUẬN Môi trường là bức tranh phản ánh hiện thực đời sống xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì cuộc sống con người, thế hệ hiện tại và tương lai. Nhất là trong năm nay, những bức sức của nạn ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Do vậy, môi trường luôn nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Với nhiều cố gắng nỗ lực, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cụ thể. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và ý thức trách nhiệm của người dân cũng như của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môi trường cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước bền vững. Do quá trình phát triển kinh tế xã hội tác động lên môi trường, dẫn đến chất lượng môi trường hiện nay đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các độ thị, làng nghề. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật hình sự lĩnh vực môi trường nói riêng để phù hợp với diễn biễn vi phạm pháp luật về môi trường là một nhiệm vụ phải được coi trọng và nhận được sự quan tâm hơn nữa trong công tác Lập pháp - Hành pháp Tư pháp, thực hiện giám sát xã hội thường xuyên. Đưa ra chính sách, tổ chức, thể chế và quản lý phù hợp thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thực hiện háp luật phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các tội phạm về môi trường nói riêng. Việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn của việc thực hiện phòng, chống tội phạm môi trường ở thành phố Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các tội phạm về môi trường là một yêu cầu khách quan. Đề tài tập trung làm từ những nội dung thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm về môi trường; đánh giá thực trạng môi trường và tội phạm môi trường trong thời gian qua, để tìm ra nguyên nhân điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm môi trường; dự báo tình hình của tội phạm môi trường để đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý có hiệu quả tội phạm môi trường, để từng bước duy 25 trì và nâng cao chất lượng môi trường sống. Do giới hạn của việc nghiên cứu luận văn thạc sỹ, cùng với những hạn chế nhất định về kiến thức môi trường và pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường. Mặc dù, bản thân có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu. Do vậy, rất mong muốn được các thầy, cô, các chuyên gia và cán bộ thực tiễn góp ý để đề tài được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. 26
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.