Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004 34 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004 577 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004 7
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 34 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi khoa LuËt ----------- vò thÞ NguyÖt THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2004 LuËn v¨n th¹c sü LuËt häc Chuyªn ngµnh: LuËt D©n sù M· sè: 60.38.30 Người hướng dÉn khoa häc: Hµ néi 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sự tham gia quan hệ xã hội của các con người ngày càng nhiều. Khi tham gia quan hệ xã hội, xung đột, tranh chấp về lợi ích giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời, qua đó nhằm thúc đẩy quan hệ xã hội phát triển. Khi có xung đột, tranh chấp về lợi ích, để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ thể có thể lựa chọn nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp như hòa giải, thương lượng, trọng tài, khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Mỗi một phương pháp giải quyết tranh chấp, có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp nào, phụ thuộc vào từng quan hệ, chủ thể và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, là phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các phương pháp giải quyết tranh chấp. Luật tố tụng dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án. Là luật giải quyết những tranh chấp phát sinh từ nhiều ngành luật nội dung khác nhau như: Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật thương mại, Luật lao động … Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 ra đời đã hợp nhất ba thủ tục tố tụng đó là tổ tụng dân sự, tố tụng kinh tế và tố tụng lao động. BLTTDS quy định những nguyên tắc của tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự đến thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ tư pháp … trong đó có những quy định về thụ lý vụ án. Chế định thụ lý vụ án dân sự (VADS) nói chung và chế 2 định thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện nói riêng có vị trí quan trọng trong tố tụng dân sự; bởi lẽ, đây là cơ sở pháp lý để Tòa án thực hiện những hành vi pháp lý tiếp theo, để giải quyết VADS khi có yêu cầu. Ngày nay, cùng với công cuộc cải cách tư pháp với việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện thì những quy định về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện càng có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng dân sự. Sau sáu năm áp dụng, về cơ bản những quy định của BLTTDS nói chung và quy định về việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện nói riêng, đã đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, so với những ngành luật khác, Luật tố tụng dân sự là một ngành luật còn khá non trẻ, trong khi các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi một cách nhanh chóng, nên sau một thời gian ngắn áp dụng BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trong đó, có những quy định về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện như: nhận đơn khởi kiện, thời hạn thông báo thụ lý vụ án … Những bất cập, hạn chế này, không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn gây khó khăn cho Tòa án và cơ quan khác trong việc giải quyết VADS. Theo tinh thần của Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó Tòa án giữ vị trí trung tâm của quá trình cải cách và xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp. Quốc hội đã giao cho Tòa án nhân dân tối cao chủ trì dự thảo, lấy ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung những quy định của 3 BLTTDS năm 2004. Mặc dù, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi một số điều của BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, về cơ bản những quy định về thụ lý VADS vẫn giữ nguyên. Để góp phần hoàn thiện những quy định về thụ lý VADS tại Tòa án Tòa án cấp huyện trong BLTTDS thì việc nghiên cứu tìm ra những điểm bất cập của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện là việc làm cần thiết. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, những quy định của BLTTDS về việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện cũng như thực tiễn áp dụng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa không chỉ trong khoa học mà cả trong thực tiễn áp dụng. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành, những kiến nghị của luận văn góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện những quy định của BLTTDS về thụ lý VADS. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của BLTTDS năm 2004” làm luận văn thạc sỹ luật học. 2. Thực trạng nghiên cứu pháp luật về thụ lý vụ án dân sự tại Việt Nam Đây là đề tài không mới, nên đã được nghiên cứu, đề cập ở một số công trình với nhiều hình thức và mức độ khác nhau trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bài viết được đăng trên những tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát nhân dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Luật học như “Một số ý kiến về thụ lý vụ án dân sự” của tác giả Lê Chí Công đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 11-1998; Luận án Thạc sỹ luật học “Thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng Việt Nam” của tác giả Đoàn Đức Lương, Tham luận 4 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án địa phương tại các Hội nghị tổng kết ngành Tòa án án nhân dân hàng năm và các tham luận phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 … Tuy nhiên, những bài viết, công trình mới chỉ đề cập một cách khái quát hoặc nêu ra một số vướng mắc trong quá trình thụ lý VADS của những Thẩm phán, cán bộ Tòa án. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những quy định của BLTTDS năm 2004 về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài “Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của BLTTDS năm 2004” nhằm những mục tiêu sau đây: - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận của thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện như: khái niệm và đặc điểm của VADS, thụ lý VADS, vai trò, ý nghĩa của việc thụ lý VADS trong việc giải quyết VADS; sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định thụ lý VADS trong các thời kỳ. - Phận tích, đánh giá những quy định của BLTTDS năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS được Quốc hội thông qua ngày 29-3-2011 và những văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) về hướng dẫn những quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện cũng như thực tiễn áp dụng. - Phân tích việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện tại một số tỉnh qua số liệu do TANDTC cung cấp. - Trên cơ sở phân tích, so sánh, tác giả nêu ra được những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, bất 5 cập của BLTTDS năm 2004 từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. 4. Phạm vi nghiên cứu Thụ lý vụ VADS có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, là cơ sở pháp lý để Tòa án tiến hành các hành vi tố tụng tiếp theo, trong việc giải quyết VADS. Trong khuôn khổ và phạm vi của luận văn thạc sỹ luật học, tác giả không đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết toàn bộ những quy định của BLTTDS về thụ lý vụ việc dân sự. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTDS về việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê hoạt động thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện với việc thụ lý của Tòa án cấp tỉnh và với việc dân sự khác. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như so sánh, lịch sử, logic, hệ thống, phân tích, tổng hợp … 6. Những kết quả đạt được của luận văn Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện những quy định của BLTTDS cũng như những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. Qua việc nghiên cứu, tác giả đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện những quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. Những đóng góp của luận văn không chỉ giúp 6 cho việc hoàn thiện những quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện mà còn trong nghiên cứu khoa học, những kiến nghị, đề xuất của luận văn là cơ sở quan trọng để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn những quy định của BLTTDS. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thụ lý VADS. Chương 2. Một số quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. Chương 3. Thực tiễn áp dụng BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện và phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ Mục tiêu của chương này nhằm khái quát một số vấn đề lý luận về thụ lý VADS tranh chấp dân sự, vụ án dân sự, khởi kiện vụ án dân sự, sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. Những nghiên cứu của chương này là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra các kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. 1.1. Khái niệm tranh chấp dân sự, vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp dân sự Tranh chấp dân sự là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, nó ra đời, tồn tại và biến đổi cùng với sự phát triển 7 của xã hội. Trong xã hội có phát sinh tranh chấp thì tất yếu sẽ phải có cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp là đòi hỏi tất yếu của một xã hội. Nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra giải quyết tranh chấp thì những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội không thể giải quyết. Qua việc nghiên cứu tranh chấp dân sự chúng tôi thấy tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp) có những đặc điểm sau đây: Một là, tranh chấp dân sự là tranh chấp phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phát sinh từ quan hệ do pháp luật dân sự điều chỉnh. Hai là, tranh chấp dân sự là tranh chấp có chủ thể là chủ thể của luật dân sự. Theo quy định của BLDS năm 2005 chủ thể của luật dân sự là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Ba là, tranh chấp dân sự thường có giá trị không lớn. Ngày nay, có những tranh chấp dân sự có giá trị tương đối lớn như nhà đất, hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, mục đích và căn cứ phát sinh khác nhau, nên thông thường tài sản trong tranh chấp dân sự thường có giá trị nhỏ hơn so với tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.Bốn là, một số tranh chấp dân sự có thể chỉ là tranh chấp phát sinh từ quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản. 1.1.2. Khái niệm vụ án dân sự Trong BLTTDS năm 2004 không đưa ra khái niệm VADS. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý để nghiên cứu một vấn đề nào đó cần đưa ra khái niệm khoa học. Khái niệm VADS được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. VADS là tranh chấp giữa các đương sự về quyền và nghĩa vụ, phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn 8 nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, do người có quyền khởi kiện và được Tòa án thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Như vậy, VADS theo định nghĩa trên là VADS theo nghĩa rộng. Thụ lý VADS trong phạm vi đề tài này là những vụ án phát sinh từ quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp đó là những tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình. Qua việc nghiên cứu khái niệm VADS, chúng tôi thấy VADS có những đặc điểm sau: Thứ nhất, VADS là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh từ quan hệ pháp luật nội dung. Do đó, nó chịu sự điều chỉnh của pháp luật nội dung. Thứ hai, VADS phát sinh từ quan hệ nội dung nên rất đa dạng về số lượng loại tranh chấp. Thứ ba, để trở thành VADS thì tranh chấp, xung đột phải được luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Hay nói cách khác tranh chấp, xung đột phải do pháp luật tố tụng điều chỉnh. Thứ tư, VADS là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai hay nhiều đương sự. Bên khởi kiện và bên bị kiện. Do đó, trong VADS có thể xác định được tư cách của các bên đương sự đó là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 1.1.3. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự Ở nước ta, các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và các đạo luật ghi nhận và bảo vệ, trong đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi bị chủ thể khác xâm phạm. Có thể nói, quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự trong xã hội là một trong những quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận. Tranh chấp dân sự phát sinh từ quan hệ dân sự và 9 được điều chỉnh bằng luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Do đó, về nguyên tắc chỉ những cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích bị xâm phạm thì mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ. Tuy nhiên, trong xã hội có những đối tượng, do những điều kiện đặc biệt mà không thể hoặc khó có khả năng thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng. quyền khởi kiện VADS. Quyền khởi kiện VADS là quyền tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi có tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước. 1.1.4. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự Thụ lý VADS là giai đoạn đầu tiên của quá trình giải quyết VADS của Tòa án. Thực chất của việc thụ lý vụ án là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện. Với việc chấp nhận đơn khởi kiện và vào sổ, không chỉ là căn cứ pháp lý để Tòa án tiến hành giải quyết vụ án mà còn là hình thức xác định trách nhiệm của các cơ quan khác trong việc tham gia giải quyết VADS. Thụ lý vụ án là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Thụ lý VADS là việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý để giải quyết VADS theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án cấp huyện 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.