Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư 32 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư 486 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư 56
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ ANH ĐỨC PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2009 Công trình được hoàn thành tại: KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Giang Thu Phản biện 1:......................................................................................................... Phản biện 2: ........................................................................................................ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi: ………….. giờ ……….. ngày ……….. tháng……… năm…….. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................ 01 Mục lục ................................................................................................................... 02 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .................................................................. 03 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 04 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........................ 08 1.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ................................................................................................................................. 08 1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán với việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư .................................................... 30 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẠT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NĐT ................................ 46 2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh môi giới của Công ty chứng khoán với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư .................... 46 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán và vấn đề bảo vệ nhà đầu tư .................................................... 60 2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động tự doanh trong mối quan hệ với việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư ..................................................... 63 2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư ......................................... 66 2.5. Xử lý hành vi phạm của Công ty chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư ................................................................................................... 67 2.6. Phá sản Công ty chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư ....................................................................................................................................... 71 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCK ĐỂ BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NĐT ............................................................................................................... 76 3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư .............................................. 76 3.2. Giải pháp hoàn thiện cụ thể ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 98 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Mới chỉ ra đời chưa đầy 9 năm, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp nói riêng, cho thị trường vốn nói chung. Nửa cuối năm 2006, đầu năm 2007, TTCK đã có bước phát triển nhảy vọt, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các thiết chế trung gian trên thị trường, trong đó có các CTCK. CTCK ra đời đã kịp thời đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của thị trường, gia tăng tính minh bạch, bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiện, sự ra đời ồ ạt của hàng loạt các CTCK cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các công ty này và lợi ích của các NĐT tham gia thị trường. Hệ quả đưa lại sau khoảng thời gian “chạy đua” xin cấp giấy phép thành lập CTCK là tình trạng các công ty này phải “vật lộn” trước bài toán duy trì hoạt động trước áp lực cạnh tranh giữa các CTCK với nhau, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường tài chính thế giới và trong nước đang có những biến cố bất lợi. Mặt khác, do có những lợi thế nhất định nên dễ dẫn đến khả năng CTCK xâm phạm đến quyền lợi của khách hàng (NĐT).Vì vậy, tác giả chọn đề tài nêu trên để triển khai nghiên cứu vì những lý do sau: Một là, mặc dù Luật CK và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định khá cụ thể về trách nhiệm của CTCK khi tiến hành thành lập, hoạt động kinh doanh nhưng sau một khoảng thời gian áp dụng, những quy định này đã bộc lộ những lỗ hổng lớn có khả năng gây phương hại đến các chủ thể khách cùng tham gia thị trường trong đó có các NĐT – là chủ thể chính quyết định sự tồn tại, ổn định và phát triển của thị trường; Hai là, pháp luật dường như mới chỉ tính đến tình huống CTCK thành lập mà chưa có những dự liệu cần thiết cho tình huống các công ty này lâm vào tình trạng giải thể, phá sản. Đặc thù hoạt động của CTCK là có khả năng ảnh hưởng, tác động đến nhiều chủ thể khác nhau. Hoạt động kinh doanh CK của CTCK là hoạt động kinhh doanh có điều kiện. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ với CTCK rất khó xác định. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào các quy định của luật phá sản doanh nghiệp sẽ không thể xử lý thấu đáo và đôi khi không tìm ra giải pháp hợp lý, tối ưu các vấn đề pháp lý phát sinh; Ba là, trong mối tương quan với khách hàng, CTCK là chủ thể có nhiều ưu thế hơn trong quá trình đầu tư. CTCK không chỉ có thế mạnh, khả năng về năng lực tài chính mà còn có lợi thế lớn về nhân lực và kỹ thuật. Trong khi đó, trong những trường hợp nhất định, CTCK và khách hàng đều là những NĐT có mục tiêu hướng tới là lợi nhuận. Trên TTCK tập trung, tất cả các lệnh của khách hàng phải thực hiện thông qua CTCK, do vậy, rất dễ dẫn đến khả năng xung đột lợi ích giữa hai chủ thể này. Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của CTCK trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT sẽ góp phần đóng góp ý kiến, đề xuất cho các nhà làm luật hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh có hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK nhằm đem lại sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường và bảo vệ tối ưu quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NĐT. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài Qua tra cứu cho thấy, ở nước ta, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo và tạp chí đề cập đến khía cạnh pháp lý của hai chủ thể: CTCK và NĐT. Các công trình này đã đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của CTCK và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT. Tuy nhiên, một số công trình được nghiên cứu vào thời điểm những năm trước khi Luật CK được ban hành nên chưa giải quyết được các vấn đề pháp lý cơ bản đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, hầu hết các công trình này mới chỉ nghiên cứu một cách độc lập vấn đề cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động và các vấn đề khác của CTCK mà chưa đề cập và giải quyết mối tương qua giữa hoạt động kinh doanh của CTCK với việc đảm bảo quyền lợi của NĐT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý điều chỉnh các nội dung hoạt động kinh doanhh của CTCK trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ ra những vấn đề pháp lý chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, đồng thời, đánh giá thực trạng và những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về CTCK nói riêng, TTCK nói chung, góp phần củng cố, cải thiện tính minh bạch, ổn định của thị trường và lợi ích của các bên khi tham gia TTCK. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Trên thực tế, CTCK và NĐT có thể tham gia vào các loại TTCK, kể cả TTCK chính thức và TTCK phi chính chính thức, TTCK tập trung và TTCK phi tập trung. Theo đó, mối quan hệ giữa NĐT và CTCK cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các khía cạnh pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của CTCK trên TTCK tập trung trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu và khái quát những nội dung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của CTCK và những quy định pháp lý ghi nhận, bảo vệ quyền lợi của NĐT; thống kê, khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số CTCK và thực tiễn tham gia giao dịch của NĐT trên thị trường. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh quy phạm pháp luật nước ngoài có cùng đối tượng và lĩnh vực điều chỉnh để vận dụng những điểm tích cực phù hợp với thực tế của TTCK Việt Nam. 6. Dự kiến kế hoạch thực hiện Bước 1: Nghiên cứu các vấn đề pháp lý chung về bảo vệ quyền lợi của NĐT và hoạt động kinh doanh của CTCK; Bước 2: Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh doanh của C TCK trong mối tương quan với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT; Bước 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để hài hòa lợi ích của CTCK và NĐT. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm ba chương. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 1.1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT xuất phát từ chính vai trò của họ trên TTCK và vì những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi tham gia thị trường. 1.1.1.1. Vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mặc dù có rất nhiều chủ thể tham gia trên TTCK nhưng NĐT CK là lực lượng giữ vai trò trung tâm, tạo nên và quyết định sự phát triển bền vững của thị trường. Đối với Nhà nước: thông qua hoạt động đầu tư CK của NĐT, Nhà nước có thể điều tiết, định hướng việc sử dụng các nguồn vốn trong xã hội, giảm bớt lượng tiền dư đọng trong dân, điều hòa quan hệ cung – cầu hàng hóa quá đó kiểm soát được lạm phát Đối với tổ chức phát hành: Với việc sử dụng CK làm công cụ để huy động vốn, đã giúp doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào thị trường vốn, chủ động trong việc tìm kiếm và huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng luôn có ý thức hoạt động và quản trị công ty theo hướng minh bạch, khoa học và hiệu quả hơn. Trong đó, kết quả của phương thức huy động vốn thông qua TTCK có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ quan tâm, đánh giá và đầu của NĐT. Mặt khác, thông qua NĐT, uy tín, hình ảnh, thương hiệu quả doanh nghiệp cũng được đông đảo công chúng biết đến. Đối với các thiết chế trung gian như CTCK, CTQLQ thì NĐT chính là những người sử dụng dịch vụ do các chủ thể này cung cấp nên hoạt động của NĐT ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các chủ thể này. 1.1.1.2. Những rủi ro của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán Đầu tư CK là hoạt động tiềm ẩn khả năng rủi ro rất cao. Các loại rủi ro mà NĐT có thể gặp phải là: rủi ro từ chính đặc thù của hàng hóa là CK, rủi ro thị trường, rủi ro thông tin, rủi ro về giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật và rủi ro thanh toán. 1.1.2. Khung pháp lý điều chỉnh vấn đề quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán “Bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT” là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động CK và TTCK. Đây vừa là nguyên tắc của hoạt động CK và TTCK vừa là mục đích của pháp luật CK. Mặc dù cách thể hiện nguyên tắc này trong pháp luật các nước là không giống nhau nhưng nhìn chung pháp luật của hầu hết các nước đều ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT. 1.1.2.1. Yêu cầu của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư Xuất phát từ những rủi ro và xung đột lợi ích mà NĐT có thể phải gánh chịu trong quá trình đầu tư, pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên TTCK cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, pháp luật cần xác lập một cơ chế hữu hiệu bảo đảm tính công khai, minh bạch của TTCK nói chung nhằm hạn chế rủi ro về mặt thông tin cũng như các rủi ro thị trường có thể xảy ra đối với NĐT CK Thứ hai, pháp luật cần quy định những tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trên TTCK, hạn chế rủi ro cho các NĐT khi tham gia thị trường Thứ ba, pháp luật cần có những quy định điều chỉnh chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ trên TTCK như các CTCK, CTQLQ, công ty kiểm toán và những người hành nghề kinh doanh CK Thứ tư, pháp luật cần có quy định về tổ chức, quản lý giao dịch trên TTCK đảm bảo các giao dịch được diễn ra có tổ chức, chặt chẽ, an toàn, hiệu quả, bảo đảm tính thanh khoản cho các loại CK Thứ năm, pháp luật cần có những quy định đảm bảo cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên TTCK liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT một cách hữu hiệu Thứ sáu, pháp luật cần quy định cơ chế bảo đảm ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật, làm phương hại đến quyền và lợi ích của các NĐT khi tham gia thị trường. Trên cơ sở các yêu cầu trên, pháp luật cần quy định rõ nội dung pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên TTCK. 1.1.2.2. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.