Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam 25 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam 490 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam 1
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THANH THỦY PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG Phản biện 1: ………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………,. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi: …. giờ … ngày … tháng… năm…. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tƣ liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. ii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 6 1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại ............................................................................. 6 1.1.1 Khái niệm chất thải nguy hại................................................................................ 6 1.1.2 Sự cần thiết quản lý chất thải nguy hại ................................................................ 9 1.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp................. 11 1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp .......................................................................................................................... 11 1.2.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp .................. 15 1.2.3. Nội dung pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN............................... 15 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN 17 1.2.5. Khái quát quá trình hình thành pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong KCN ........................................................................................................................... 18 1.2.6. Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quản lý chất thải nguy hại ....................................................................................................................... 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ....................... 22 2.1. Thực trạng và trách nhiệm các bên trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp tại Việt Nam .......................................... 22 2.1.1 Kết quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại ................................. 22 2.1.2 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ............................................................... 27 2.2. Khái quát hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ........................................................................................... 35 2.3 Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam . 41 1 2.3.1 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam .......................................... 41 2.3.2 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam............. 46 2.3.3Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại ........................................................... 51 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ......................................... 58 3.1 Định hướng hoàn thiện .......................................................................................... 58 3.2 Kiến nghị hoàn thiện ............................................................................................. 61 3.3 Giải pháp hoàn thiện.............................................................................................. 64 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 64 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ................................................ 68 3.3.3 Giải pháp bổ trợ khác ......................................................................................... 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn các loại chất thải, trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại và đặc biệt là chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ quy mô nhỏ đến ảnh hưởng quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khỏe, đời sống con người và chất lượng môi trường chung. Trước những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp luôn là đề tài nóng trong những nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Trong bối cảnh Luật bảo vệ môi trường năm 2014 mới có hiệu lực thi hành, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam”, đề tài này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lựa chọn đề tài này là tiếp tục nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây của các học viên, bên cạnh đó cũng làm sáng tỏ một số vấn đề đó là: - Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. - Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam cho phù hợp với thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. 3 Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam cũng như thực trạng thực thi pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp, cụ thể là các vấn đề về cấp sổ chủ nguồn thải; thẩm định năng lực vận chuyển, xử lý CTNH… - Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, tôi đã dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế - xã hội và các nội dung khác có liên quan. Đồng thời dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp. Trong những trường hợp cụ thể sử dụng các phương pháp cụ thể: lịch sử cụ thể; phân tích tổng hợp các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý CTNH tại KCN. Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phương pháp so sánh với kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong công tác quản lý CTNH tại KCN để đưa ra những giải pháp phù hợp cho Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp hiện hành của Việt Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng của pháp luật đối với lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam , từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn bổ sung về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. 4 - Đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp trong thời gian qua. - Đề xuất phương án và giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp. Chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại 1.1.1 Khái niệm chất thải nguy hại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm chất thải nguy hại được rút gọn tại Khoản 13 Điều 3 như sau: “13. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.” Qua định nghĩa trên cho thấy đặc tính của chất thải nguy hại cũng như tác hại nguy hiểm của các chất thải này đối với con người. 1.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp 1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp Khái niệm khu công nghiệp gắn liền với quá trình mở cửa kinh tế của Việt Nam. Theo điều 2 - Quy chế Khu công nghiệp được Chính phủ thông qua theo Nghị định số 192-CP ngày 28/12/1994 định nghĩa: “Khu công nghiệp quy định trong Quy chế này là Khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 định nghĩa: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Như vậy, có thể ghi nhận, khu công nghiệp là một khu vực địa lý có ranh giới cụ thể, mà ở đó các doanh nghiệp được tập trung lại theo một quy hoạch hoàn chỉnh để chuyên sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ghi nhận “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Theo đó, nội dung quản lý chất thải nguy hại phải là một 6 phần trong tổng thể quy hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể nhấn mạnh các nội dung như: (1) Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải; (2) Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn; (3) Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; (4) Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý; (5) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại… 1.2.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp Về lý luận, pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Khái niệm pháp luật được thể hiện rõ nét hơn bởi các khái niệm liên quan mà cốt lõi nhất là các quy phạm pháp luật. Theo đó, Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội. Như vậy, pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp là những quy phạm được phân loại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận nhằm điều chỉnh nội dung và trình tự trong quy trình quản lý chất thải nguy hại với giới hạn điều chỉnh là phạm vi giới hạn các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được coi là một bước quan trọng hoàn thiện pháp luật về hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, Luật đã bổ sung các quy phạm pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này như: bổ sung quy định mọi loại chất thải phải được quản lý từ khi phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động giảm thiểu phát thải, tái chế, tái sử dụng chất thải được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước; quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải; để khắc phục những mặt trái trong quản lý chất thải nguy hại trong thời gian vừa qua, Luật đã đưa ra 6 nguyên tắc trong quản lý chất thải nguy hại; quy định bổ sung các điều kiện hành nghề xử lý chất thải nguy hại… 7 1.2.3. Nội dung pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN Về quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 hiện nay đã quy định việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với các chủ nguồn thải CTNH thông qua sổ đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/TP trực thuộc trung ương. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải được thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh CTNH. Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ. Về quản lý với tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển CTNH chỉ được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Để được cấp giấy phép này, đơn vị phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Đồng thời, địa điểm của cơ sở phải nằm trong quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên phê duyệt. Về quản lý với chủ xử lý CTNH Chủ xử lý CTNH trước hết phải có Giấy phép xử lý CTNH đồng thời ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH. Hiện nay, quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 yêu cầu các chủ xử lý CTNH phải áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tương tự như các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH, thì hoạt động của chủ xử lý CTNH cũng yêu cầu lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ CTNH và các hồ sơ liên quan, Ngoài ra, còn cần thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN Yếu tố năng lực tài chính Việc đầu tư hệ thống xử lý CTNH hiện nay tốn kém chi phí rất lớn, đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi năng lực tài chính có hạn. Mặc dù, chi phí này là chi phí ban đầu và sẽ giúp Doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất thải, có 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.